Việt Nam tích cực tham gia Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 6
Sáng 5/11, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia Trung Quốc ở thành phố Thượng Hải đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc ( CIIE) lần thứ 6, với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo các nước, trong đó có Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trần Hồng Hà.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu khai mạc CIIE lần thứ 6. Ảnh: Tiến Trung/TTXVN
Tại hội chợ lần này, Việt Nam là một trong 5 quốc gia đại diện châu lục tham gia với vai trò là Quốc gia Danh dự.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, CIIE lần thứ 6 diễn ra từ ngày 5 – 10/11. Đây là kỳ hội chợ đầu tiên được tổ chức trực tiếp hoàn toàn sau đại dịch COVID-19, với mức độ mở cửa như trước dịch bệnh. Hội chợ năm nay có chủ đề “Thời đại mới, hướng tới tương lai”, thu hút hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế tham dự, với quy mô trưng bày trên 300.000 m2, gồm Khu trưng bày quốc gia cho các nước tham gia và Khu triển lãm thương mại.
Khu trưng bày quốc gia Việt Nam có quy mô 256 m2, tập trung giới thiệu, quảng bá thông tin, thành tựu và tiềm năng kinh tế, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của Việt Nam theo các hình thức: Phát video clip trên màn hình LED, in hình quảng bá, trưng bày tài liệu, ấn phẩm, sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của các doanh nghiệp Việt Nam có thương hiệu, thuộc lĩnh vực ngành hàng nông sản và thực phẩm chế biến.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (hàng đầu, thứ 3 từ trái sang) dự phiên khai mạc CIIE lần thứ 6. Ảnh: Tiến Trung/TTXVN
Khu gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam có sự tham gia của 34 doanh nghiệp với 34 gian hàng trưng bày trên quy mô diện tích 400 m2, bao gồm các sản phẩm chuyên ngành nông sản và thực phẩm chế biến. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia có năng lực xuất khẩu tốt và thương hiệu uy tín, chất lượng như Vinamilk, TH Truemilk, cà phê Trung Nguyên, đường Quảng Ngãi, Vinatea, thực phẩm Cửu Long An Giang, thực phẩm Sa Giang…
Video đang HOT
Việc Việt Nam tham gia CIIE không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia về kinh tế, đầu tư và du lịch. Đây còn là cơ hội góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế như thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của chính phủ; tăng cường xuất khẩu chính ngạch và bền vững sang thị trường Trung Quốc; quảng bá thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam tới Trung Quốc và các nước trên thế giới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường và mở rộng kinh doanh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giới thiệu với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và các quan khách về gian hàng Quốc gia Việt Nam và một số sản phẩm của Việt Nam tại CIIE lần thứ 6. Ảnh: Tiến Trung/TTXVN
CIIE lần thứ 6 có 289 doanh nghiệp trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc tham gia và vượt xa các lần hội chợ trước đó.
Cũng tại hội chợ lần này, hơn 400 sản phẩm mới, công nghệ mới và dịch vụ mới được ra mắt, đưa CIIE trở thành một chương trình lớn về sự đổi mới và sáng tạo của tất cả các quốc gia.
Trung Quốc hoàn tiền cho các nạn nhân vụ lừa đảo ngân hàng lớn nhất lịch sử
Các nhà chức trách ở Trung Quốc sẽ bắt đầu hoàn tiền cho các khách hàng có tài khoản ngân hàng bị đóng băng nhiều tháng, sau khi xảy ra một số cuộc biểu tình lớn.
Theo tuyên bố của các cơ quan quản lý tài chính cấp tỉnh, khách hàng tại bốn ngân hàng nông thôn ở tỉnh Hà Nam, miền Trung và một ngân hàng ở tỉnh An Huy lân cận, sẽ được chính quyền hoàn trả tiền từ ngày 15/7.
Họ cho biết khoản thanh toán đầu tiên sẽ dành cho các khách hàng có tổng số tiền gửi tiết kiệm dưới 50.000 nhân dân tệ (7.445 USD) tại một ngân hàng. Những khách hàng có khoản tiền lớn hơn trong tài khoản của họ sẽ được thông báo riêng vào đợt khác.
Bốn ngân hàng nông thôn này vẫn chưa đưa ra lời giải thích rõ ràng về lý do cũng như thời gian các khoản tiền của khách hàng tiếp tục bị đóng băng.
Trước đó, hồi tháng tháng 5, cơ quan quản lý ngân hàng quốc gia cho biết một cổ đông lớn của ngân hàng Hà Nam là người chịu trách nhiệm về hành vi thu hút tiền bất hợp pháp từ những người gửi tiết kiệm thông qua các kênh trực tuyến.
Số tiền hoàn trả sẽ được xử lý bởi hai ngân hàng không liên quan, song phía nhà quản lý không cho biết nguồn tiền đó đến từ đâu.
Các thông báo này được đưa ra sau khi một cuộc biểu tình lớn xảy ra tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, hôm 10/7. Đây là cuộc phản đối lớn nhất từ trước đến nay của các nạn nhân, những người đã đấu tranh suốt nhiều tháng để lấy lại số tiền tiết kiệm bị đóng băng của họ.
Tháng trước, một doanh nhân 45 tuổi ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, chia sẻ với CNN Business rằng ông đã không thể tiếp cận khoản tiền tiết kiệm trị giá 6 triệu USD của gia đình mình.
Tình trạng rút tiền gửi hàng loạt tại các ngân hàng nhỏ của Trung Quốc đã xay ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Một số bị cáo buộc là không phù hợp về tài chính hoặc là hành vi tham nhũng.
Thế nhưng, giới chuyên gia lại đặc biệt lo ngại về một vấn đề tài chính lớn hơn có thể đang rình rập, được châm nguồn từ một bê bối trong ngành bất động sản và các khoản nợ xấu tăng cao liên quan đến đại dịch COVID-19.
Theo ước tính hồi tháng 4 của tạp chí Sanlian Lifeweek, có tới 400.000 khách hàng trên khắp Trung Quốc không thể tiếp cận khoản tiết kiệm của họ tại các ngân hàng nông thôn ở tỉnh Hà Nam và An Huy.
Đó là chỉ là một con số nhỏ trong hệ thống ngân hàng rộng lớn của Trung Quốc. Nhưng đáng lưu ý, một phần tư tổng tài sản của ngành này lại được nắm giữ khoảng 4.000 ngân hàng nhỏ, thường có cấu trúc quản lý và sở hữu không rõ ràng, đồng thời dễ bị tham nhũng và suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Cảnh sát Hà Nam hôm 10/7 cho biết họ đã bắt giữ một số nghi phạm với cáo buộc sử dụng các ngân hàng nông thôn để gây quỹ công trái phép kể từ năm 2011.
Bất chấp hành động của cảnh sát và động thái trả nợ của chính quyền trong những ngày tới, các nhà phân tích cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng này có thể vẫn chưa kết thúc.
Khoảng cách giữa các mũi vaccine dài hơn giúp tăng hiệu qua chống các biến thể phụ của Omicron Một nghiên cứu mới đây cho thấy trong trường hợp chưa có vaccine đặc hiệu ngăn ngừa biến thể Omicron, việc kéo dài khoảng cách giữa tiêm các mũi có thể góp phần ngăn chặn sự lây lan của biến thể này. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Nghiên cứu trên được công...