Lý do các thành phố Mỹ cân nhắc cấm rẽ phải khi đèn đỏ
Vào một ngày tháng 6, Sophee Langerman đang trên đường tham dự tuần hành an toàn cho xe đạp ở khu Lakeview của Chicago, bang Illinois thì một chiếc ô tô rẽ phải vượt đèn đỏ tông vào cô.
Một biển cấm rẽ phải khi đèn đỏ tại Chicago (Mỹ). Ảnh: AP
Thời điểm đó, Langerman (26 tuổi) đang đi vào lối qua đường dành cho người đi bộ. Di chuyển với vận tốc chậm nên Langerman may mắn không gặp chấn thương nghiêm trọng, nhưng chiếc xe đạp cần phải sửa lại nhiều.
Vụ việc xảy ra với Langerman là một minh chứng khác cho tranh cãi về việc chấm dứt một thói quen mà hầu hết các thành phố Mỹ đã áp dụng trong nhiều thập niên qua: đặc quyền pháp lý cho người lái xe rẽ phải khi đèn đỏ.
Hội đồng thành phố Washington, D.C. năm 2022 đã thông qua lệnh cấm rẽ phải khi có đèn đỏ. Lệnh này có hiệu lực vào năm 2025. Thị trấn Ann Arbor, Michigan, hiện cấm rẽ phải khi đèn đỏ ở khu vực trung tâm.
Mỹ là một trong số ít quốc gia lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ. Điều này bắt nguồn từ lo ngại rằng động cơ ô tô vẫn hoạt động khi dừng có thể lãng phí rất nhiều năng lượng. Chính phủ Mỹ vào những năm 1970 đã cảnh báo các tiểu bang rằng họ có thể gặp rủi ro với một số nguồn tài trợ của liên bang nếu các thành phố cấm rẽ phải khi đèn đỏ, ngoại trừ các khu vực cụ thể.
Video đang HOT
Ông Bill Schultheiss tại công ty Toole Design, chuyên tư vấn cho các cơ quan giao thông công cộng, nhận định: “Nó có ý nghĩa trong bối cảnh khủng hoảng khí đốt, nhưng nó đã được thổi phồng so với những gì thực sự đạt được”.
Các nhà lãnh đạo San Francisco gần đây đã bỏ phiếu để kêu gọi cơ quan giao thông địa phương cấm rẽ phải khi đèn đỏ trên toàn thành phố. Một số thành phố lớn khác như Los Angeles, Seattle và Denver cũng xem xét lệnh cấm tương tự.
Các nhà phê bình cho rằng việc cấm rẽ phải khi đèn đỏ sẽ không chỉ gây bất tiện cho người lái xe mà còn làm chậm tốc độ xe buýt và xe giao hàng.
Một biển cấm rẽ phải khi đèn đỏ tại Manhattan, New York (Mỹ). Ảnh: AP
Gần đây Mỹ không thực hiện nghiên cứu trên toàn quốc về số lượng người bị thương hoặc thiệt mạng do rẽ phải khi đèn đỏ. Nhưng Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc phát hiện rằng tỷ lệ người đi bộ thiệt mạng khi bị ô tô rẽ phải đâm cao hơn 89% khi đó là xe bán tải và cao hơn 63% khi là xe SUV, do điểm mù lớn hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.
Ông Jay Beeber tại Hiệp hội người lái xe Quốc gia, gọi đó là “sai lầm” khi cho rằng những lệnh cấm chung như vậy sẽ khiến đường phố an toàn hơn. Ông trích dẫn một nghiên cứu sắp công bố của Hiệp hội người lái xe Quốc gia phân tích dữ liệu các vụ va chạm ở California từ năm 2011-2019 và phát hiện ra rằng theo chu kỳ 2 năm một, những người lái xe rẽ phải khi đèn đỏ gây ra khoảng một trường hợp tử vong cho người đi bộ và một trường hợp tử vong cho người đi xe đạp trên toàn tiểu bang.
Thượng nghị sĩ bang Washington John Lovick, người ủng hộ chính cho một dự luật trong năm nay về cấm rẽ phải khi đèn đỏ trên toàn quốc gần trường học, công viên và một số địa điểm khác, nhận định: “Một người bị thương hoặc tử vong cũng gọi là quá nhiều”.
Bà Melinda Kasraie, người làm chứng cho dự luật của ông Lovick tại một phiên điều trần, đã chia sẻ câu chuyện bản thân. Một chiếc ô tô rẽ phải khi đèn đỏ đã đâm vào bà Kasraie tại Seattle. Bà phải thay khớp gối, từ bỏ công việc đã gắn bó 20 năm và chuyển đến thị trấn nhỏ hơn do nỗi sợ qua đường. Bà nói: “Người lái xe chỉ cần đợi thêm 20 giây là đến đèn xanh. 20 giây đó đã tác động rất lớn đối với tôi”.
Xe tải chở amoniac lật ở Mỹ, 10 người thương vong
5 người thiệt mạng và 5 người bị thương nặng sau khi một chiếc xe tải bị lật ở trung tâm bang Illinois của Mỹ, khiến chất độc hại rò rỉ và buộc hàng trăm cư dân khu vực phải sơ tán.
Hiện trường vụ việc. Ảnh AP.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Illinois ngày 30/9 (giờ địa phương) cho biết chiếc xe bán nhỏ chở amoniac khan bị lật vào đêm trước đó ở Teutopolis đã làm đổ hơn một nửa lượng amoniac mà xe chở theo, khoảng 7.500 gallon hay 28.390 lít.
Teutopolis là một thị trấn có 1.600 dân cách St. Louis khoảng 177 km về phía Đông Bắc.
Theo cơ quan điều tra, 5 người chết bao gồm 3 người trong cùng một gia đình - một người lớn và 2 trẻ em dưới 12 tuổi. Hai người còn lại là người lớn lái xe ô tô đến từ ngoài tiểu bang. Ngoài ra, 5 người bị thương đã được đưa đến bệnh viện bằng máy bay, chưa rõ tình trạng của họ.
Tên của các nạn nhân cũng như nguyên nhân của vụ việc không được giới chức địa phương công bố.
Đội cứu hộ khẩn cấp đã làm việc suốt đêm 30/9 để cố gắng kiểm soát đám khói rò rỉ từ vụ tai nạn và gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận hiện trường.
Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ sẽ điều tra về vụ tai nạn. Khoảng 500 cư dân trong bán kính gần 2 km quanh nơi xảy ra vụ tai nạn đã được sơ tán.
Amoniac khan được nông dân sử dụng để bổ sung phân đạm cho đất và nó cũng được sử dụng làm chất làm lạnh trong hệ thống làm mát của các tòa nhà lớn như nhà kho và nhà máy. Theo Hiệp hội hóa học Mỹ, chất này được vận chuyển khắp nước Mỹ bằng đường ống, xe tải và xe lửa.
Vào năm 2019, hàng chục người đã ngã bệnh ở ngoại ô Chicago sau khi van mở trên các thùng chứa amoniac khan được vận chuyển từ một trang trại ở Wisconsin đến một trang trại ở Illinois, tạo ra một đám mây khí độc. Trong một vụ việc khác, 7 người phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi một thùng chứa amoniac khan bị rò rỉ khi vận chuyển tại khu vực Beach Park, bang Illinois.
Năm 2002, một vụ tai nạn tàu hỏa vận tải đã giải phóng một lượng lớn amoniac khan ở Minot, Bắc Dakota, khiến một người đàn ông thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, bỏng và khó thở.
Đông bắc Mỹ mưa như trút, New York ban bố tình trạng khẩn cấp vì lũ lụt Mưa lớn, đột ngột ở đông bắc Mỹ đã gây ra lũ quét trên diện rộng ở New York, buộc Thống đốc bang và Thị trưởng thành phố phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Truyền thông Mỹ đưa tin, mưa như trút, với lượng mưa lên tới 13cm càn quét khu vực phía nam New York sáng 29/9 đã khiến nhiều đường...