Thời tiết hanh khô, bệnh lý về da tăng cao
Thời tiết giao mùa, hanh khô khiến số người gặp các bệnh lý về da tăng cao trong những ngày qua. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh không nên chủ quan và tự ý bôi/uống các thuốc chữa bệnh viêm da mà không rõ nguồn gốc.
Thăm khám viêm da cho bệnh nhân. Ảnh: TL.
Thông tin từ Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, những ngày qua cơ sở y tế này tiếp nhận bệnh nhân đến khám đông hơn với các bệnh về da, như viêm da cơ địa, vảy nến, mề đay, da khô, ngứa, chàm, nứt nẻ do lạnh. Không chỉ người lớn, nhiều trẻ em cũng được bố mẹ đưa đến trong tình trạng da khô đỏ, ngứa diện rộng bởi tình trạng viêm da cơ địa. Đặc biệt, nhiều trường hợp đến khám do chăm sóc chưa đúng cách (như tự mua thuốc điều trị, tắm lá) khiến tổn thương da ngày càng trầm trọng.
Cụ thể như, bà N.T. T. (57, tuổi Hưng Yên) đến Bệnh viện Da liễu Hà Nội khám bệnh trong tình trạng đau nhức vùng tai trái kèm theo xuất hiện các nốt mụn nước tập trung thành từng đám. Trước đó ít ngày bệnh nhân thấy đau rát, châm chích vùng da sau đầu, nghĩ do đau nhức thông thường nên chỉ ra quầy mua thuốc giảm đau uống nhưng không khỏi, sau đó xuất hiện các mụn nước, tập trung như chùm nho, đau nhói, đau giật tăng dần mới đi khám. Tại đây, sau thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị Zona thần kinh vùng đầu mặt cổ được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và hẹn tái khám.
Ghi nhận tại Bệnh viện Da liễu trung ương cũng cho thấy, số lượng bệnh nhân đến khám đang tăng nhẹ. Khoảng 50% số người bệnh đến khám tại bệnh viện đều liên quan đến vấn đề khô da gây ngứa. Trong đó, có nhiều trường hợp trẻ em bị viêm da cơ địa nặng, vảy nến thể nặng cần điều trị nội trú.
Còn tại bệnh viện Nhi trung ương, các bác sĩ cho biết, thời gian gần đây, trẻ đến khám và điều trị do viêm da cơ địa tại khoa Da liễu của bệnh viện có xu hướng gia tăng. Đơn cử, bé trai T. P. (14 tháng tuổi, ở Hà Nội) bị nổi mảng rát đỏ, da khô sần, ngứa ở lưng, ngực, hai tay, chân tuy nhiên gia đình không cho con đi khám ngay mà tự mua thuốc về nhà điều trị. Những ngày sau đó, tình trạng trạng sẩn ngứa của trẻ không thuyên giảm mà tiếp tục lan ra toàn thân khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, ngủ không ngon, ăn kém. Diễn biến ngày càng nặng của bệnh khiến gia đình đưa trẻ đến khám tại phòng khám chuyên khoa Da liễu của bệnh viện và được chẩn đoán bị viêm da cơ địa.
TS. BS Phạm Thị Mai Hương – Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm thể tạng (eczema), là một bệnh viêm da tái phát, mãn tính, chủ yếu gặp ở trẻ em và có liên quan tới cơ địa dị ứng. Bình thường da có một lớp màng bảo vệ, giúp ngăn nước trong da không bị bốc hơi và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở người viêm da cơ địa, lớp màng bảo vệ bị tổn thương, da bị khô, mất nước, các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước ngứa ngáy trên da. Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện khá sớm, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu đời, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh sau 5 tuổi. Thông thường, 95% bệnh ổn định sau 2 tuổi, 5% chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn. Tuy nhiên, một số trường hợp viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần cho tới khi trưởng thành gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Theo TS. BS Lê Đức Minh – Trưởng khoa Điều trị Tổng hợp, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, để phòng, chống các bệnh về da trong tiết trời hanh khô hiện nay, người dân cần uống đủ nước (từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày) để giúp cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong. Khi trời lạnh, độ ẩm trong không khí thấp, da trở nên khô sần, mất nước nên cần cung cấp nước đầy đủ, kịp thời. Đồng thời tăng cường các loại rau củ, trái cây, chúng không chỉ giúp bổ sung nước mà còn cung cấp vitamin cùng các chất khoáng có lợi cho da. Đặc biệt, vitamin B còn giúp phục hồi những làn da bị khô nẻ, do đó nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B từ thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc, các loại đậu, bơ, chuối.
Video đang HOT
Che chắn cho da cẩn thận khi ra ngoài bằng bôi kem chống nắng. Không nên tắm các loại nước lá, đặc biệt là vào mùa đông là nguy cơ tiềm ẩn gây nên viêm da cơ địa. Tắm nước vừa ấm, không tắm nước quá nóng gây khô, nẻ da.
Bác sĩ Minh nhấn mạnh, đối với các bệnh da hay gặp vào mùa đông, việc dưỡng ẩm cho da là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải cứ bôi kem dưỡng ẩm lên da là xong, mà cần phải bôi đúng cách thì da mới giữ được độ ẩm lâu. Cần bôi kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày, trong ngày có ít nhất một lần nhằm khóa ẩm cho da.
Một vấn đề nữa cũng cần hết sức lưu ý đó là việc sử dụng các loại thuốc. Thuốc bôi cũng như thuốc uống (trừ mỹ phẩm) đều phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, đặc biệt là bôi ở mặt và các vùng da mỏng. Các thuốc bôi có corticosteroid bôi kéo dài sẽ gây giãn mạch, teo da, phát ban trứng cá… Chính vì vậy, người dân không được tự mua thuốc về sử dụng.
TP.HCM: Hơn 3.000 ca sốt xuất huyết, 2 ca tử vong trong một tuần
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần 30 năm 2022 mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ các năm.
Hơn 35.000 ca sốt xuất huyết, tăng 4 lần so với cùng kỳ 2021
Theo thống kê của HCDC, tính đến tuần 30, thành phố ghi nhận tổng cộng 35.125 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, số ca bệnh nặng là 568 ca. Tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc tính đến tuần 30 là 1,6%, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Tính riêng trong tuần 30 (từ ngày 22.7.2022 đến 28.7.2022), thành phố ghi nhận 3.025 ca bệnh sốt xuất huyết, giảm 5,1% so với trung bình 4 tuần trước, số ca khám ngoại trú tăng 4,8% nhưng số ca nhập viện điều trị nội trú giảm 14%.
Trong tuần ghi nhận 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại quận 7 và huyện Củ Chi. Trước đó, tuần 29 thành phố ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết tại Quận 8, nâng tổng số ca tử vong từ đầu năm đến nay là 16 trường hợp.
Trong tuần 30, toàn thành phố ghi nhận 199 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 101 phường, xã thuộc 20/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức; giảm 10 ổ dịch mới so với tuần 29.
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Ảnh NHẬT THỊNH
Khuyến cáo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Theo HCDC, muỗi sống tại các khu vực gần với nơi loài người sinh sống và muỗi Dengue đẻ trứng tại những nơi có nước đọng như các lu, vại, thùng, chai lọ, xô, chậu, rác thải, lốp xe... Trứng muỗi sẽ nở khi gặp nước và có thể chịu được điều kiện rất khô, sống trong nhiều tháng. Việc phòng bệnh quan trọng là không tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng.
HCDC khuyến cáo 7 nguyên tắc để triệt nơi sinh sản của muỗi lây truyền:
- Ngăn cản muỗi tiếp xúc nguồn nước: Dùng giải pháp che, đậy kín vật chứa bằng vật liệu mà muỗi không bay qua được.
- Sử dụng thiên địch của ấu trùng muỗi: Thả các loài động vật ăn lăng quăng như: cá bảy màu, cá lia thia, bọ nước (mesocyclops)... vào các dụng cụ chứa nước.
- Sử dụng hóa chất để diệt ấu trùng muỗi: Cho vào các dụng cụ chứa nước, những khu vực đọng nước các chất như muối ăn, vôi bột, bột giặt, dầu ăn... hoặc các hóa chất chuyên dụng như: Temephos 1%, Pyriproxyfen 0,5%, Polydimethylsiloxane (PDMS) 78% để tiêu diệt lăng quăng.
- Không để các vật có thể chứa nước bị đọng nước: Lật úp vật chứa, đục lỗ, khơi thông dòng chảy, làm bằng phẳng các nơi bị đọng nước, che chắn để tránh nước mưa.
Lật úp các vật chứa nước không dùng tới để tránh muỗi trú ngụ và sinh sản. Ảnh TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CẦN GIỜ
- Loại bỏ vật chứa: Loại bỏ phế liệu, thu gom rác thải không để các vật đọng nước phát sinh lăng quăng.
- Thường xuyên vệ sinh, làm sạch vật chứa nước: Thay nước và chà rửa kỹ vật chứa nước, thực hiện định kỳ mỗi 5 - 7 ngày 1 lần.
- Thay đổi hình thức trữ nước: Thay đổi tập quán trữ nước, không sử dụng các vật chứa nước có nguy cơ đọng nước làm phát sinh lăng quăng mà thay bằng sử dụng trực tiếp từ vòi nước.
TP.HCM lên 3 kịch bản ứng phó tình huống từ 2.000 đến 6.000 bệnh nhân sốt xuất huyết Sở Y tế TP.HCM cho biết TP dự tính chia thành 3 tình huống để ứng phó với dịch sốt xuất huyết, đảm bảo sẵn sàng kích hoạt hệ thống điều trị, đáp ứng tình huống từ 2.000 đến 6.000 bệnh nhân. Người bệnh sốt xuất huyết được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN Ngày 14-7,...