Thói quen uống nước tưởng vô hại nhưng lại làm tăng nguy cơ ung thư
Uống nước nhiều tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng uống đúng cách. Thói quen tưởng chừng vô hại này sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Mới đây, theo kết quả của cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư của Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra, thói quen uống đồ nóng chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Theo nghiên cứu, một nhóm 23 nhà khoa học đã phân tích các nhân tố gây ung thư ở loại đồ uống nóng như cà phê, trà và đã xác định tác nhân gây ung thư nằm ở nhiệt độ khi uống chứ không phải ở thành phần của trà hay cà phê. Cụ thể, việc uống nước ở nhiệt độ trên 65 độ C sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, thực quản.
Các chuyên gia cũng lý giải rằng các loại đồ uống khi ở nhiệt độ cao sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản. Khi bị tổn thương, các tế bào ở niêm mạc sẽ tăng sinh để chống lại kích thích. Điều này khiến chúng ít nhạy cảm ơn theo thời gian và có thể biến thành ung thư. Ngoài ra, việc uống nước nóng cũng có thể làm hỏng tế bào dịch nhầy ở miệng và dạ dày, điều này cũng khiến nguy cơ ung thư thực quản tăng cao.
Không chỉ uống nước, việc ăn các thực phẩm nóng cũng có tác hại tương tự. Điển hình như người Việt thường có thói quen ăn canh nóng, cơm nóng… Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho thực quản của bạn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên uống ấm khoảng 10 – 40 độ C, hạn chế sử dụng đồ uống và các thực phẩm ở mức trên 50 độ C.
Video đang HOT
Vậy uống nước thế nào cho đúng cách?
-Theo các chuyên gia, khi uống nước, bạn không nên uống liên tục, mỗi lần uống cách nhau khoảng 15 phút.
-Không uống nước lạnh, hạn chế nước có ga, đồ uống có cồn và chất kích thích.
-Uống nước ngay cả khi bạn không khát và nên uống một cách từ từ.
-Không uống nước trước và trong khi ăn vì có thể khiến bụng khó tiêu. Sau khi ăn đồ cay cũng không nên uống nước vì có thể khiến thực quản và dạ dày thấy nóng rát hơn.
-Uống nước ấm trong khoảng 10-40 độ C, không uống nước nóng trên 50 độ C.
-Uống nước chuẩn sạch. Với tình trạng ô nhiễm như hiện nay, việc sử dụng các loại nước đóng bình không rõ nguồn gốc sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Do đó, nhiều người sử dụng sản phẩm lọc nước, cây nước nóng lạnh để đảm bảo nguồn nước sạch cho gia đình.
-Ngồi uống nước thay vì đứng để uống nước. Khi đứng uống nước, bạn sẽ phá vỡ sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể và điều này có thể dẫn đến việc tích tụ nước lớn hơn trong các khớp, gây ra tình trạng viêm khớp. Ngược lại, khi ngồi uống nước, cơ bắp và hệ thần kinh thoải mái hơn, giúp các dây thần kinh tiêu hóa thức ăn và các chất lỏng được dễ dàng. Thậm chí thận cũng tăng tốc quá trình lọc khi bạn ngồi./.
Cảnh báo thói quen uống nước có thể gây ung thư, nhiều người giật mình vì thường xuyên mắc phải
Đừng uống đồ uống quá nóng, hãy đợi nó nguội đến nhiệt độ từ 10 đến 40 độ C đủ hãy thưởng thức để vẫn giữ được độ ngon mà không gây hại đến sức khoẻ.
Mới đây, cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra kết quả nghiên cứu: Uống đồ uống nóng được cho là một nhân tố có thể gây ung thư cho con người.
Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm 23 nhà khoa học quốc tế sau khi phân tích tất cả các dữ liệu có sẵn về các nhân tố ung thư của một loạt các đồ uống nóng, bao gồm cả cà phê và trà. Nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân gây ung thư là do nhiệt độ khi uống, chứ không phải thành phần đồ uống.
Cụ thể, theo các chuyên gia, nếu thường xuyên sử dụng đồ uống ở nhiệt độ trên 65 độ C, có thể khiến con người phát triển bệnh ung thư khoang miệng, hầu họng và thực quản. Điều này một lần nữa khiến nhiều người thực sự lo lắng vì thói quen khó bỏ của mình.
Đồ uống nóng sẽ làm tổn thương nhiêm mạc, lâu dần dễ dẫn đến ung thư. Ảnh minh họa
Theo giải thích của các chuyên gia, nguyên nhân là vì đồ uống ở nhiệt độ nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản mỏng manh của chúng ta. Khi bị tổn thương nhiều lần, các tế bào của niêm mạc có xu hướng tăng sinh, dày lên để chống lại sự kích thích của nước nóng. Cũng vì thế chúng ngày càng ít nhạy cảm, lâu dần sẽ biến đổi thành ung thư.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cũng đã liệt kê nước nóng trên 65 độ C là chất gây ung thư nhóm 2A. Khi vượt quá nhiệt độ này đều có nguy cơ gây ung thư thực quản do làm hỏng các tế bào màng nhầy của miệng và dạ dày.
Nên ăn, uống ở nhiệt độ bao nhiêu là an toàn?
Theo nghiên cứu, quá trình bắt đầu nuốt thức ăn đi qua thực quản và vào dạ dày mất khoảng 9 giây. Nếu nhiệt độ của thực phẩm quá cao, nó sẽ đốt cháy niêm mạc thực quản và khiến nó bị hoại tử. Nếu tiếp tục ăn uống như vậy trong một thời gian dài, sẽ trở thành ung thư.
Nhiệt độ thích hợp cho thực phẩm ở mức 10 - 40 độ C. Ảnh minh họa
Ngoài ung thư thực quản, thực phẩm "nóng" còn gây ung thư dạ dày. Theo các chuyên gia, khoang miệng, thực quản và dạ dày chịu nhiệt độ không giống nhau. Ở khoang miệng chịu được nhiệt độ là 65 C đến 70 C, độ chịu nhiệt ở niêm mạc thực quản là 45 C đến 50 C; độ chịu nhiệt ở niêm mạc dạ dày là 40 C. Vì vậy, thông thường sẽ xuất hiện tình trạng như thực phẩm đi vào khoang miệng không nóng nhưng lại có thể gây "bỏng" ở thực quản và dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày, xói mòn dạ dày.
Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo khi ăn uống bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn quá nóng. Nhiệt độ thích hợp cho thực phẩm ở mức 10 - 40 độ C, với một vài món đặc thù có thể tiêu thụ ở mức cao hơn là 50 độ C nhưng phải hạn chế.
Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến ung thư "Tôi bị trào ngược dạ dày thực quản, nghe nói bệnh này chỉ gây khó chịu chứ không nguy hiểm. Vậy nếu không điều trị thì có dẫn đến ung thư không?" - Quang Hải (Cần Thơ) TS-BS. Lê Thị Tuyết Phượng (Trưởng Khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM): Các biến chứng đơn thuần của trào ngược dạ...