Thói quen làm hỏng họng
Các nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc trong thời gian dài khiến lớp lông bao phủ trên bề mặt niêm mạc khí quản ngắn đi, do đó chức năng làm sạch bị ảnh hưởng.
Đứng hàng đầu trong số đó là việc hút thuốc lá. Các nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc trong thời gian dài khiến lớp lông bao phủ trên bề mặt niêm mạc khí quản ngắn đi, do đó chức năng làm sạch bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khói thuốc cũng làm phì đại tuyến dưới niêm mạc (submucosal), tăng tiết chất nhầy, làm rối loạn môi trường đường hô hấp, dễ gây tắc nghẽn khí quản. Ngay cả những người hút thuốc bị động cũng chịu ảnh hưởng tương tự và đối mặt với nguy cơ bệnh tật.
Hút thuốc lá là một thói quen xấu làm hỏng họng của bạn. (Ảnh minh họa)
Có nhiều người không duy trì được nề nếp về thời gian cũng như chất lượng bữa ăn, lúc thường xuyên để bụng đói nhưng có lúc lại ăn “thủng nồi trôi rế”, khiến chức năng dạ dày bị rối loạn, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và hấp thụ, khiến thể chất yếu đi, dễ bị cảm và viêm họng.
Có nhiều người thích ăn thịt và thực phẩm rán, xào hơn rau, hay những người sợ béo nên chỉ ăn rau mà hạn chế tối đa ngũ cốc, thời gian dài sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, làm sức đề kháng kém đi, dễ viêm họng hơn. Việc ăn đồ quá nóng hay quá lạnh, uống rượu hay trà đặc đều làm niêm mạc họng trong trạng thái xung huyết, lâu ngày thành tổn thương. Ăn quá nhanh, nuốt vội mà không nhai kỹ cũng đều làm hại cho cổ họng.
Cuối cùng là những thói quen không đúng cách, ví dụ như thở bằng miệng khi ngủ hoặc ho khan đều dẫn đến nguy cơ viêm họng mãn tính. Nhất là những người thường đi hát karaoke, việc gào lên tới mức khàn giọng cũng làm cổ họng xung huyết, gây viêm.
Theo SKDS
Thói quen xấu làm hỏng họng
Các nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc trong thời gian dài khiến lớp lông bao phủ trên bề mặt niêm mạc khí quản ngắn đi, do đó chức năng làm sạch bị ảnh hưởng.
Đứng hàng đầu trong số đó là việc hút thuốc lá. Các nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc trong thời gian dài khiến lớp lông bao phủ trên bề mặt niêm mạc khí quản ngắn đi, do đó chức năng làm sạch bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khói thuốc cũng làm phì đại tuyến dưới niêm mạc (submucosal), tăng tiết chất nhầy, làm rối loạn môi trường đường hô hấp, dễ gây tắc nghẽn khí quản. Ngay cả những người hút thuốc bị động cũng chịu ảnh hưởng tương tự và đối mặt với nguy cơ bệnh tật.
Có nhiều người không duy trì được nề nếp về thời gian cũng như chất lượng bữa ăn, lúc thường xuyên để bụng đói nhưng có lúc lại ăn "thủng nồi trôi rế", khiến chức năng dạ dày bị rối loạn, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và hấp thụ, khiến thể chất yếu đi, dễ bị cảm và viêm họng.
Có nhiều người thích ăn thịt và thực phẩm rán, xào hơn rau, hay những người sợ béo nên chỉ ăn rau mà hạn chế tối đa ngũ cốc, thời gian dài sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, làm sức đề kháng kém đi, dễ viêm họng hơn. Việc ăn đồ quá nóng hay quá lạnh, uống rượu hay trà đặc đều làm niêm mạc họng trong trạng thái xung huyết, lâu ngày thành tổn thương. Ăn quá nhanh, nuốt vội mà không nhai kỹ cũng đều làm hại cho cổ họng.
Cuối cùng là những thói quen không đúng cách, ví dụ như thở bằng miệng khi ngủ hoặc ho khan đều dẫn đến nguy cơ viêm họng mãn tính. Nhất là những người thường đi hát karaoke, việc gào lên tới mức khàn giọng cũng làm cổ họng xung huyết, gây viêm.
Theo ANTĐ
Giá 'trên trời' tại phòng khám có yếu tố nước ngoài Mới điều trị polyp mũi 3 ngày, chị Thủy (Hưng Yên) đã phải trả gần 10 triệu đồng nhưng chị không hề biết mình được điều trị bằng thuốc gì và giá từng loại dịch vụ là bao nhiêu. Trong khi đó, bệnh chỉ thuyên giảm đi chút ít. Sáng 8/9, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội kiểm tra đột xuất Phòng...