Thời gian cách ly cho người nguy cơ cao mắc Covid-19 được tính như thế nào?
Theo Bộ Y tế, đối với người có nguy cơ cao mắc Covid-19, sẽ cách ly tối đa 14 ngày. Số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.
Ảnh minh họa: Internet
Nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh thì biện pháp cách ly, tự cách ly sẽ rất hiệu quả trong phòng, chống dịch. Bộ y tế đã ban hành Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona COVID-19 (nCoV).
Đối tượng cách ly
Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:
a) Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;
b) Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;
c) Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;
d) Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào;
đ) Ngồi cùng hàng hoặc trước sau 2 hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;
e) Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Video đang HOT
Người bị cách ly hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Ảnh minh họa: Internet
Thời gian cách ly
a) Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.
b) Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly.
Người được cách ly
a) Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét.
b) Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.
c) Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày.
d) Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
đ) Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.
e) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
g) Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú.
h) Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.
i) Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.
HÒA THUẬN
Theo Tiền phong
Dịch Covid-19: Cần phát hiện sớm để cách ly
Những người trong cùng gia đình với người bệnh dương tính đều được xử lý như một ca bệnh, đưa đến cơ sở y tế cách ly ngay
Sáng 15-2, đoàn công tác của Bộ Y tế đã tới Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc làm việc và kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Phát hiện sớm, cách ly nhanh
PGS-TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế - cho biết tại vùng tâm dịch của Vĩnh Phúc, ngành y tế đang theo dõi sức khỏe cho 10.600 dân tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Mỗi người dân có bảng theo dõi sức khỏe, cán bộ ngày đến 2 lần, theo dõi tình trạng ốm, sốt ho, gai người...
Theo ông Dương, trong phòng chống dịch Covid-19, cần phát hiện sớm ca nghi ngờ để cách ly, bởi tại Trung Quốc cho thấy có tới 86% số ca lây trong hộ gia đình. Những người trong cùng gia đình với người bệnh dương tính đều được xử lý như một ca bệnh, đưa đến cơ sở y tế cách ly ngay.
Vòng cách ly thứ 2 là những người tiếp xúc gần với những người nghi ngờ, nhóm đối tượng này không cách ly tại nhà mà tập trung cách ly tại cơ sở của quân đội. Hiện bất cứ người dân nào ở xã Sơn Lôi có dấu hiệu ho, sốt, đau họng, mệt mỏi, đau người, gai người, ớn lạnh, lừ khừ... đã khai báo và đưa ngay đi cách ly, lấy bệnh phẩm xét nghiệm. "Cần phải xác định tại huyện Bình Xuyên dịch bệnh do virus corona mới đã lây lan trong cộng đồng, tiếp xúc lẫn nhau, có thể có người mang mầm bệnh nhưng chưa phát bệnh.
Vì thế, tới đây có thể tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mới trong số nhóm người đang được theo dõi sức khỏe. Điều này là bình thường nhưng phải giám sát, phát hiện sớm, cách ly nhanh, khoanh vùng dịch không để lan sang các vùng khác" - ông Dương nhấn mạnh.
Lực lượng chức năng lập chốt khoanh vùng cách ly xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết tại Vĩnh Phúc, đã có lây đến thế hệ F3 trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện các ca bệnh chưa có dấu hiệu bất thường. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng nhấn mạnh ưu tiên lúc này là giám sát phát hiện sớm, cách ly triệt để và giám sát chặt chẽ các ca có tiếp xúc ca bệnh.
Theo Bộ Y tế, huyện Bình Xuyên đang là tâm dịch của tỉnh Vĩnh Phúc và cũng là nơi có ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước. Tại huyện này, có trường hợp bệnh nhân nữ (là công nhân mắc bệnh sau khi trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc) đã lây trực tiếp cho 5 người (hàng xóm, dì, mẹ, em gái và bố); người dì sau khi bị lây bệnh đã lây sang cho cháu ngoại là bé gái 3 tháng tuổi. Đến cuối ngày 15-2, tại tỉnh Vĩnh Phúc cũng như trên cả nước chưa ghi nhận thêm ca bệnh Covid-19.
Cách ly theo chuẩn 14 ngày ủ bệnh
Theo các chuyên gia ngành nhiễm, kể từ ngày 15-2, TP HCM coi như bớt lo về Covid-19. Trong vòng 14 ngày kể từ khi một bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhập viện, tất cả những người có tiếp xúc với bệnh nhân và người có tiếp xúc với nhóm "có tiếp xúc" đều phải được giám sát, cách ly với cộng đồng vì thời gian ủ bệnh tối đa là 14 ngày.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - thần kinh BV Nhi Đồng 1, từ ngày 6-2, tức ngày thứ 15 sau khi 2 cha con ông Li Ding (người Trung Quốc) nhập viện và vẫn không có ca nhiễm mới, tức họ chưa hề lây cho ai ở TP HCM và Long An. Tương tự, ngày 15-2, tức ngày thứ 15 sau khi ca thứ 3 của TP HCM (ca thứ 7 của Việt Nam) là ông T.K.H (Việt kiều Mỹ) nhập viện và vẫn không có ca mới, có thể khẳng định bệnh nhân này cũng không lây cho ai.
Theo quy định, những người về từ vùng có dịch, dù không có dấu hiệu bệnh, đều phải bị cách ly, giám sát trong vòng 14 ngày. Trong quá trình giám sát, nếu có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào thì sẽ được coi như người nghi nhiễm, phải lấy mẫu xét nghiệm. Hiện Việt Nam vẫn dựa theo tiêu chuẩn 14 ngày ủ bệnh nhưng đa số bệnh nhân phát bệnh trong 3-7 ngày, 14 ngày chỉ là con số tối đa.
Đó cũng là tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo và được các quốc gia khác áp dụng. Theo hướng dẫn, "Những cân nhắc chính về hồi hương và cách ly khách du lịch liên quan đến sự bùng nổ của Covid-19" của WHO nêu rõ: "Những người không có triệu chứng, sẽ cách ly". Thời gian cách ly tối đa là 14 ngày "tương ứng với thời gian ủ bệnh đã biết của virus".
Về thông tin "thời gian ủ bệnh có thể lên tới 24 ngày", BS Trương Hữu Khanh cho biết đó chỉ là một công trình nhỏ dạng quan sát của Trung Quốc, với số mẫu nhỏ so với số ca bệnh tại nước này và chưa được xác nhận.
Về từ vùng dịch nhưng không được giám sát y tế
Ngày 15-2, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam xác nhận đã gửi văn bản đến Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP Đà Nẵng về việc đề nghị tăng cường chỉ đạo kiểm soát người nhập cảnh từ vùng dịch Covid-19 về Việt Nam.
Trước đó, Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước có báo cáo với UBND tỉnh về trường hợp một cô gái 28 tuổi trở về từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) nhưng không có bất cứ biện pháp giám sát y tế nào tại sân bay Đà Nẵng. Theo thông tin cô gái trên cung cấp, 2 giờ sáng 9-2, chị này bay từ sân bay Thành Đô (Trung Quốc) đến Thái Lan (không được kiểm tra thân nhiệt). Lúc 5 giờ cùng ngày, chị đến sân bay Bangkok (Thái Lan) và đi máy bay về Đà Nẵng lúc 12 giờ trưa. Cô gái này ở lại khách sạn tại TP Đà Nẵng rồi trở về quê ở huyện Tiên Phước bằng xe dịch vụ vào sáng hôm sau (10-2).
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu ngành y tế vào cuộc, cách ly cô gái, xác minh những người mà cô này tiếp xúc để cách ly. Kết quả xét nghiệm mẫu máu của cô gái này là âm tính với Covid-19.
B.Vân - Tr.Thường
Ngọc Dung - Anh Thư
Theo Người lao động
Bị cách ly sau khi tiếp xúc với chồng của bệnh nhân nhiễm nCoV Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc Nghệ An đang cách ly 1 nam bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, tức ngực... Người này trước đó từng tiếp xúc chồng của một bệnh nhân dương tính với nCoV ở Vĩnh Phúc. Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc đang cách ly 1 trường hợp sau khi tiếp xúc với người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiếm tiền tươi mà không cần chăm bón

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Bổ sung chất béo thế nào có lợi cho cơ thể?

Bài thuốc chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân

Cẩn trọng với viêm màng não ở trẻ

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

5 hành động đơn giản để gan thải độc tự nhiên

Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

Hạn chế thức uống này bạn có thể sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơn
Có thể bạn quan tâm

Aston Martin Valkyrie Anemos: Siêu xe đặc biệt với sợi carbon tím và vàng 24k
Ôtô
10:43:12 28/04/2025
Xe tay ga SYM ADXTG 400 2025 sắp ra mắt tại Malaysia
Xe máy
10:40:40 28/04/2025
Vũ Thảo Giang và cầu nối quảng bá du lịch Việt Nam qua áo dài
Thời trang
10:38:04 28/04/2025
Nga tuyên bố thẳng thừng về số phận nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu
Thế giới
10:35:06 28/04/2025
Rudiger trả giá đắt cho sự bốc đồng
Sao thể thao
10:28:05 28/04/2025
Vợ chồng nghỉ hưu ở tuổi 57 và căn hộ 89m khiến ai bước vào cũng trầm trồ: Chi 428 triệu, họ biến ngôi nhà thành một tác phẩm nghệ thuật sống
Sáng tạo
10:26:19 28/04/2025
Hai người đàn ông bán hàng trăm tài khoản ngân hàng cho người nước ngoài
Pháp luật
10:23:46 28/04/2025
Nữ bác sĩ tiêm botox nửa khuôn mặt để chứng minh tác hại của cách làm đẹp này
Lạ vui
10:22:24 28/04/2025
Hành động "10 điểm" của 2 học sinh sau buổi sơ duyệt diễu binh gây sốt
Netizen
10:12:48 28/04/2025
Em gái Từ Hy Viên bị "dí" tới cùng, cố nghệ sĩ bị réo tên trong lùm xùm ma tuý
Sao châu á
10:08:26 28/04/2025