Thời điểm không nên uống nước dừa vì nó rất có hại
Uống nước dừa không đúng thời điểm, uống quá nhiều hoặc uống nước dừa không còn nguyên chất… có thể gây đau bụng, táo bón hoặc ngộ độc thực phẩm.
Nước dừa tươi là loại nước uống tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa của nước dừa có thể đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Trong nước dừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng, có tác dụng như: Điều hòa huyết áp, đường huyết, hàm lượng cholesterol trong máu, tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng và giảm sự mệt mỏi chơ cơ thể.
Tuy nhiên nước dừa sẽ nguy hiểm cho sức khỏe trong các trường hợp sau:
Không uống khi đi nắng về
Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây “trúng gió”. Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao. Đặc biệt, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng chút một.
Video đang HOT
Không uống nước dừa vào buổi tối
Bạn không nên uống nước dừa vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Nếu uống nước dừa vào thời điểm này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể có thể bị lạnh, dễ mắc bệnh, gân cốt rã rời và cảm thấy đuối sức.
Thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể.
Trẻ 6 tháng trở lên mới được uống nước dừa
Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho em bé. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.
Ngoài ra, những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp…, thì không nên dùng nước dừa.
Uống nước dừa bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia khuyên chỉ nên xem nước dừa như nước giải khát, không nên uống quá nhiều trong 1 thời gian dài. Nếu uống tới 2 quả dừa/ ngày sẽ chứa 140 Kcal năng lượng. Điều này sẽ gây béo phì, thừa cân và là gánh nặng cho thận. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên uống nước dừa đúng cách, khoa học và điều độ.
Ngoài ra, cần chú ý lượng đường trong nước dừa. Nguyên tắc, lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, khoảng 180-200 kcal. Như vậy, khi đã uống nước dừa, bạn nên hạn chế các loại hoa quả, đồ uống có đường khác.
Theo giadinh.net
Uống nước dừa có tốt như bạn nghĩ
Giáo sư Blake từng chia sẻ rằng, thà bạn lấy kali từ các loại trái cây khác còn hơn là từ nước dừa.
Nhiều người nghĩ nước dừa có khả năng chống lão hóa, giảm mắc bệnh tim mạch và hạ huyết áp. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng lại cho rằng đó chỉ là sự cường điệu nhằm thu hút khách hàng của các nhãn hiệu đồ uống.
Ảnh minh họa
Không thể phủ nhận nước dừa mang lại một vài lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dừa là cách hydrat hóa (cung cấp nước) hoàn toàn tự nhiên. Bên cạnh đó, với những người không thích ăn trái cây, rau củ - loại thực phẩm chứa nhiều kali thì nước dừa có thể giúp bạn bổ sung kali vào chế độ ăn uống. Ông Joan Salge Blake - phó giáo sư lâm sàng về dinh dưỡng tại Đại học Boston - đồng ý với điều này. Tuy nhiên ông từng chia sẻ rằng: "Thà bạn lấy kali từ các loại trái cây khác còn hơn".
Theo Blake, nước dừa cung cấp một lượng kali đáng kể, cũng mang đến một lượng calo tương đương. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm và phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút mới đốt cháy hết số năng lượng này. Vì thế nó không phù hợp với người đang ăn kiêng. Thay vì uống nước dừa, bạn có thể ăn quả chuối và nhận được nhiều kali cùng nhiều chất khác không có trong dừa. Ngoài ra, ăn trái cây còn giúp bạn bổ sung nhiều chất xơ. Do vậy, dù không thích trái cây, bạn cũng nên bổ sung vài loại quen thuộc như bơ, chuối, ổi... Không nên uống nhiều hơn 2 quả dừa một ngày, cũng không nên uống thường xuyên vì rất dễ khiến bạn tăng cân.
Còn nếu bạn muốn cung cấp nhiều nước cho cơ thể thì nước lọc sẽ hiệu quả hơn nước dừa. Nếu tập thể thao trong thời gian chưa đến 1 tiếng đồng hồ, và không đổ nhiều mồ hôi thì không cần phải dùng các loại đồ uống bổ sung năng lượng hay nước dừa, chỉ cần nước lọc là đủ, không làm bạn tăng cân hay thậm chí mệt mỏi hơn vì quá nhiều đường trong đồ uống.
Còn theo Đông y, phụ nữ mang thai không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi ấy phôi thai còn nhỏ, nước dừa có thuộc tính hàn, bà bầu uống sẽ không tốt cho quá trình chuyển hóa thức ăn. Ngoài ra, nước dừa có 2% là chất béo khiến bà bầu khó tiêu, dễ gây ốm nghén. Tuy nhiên sau đó thì người có thai uống nước dựa lại khá tốt, có tác dụng kháng khuẩn, chống táo bón, lợi tiểu...
Theo ngoisao.net
Công dụng tuyệt vời của nước dừa đối với sức khỏe trong những ngày nắng nóng Uống nước dừa thường xuyên với liều lượng vừa phải sẽ giúp bạn đẹp da, giảm nguy cơ mất nước, tốt cho tim mạch và tăng cường năng lượng. Làm đẹp da Cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Ngoài ra, axit lauric có trong nước dừa cũng được cho là có tác dụng...