Thịt mắm cơm đỏ
Đồng bào dân tộc vùng cao nổi tiếng có nhiều món ăn ngon, độc đáo làm nức lòng du khách thập phương. Thịt mắm cơm đỏ là một trong những món ăn như thế.
Người Tày, Nùng thường có thói quen khi mổ lợn, dù to hay nhỏ thì đều lấy thịt ba chỉ, thịt thủ để làm thịt mắm cơm đỏ. Đó vừa là cách bảo quản thịt lợn, vừa để có thêm món ngon đãi khách – ông Lý Xuân Đồng, thôn Soi Trinh, xã Trung Hòa ( Chiêm Hóa, Tuyên Quang) bảo với chúng tôi như vậy.
Thịt mắm cơm đỏ ủ khoảng 10-15 ngày.
Chỉ tay về chiếc chum ở góc bếp, ông Đồng bảo, đó là chiếc chum ủ thịt mắm cơm đỏ, ông ủ từ Tết. Giờ ăn là chuẩn nhất. Nói rồi ông mở nắp chum ra. Mùi thơm sực nức tỏa ra như đánh thức tất cả khứu giác khiến chúng tôi dù chưa thưởng thức nhưng cũng ngất ngây. Xúc một ít mắm thịt ra đĩa, ông bảo, món này ăn thì rất ngon nhưng làm thì cũng kỳ công. Trước đó, ông đã chuẩn bị loại gạo nếp thơm ngon nhất. Sau đó, ông lấy cây cơm đỏ về luộc lấy nước để ngâm gạo nếp rồi đồ xôi. Xôi cơm đỏ được ủ với men lá được làm từ các loại lá cây rừng. Khi nếp cái đã lên men thơm lừng là lúc có thể dùng làm nguyên liệu cho món thịt mắm cơm đỏ.
Tiếp đến là công đoạn chuẩn bị thịt. Khi lợn đã mổ ra, tất cả thịt ba chỉ, thịt thủ của con lợn được làm sạch, thái bằng 2 ngón tay ướp muối. Thịt được đổ vào chum trộn đều với củ riềng, cây cơm đỏ và rượu nếp cái thơm (đã chuẩn bị từ trước đó) rồi buộc thật kín bằng ni lông. Chừng nửa tháng, mở chum mùi thơm sực nức, là lúc thịt mắm đã ăn được. Lúc này những miếng thịt mắm đã săn lại có màu hồng tươi (màu cây cơm đỏ) rất hấp dẫn.
Đến bản làng Tày, Nùng vùng cao mùa này, chắc chắn du khách sẽ được thưởng thức món thịt mắm cơm đỏ. Miếng thịt mắm ngòn ngọt, chua chua xen lẫn vị cay nhẹ của củ riềng và hương thơm nồng của rượu nếp khiến chúng ta ngất ngây, ăn mãi không thấy chán. Thịt mắm cũng có thể chưng lên làm nước chấm, chấm rau sống hoặc xào cùng thịt lợn tươi cũng rất thú vị.
Chị Nguyễn Thị Hoài, ở tổ 8, phường Tân Hà, TP Tuyên Quang bảo, món mắm thịt cơm đỏ ăn rất ngon. Đặc biệt, hương vị đặc biệt từ món này khiến bữa cơm thêm ngon miệng, ăn mãi không thấy chán. Vì vậy, chị vẫn thường tìm mua ở vùng dân tộc. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có, thường là sau Tết, khi bà con mổ lợn thì mới làm món ăn này. Nếu muốn ăn thì phải đặt, và cũng nửa tháng mới có. Cái hay của thịt mắm cơm đỏ, nếu đậy kín có thể để 5 đến 6 tháng vẫn ăn được.
Video đang HOT
Hiện nay, món mắm thịt cơm đỏ đã có mặt ở một số chợ phiên vùng cao. Nếu bạn muốn thưởng thức món ngon này thì đừng bỏ lỡ những chuyến du xuân vùng cao, đến thăm chợ phiên của đồng bào dân tộc để thưởng thức món ngon ngay tại đây nhé. Chắc chắn, hương vị độc đáo từ món thịt mắm cơm đỏ sẽ khiến thực khách lưu luyến mãi.
Hà Giang: Bắt cá suối tươi roi rói kiểu kỳ lạ, đàn bà khỏe như lực sỹ, tốc váy, ném hòn đá cuội
Phụ nữ dân tộc Tày ở tỉnh Hà Giang thường mặc váy dài quá đầu gối, khi bắt cá, họ sẽ đứng dạng chân và dùng tay nhấc từng viên đá lên, sau đó nhanh tay xoa vào đá để cá rơi xuống váy.
Tại xã Du Già, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, đồng bào dân tộc Tày nơi đây vẫn giữ được phương pháp bắt cá cổ truyền để gìn giữ nguồn tài nguyên "trời cho" này. Đặc biệt, tất cả phụ nữ Tày thường có cách tốc váy bắt cá suối khiến du khách ấn tượng.
Những người phụ nữ dân tộc Tày nhấc đá, tốc váy để bắt cá suối khỏe như lực sĩ. (Ảnh: Hoàng Nam).
Mùa hè, nước trong là thời điểm thích hợp nhất để người dân đi bắt cá suối.
Người Tày từ xưa đến nay chủ yếu sinh sống, định cư ở chân các dãy núi, nơi có các thung lũng và dòng suối đổ về thuận lợi cho việc canh tác lúa nước và đánh bắt cá suối làm thức ăn.
Cái tên Du Già còn khá mới mẻ trong bản đồ du lịch Hà Giang, thế nhưng đối với những người yêu du lịch khám phá, đặc biệt là bạn trẻ thì cái tên bản tên Du Già này không còn là một cái tên quá xa lạ.
Phan Thị Kim Yến (sinh năm 1993) ở TPHCM đã có 5 lần đặt chân đến Du Già. Bản làng bình yên này được Yến coi là quê hương thứ hai của mình: "Người dân trong làng ai cũng nhớ tên mình, đi chợ phiên gặp ai cũng quen và chủ homestay luôn coi mình như người gia đình, không lấy tiền phòng", Kim Yến chia sẻ.
Du Già lôi cuốn cô bởi vẻ đẹp yên bình, hoang sơ với cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ. Đặc biệt những người dân nơi đây rất mến khách và thân thiện. Cô được trải nghiệm các hoạt động văn hóa của người dân tộc Tày và ngạc nhiên nhất với tài bắt cá suối của các cô, các bác ở đây.
Tháng 4 vừa qua, cô gái Sài Gòn lại về Du Già để xoa dịu tâm hồn sau chuỗi ngày làm việc áp lực. Nhưng do tình hình dịch bệnh, TPHCM đang thực hiện giãn cách xã hội nên Yến đã kẹt lại đây gần 4 tháng.
Phụ nữ Tày thường mặc váy dài quá đầu gối, khi bắt cá suối, họ sẽ đứng dạng chân và dùng tay nhấc từng viên đá lên, sau đó nhanh tay xoa vào đá để cá rơi xuống váy. Người dân thường đi vào buổi trưa hoặc buổi chiều, kết hợp đi tắm suối và bắt cá suối tốc váy.
Phụ nữ Tày thường bắt cá suối bằng một số cách như dùng màn, dùng vợt, tốc váy. Ảnh: Kim Yến.
"Các cô, bác ở đây rất giỏi và khỏe, từ những người già đến trẻ đều nhấc đá lên để bắt cá như lực sĩ vậy", Yến nói.
Còn với cách bắt cá suối bằng màn thì phải đi từ 3-4 người. Thời điểm bắt lý tưởng nhất là vào sáng sớm, người thì giăng màn, những người còn lại sẽ dùng que chọc vào các hòn đá để cá bơi vào màn.
Cá suối bắt về thường rán giòn hoặc xào măng chua. Ảnh: Kim Yến.
Trẻ con cũng ra suối bắt cá, nhưng chúng thường lặn và sử dụng những chiếc que tự chế để bắt cá suối. Ảnh: Kim Yến.
Cá suối khi bắt về thường được rán giòn tan hoặc rang với măng chua ăn rất đưa cơm, đây chính là một trong những món đặc sản du khách không thể bỏ qua khi đến Du Già.
Dù không có nhiều địa điểm du lịch, thế nhưng ở Du Già có khá nhiều trải nghiệm thú vị.
Thời điểm lý tưởng nhất để đến bản làng này là vào mùa hè, khi ấy bạn sẽ được ngắm nhìn những cánh đồng lúa, nương ngô xanh mướt. Tuyệt vời hơn cả đó chính là không khí trong lành mát mẻ và được trải nghiệm bắt cá suối ở dòng suối trong vắt uốn quanh bản làng.
Chuyện tình bù trừ của cặp đôi "2 người 2 chân" được kể sau bức ảnh chụp vội Hai mảnh đời khiếm khuyết, một người thiếu chân trái và một thiếu chân phải đã ghép lại thành một cặp hoàn hảo, viết nên tình yêu đẹp. Cuộc gặp gỡ tình cờ của chàng nhiếp ảnh người Tày Anh Lưu Minh Khương (SN 1994, người dân tộc Tày ở Bắc Giang) được biết đến là Tiktoker triệu view với những video chụp,...