Thịt lợn tăng vọt đỉnh, tiểu thương bán thịt bò doanh thu tăng gấp đôi
Tuần qua lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận giá lợn hơi tăng chóng mặt, vượt 100.000 đồng/kg.
Do thịt lợn quá đắt đỏ, các bà nội trợ đã chuyển sang dùng thực phẩm khác. Nhiều tiểu thương bán thịt bò nhờ đó có doanh thu tăng gấp 2 đến 3 lần.
Thịt lợn liên tiếp thiết lập “đỉnh” giá mới
Trong khoảng một tuần nay, mỗi ngày lợn hơi lại được thiết lập một mức giá mới. Khảo sát trên thị trường ngày 27/5 cho thấy một số địa phương giá lợn hơi đã vượt 100.000 đồng/kg.
Thịt lợn tăng mỗi ngày một giá khiến tiểu thương ngao ngán vì ế ẩm
Cụ thể, ở các tỉnh miền Bắc giá lợn hơi vẫn tiếp tục tăng. Tại Phú Thọ đạt 97.000 đồng/kg; Hải Phòng đạt 99.000 đồng/kg; Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc duy trì ở mức 98.000 – 100.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá lợn hơi hôm nay tiếp tục kéo dài chuỗi ngày tăng giá không ngừng, một số địa phương tăng 3.000 đồng/kg so với ngày trước đó, lên 99.000 – 100.000 đồng/kg.
Trong khi đó, những ngày gần đây, giá lợn hơi trên địa bàn Nghệ An tăng phi mã, lên mức 98.000 đồng – 105.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tăng cao khiến giá thịt thành phẩm ở các chợ dân sinh và các cửa hàng thực phẩm sạch cũng được đẩy lên mức kỷ lục.
Tại một số chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giá thịt lợn ở mức rất cao. Cụ thể, thịt ba chỉ, sườn có giá 190.000 đồng/kg, thịt nạc thăn có giá 180.000 – 190.000 đồng/kg… Trong khi tại các siêu thị, giá thịt lợn ở mức 180.000 – 250.000 đồng/kg (tùy loại).
Tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, giá thịt lợn bán lẻ vẫn đang ở mức cao, tiệm cận 200 nghìn đồng/kg và không dưới 150 nghìn đồng/kg đối với các loại thịt mảnh bán lẻ.
Video đang HOT
Tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nôi), giá bán lẻ dao động ngưỡng 160-200 nghìn đồng/kg. Cụ thể, thịt ba chỉ có giá 170-190 nghìn đồng/kg; Thịt vai 170-180 nghìn đồng/kg; Sườn thăn 180-200 nghìn đồng/kg; Thịt mông sấn 170-180 nghìn đồng/kg.
Tiểu thương bán thịt lợn tại các khu chợ này cho biết, giá lợn hơi tăng mạnh đã đẩy giá thịt lợn các loại tăng thêm 5.000-20.000 đồng/kg. Vì thế, thay vì cảnh tấp nập mua bán như trước, vào những ngày này hàng thịt lợn lại rơi cảnh ế ẩm.
Giá thịt lợn đắt đỏ cộng với nắng nóng nên người dân chuyển sang ăn tôm, cua, cá, thịt bò, các loại thực phẩm giải nhiệt khác nên thịt lợn càng ế. Tuy nhiên, dù ít người mua nhưng theo một số chủ quầy, thịt lợn vẫn không thể giảm giá, bởi giá móc hàm nhập ở chợ đầu mối đã hơn 140.000 đồng/kg.
Thịt bò “lên ngôi”
Chị Lê Thanh Thảo, (Nghĩa Tân, Hà Nội) cho biết, gần nửa tháng qua, gia đình chị không dùng thịt lợn, đi chợ thấy giá thịt lợn tăng cao nên đã chuyển sang ăn cá, tôm, thịt bò hoặc thịt gà. Chị Thảo cho biết thêm, không chỉ giá tăng cao mà thịt cũng không được ngon như trước nên chị không mặn mà với món thịt heo nữa.
Nhiều tiểu thương chuyển sang bán thịt bò thay vì thịt lợn như trước đây
“Mấy tháng nay giá thịt lợn tăng cao quá. 1 kg sườn giá 180.000 đồng mà chất lượng không ngon. Còn sườn non giá 200.000 đồng/kg, trong khi thịt bò nhiều đạm hơn cũng chỉ 250 – 280.000 đồng/kg. Do đó, tôi chuyển sang mua cá, tôm, thịt bò, thịt gà”, chị Thảo nói.
Bà Trần Thị Loan, một tiểu thương bán lẻ thịt lợn (chợ Yên Hòa, Cầu Giấy) cho hay, nhiều ngày liên tiếp tôi chỉ dám nhập 40kg thịt nhưng đến trưa vẫn chưa bán hết. Sức mua giảm một phần do nắng nóng, phần khác là do người tiêu dùng cắt giảm khẩu phần ăn khi các loại thực phẩm khác như cá, tôm, gà…đang rẻ. Để thêm thu nhập, bà Loan chuyển sang bán thịt bê.
“Dù sao cũng vẫn một công, giờ đây tôi nhập ít thịt lợn đi và bán kèm thêm thịt bê” – bà Loan cho hay.
Bà Trà – một tiểu thương khác quầy kế bên cũng cho hay, vì thịt lợn bán chậm lãi lời chẳng được là bao nên gần 2 tháng nay tôi đã chuyển hẳn sang bán thịt bò.
“Thịt lợn mỗi ngày một giá, người mua thưa vắng. Khi chuyển sang bán thịt bò doanh thu của tôi tăng dần.
Tùy loại, trung bình thịt bò dao động từ 180.000-290.000 đồng/kg. Trước đây, khi mới bán mỗi ngày tôi chỉ dám nhập 10 kg các loại, giờ quen khách tôi lấy tăng dần lên 15 – 20 kg. Nhiều hôm cuối tuần, tôi bán tới hơn 9h đã hết hàng” – bà Trà chia sẻ.
Cũng theo bà Trà, tuy số lượng không nhiều như thịt lợn, nhưng nếu so với thịt lợn thì nhàn hơn nhiều.
“Giờ đây tôi không phải lo giải thích cho khách vì mỗi ngày thịt lợn tăng một giá, cũng không lo cảnh ế hàng như thời gian trước” – bà Trà phấn khởi nói thêm.
Rau xanh tăng giá vùn vụt, tiểu thương lo "bão giá" giống thịt lợn
Mưa đá, rét đậm khiến rau xanh chết sạch, cộng tâm lý Tết đẩy giá tăng vùn vụt. Tiểu thương lo giá rau bước vào "bão giá" như thịt lợn vừa qua.
Rau chết cả loạt, giá tăng vùn vụt
Ngày mồng 5 Tết, các chợ lớn chưa mở bán trở lại nhưng các chợ cóc trên địa bàn Hà Nội đã khá nhộn nhịp. Thịt bò và rau xanh là hai mặt hàng có giá cao chóng mặt sau Tết.
Tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), thịt bò được bán với giá 400.000 đồng/kg, rau xanh các loại đều tăng giá gấp 4-5 lần...
Cụ thế, rau cải cúc có giá 15.000 đồng/mớ (trước Tết 3.000-4.000 đồng/mớ); Rau muống 20.000 đồng/mớ; Rau cải 50.000 đồng/kg; Xà lách 60.000 đồng/kg tăng 4 lần...
Chị Hoài, một tiểu thương chợ Nghĩa Tân, cho biết: Sau trận mưa đá vào những ngày Tết, hầu như các gia đình không còn cọng rau nào, trừ những luống rau được che chắn trong nhà kính, còn lại bị mưa đá ném dập hết.
"Muốn kiếm rau ăn cũng khó thì giá tăng là chuyện đương nhiên. Hơn nữa, lượng rau dịp Tết tiêu thụ mạnh khiến nguồn cung sau Tết bị sụt giảm nên giá càng thêm cao", chị Hoài nói.
Chị Hằng, chủ một sạp rau gần đó lo lắng: "Nếu cứ tình trạng mưa rét kéo dài thì vài tháng tới rau vẫn đắt đỏ và diễn biến khó lường như giá cả thịt lợn và thịt bò".
Tại các chợ như Cổ Nhuế (Từ Liêm), chợ Cầu Giấy, chợ Mỹ Đình, chợ Long Biên..., giá rau xanh cũng tăng mạnh, lượng rau ít, các loại thịt, cá cũng bán ở mức cao...
"Thịt bò là mặt hàng đắt khách sau Tết nên giá tăng mạnh nhất, khoảng 400-450 nghìn đồng/kg, tăng 100-150 nghìn/kg so với trước đó. Thịt lợn ở mức 210 nghìn đồng/kg, tăng 40-50 nghìn/kg, các loại cá tăng 20-40 nghìn đồng/kg...", chị Hằng, tiểu thương chợ Đồng Xa (Từ Liêm) cho biết.
Tại chợ Long Biên, chị Thắm, một chủ cửa hàng bán buôn rau xanh thông tin: Giá các loại rau xanh tăng mạnh, cách biệt quá lớn từ trước và sau Tết. Miền Bắc nguồn cung giảm sụt rõ rệt, chủ yếu rau được nhập từ miền Trung và miền Nam... Giá nhập tại vườn cũng tăng khoảng 3-4 lần.
"Những ruộng rau xanh lớn ở miền Bắc bị phá tan sau những trận mưa đá ngày 30 Tết, khiến chúng tôi cũng phải loay hoay tìm các đối tác miền Nam. Rau đắt, chúng tôi sẽ thất thu, tôi chỉ sợ một kịch bản thịt lợn lại diễn ra khiến người tiêu dùng khổ sở", chị Thắm chia sẻ.
Bún, phở giá tăng gấp đôi, gửi xe đắt gấp 5-6 lần
Sau nghỉ lễ, nhiều dịch vụ hay quán ăn mở hàng trở lại bán giá cao "ngất ngưởng"...
Tại quán phở trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội, một bát phở được bán giá 60.000 đồng, tăng gấp đôi ngày thường nhưng lúc nào cũng đông nghịt khách vì người dân đã đổ về Hà Nội chuẩn bị cho những ngày làm việc đầu tiên của năm mới.
Tương tự, một quán bún ốc tại phố Nghĩa Tân cũng tăng giá lên 50.000 đồng/bát.
Còn tại TP Vinh, Nghệ An, một quán bún lươn ở đường Lê Lợi mở hàng bán 55.000 đồng/bát, tăng 20.000 đồng/bát. Theo chủ quán, đây là mức tăng nhẹ vì thực phẩm ngày Tết đắt đỏ và nhân công lại không có.
Dịch vụ gửi xe tại các chùa, đền cũng bị "chặt chém" mạnh. Đơn cử như tại Phủ Tây Hồ (Hà Nội), giá gửi xe máy lên đến 30.000 đồng/xe, tăng gấp 6 lần; Giá gửi xe ô tô 100.000 đồng/lượt tăng gấp 5 lần...
Theo báo giao thông
Thịt lợn giá cao chưa từng có, chị em sáng tạo làm điều bất ngờ Trong nhiều ngày liên tiếp thịt lợn vẫn tiếp tục "leo thang" ở ngưỡng trên dưới 200.000 đồng/kg. Nhiều chị em đã chia sẻ những món ăn "không thịt" mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Thịt lợn tăng giá liên tiếp trong nhiều ngày nay, với mức thu nhập "ổn định" của một nhân viên văn phòng như chị Hoàn thì mỗi lần...