Thịt lợn tăng giá kỷ lục, nhiều mặt hàng cũng bắt đầu “leo” giá
Giá thịt lợn thành phẩm hiện tại là 160.000 – 180.000 đồng/kg. Mức tăng giá kỷ lục này không chỉ kéo theo giá của một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, mà người dân cũng phải “bấm bụng” chi thêm cho những bữa ăn nhanh ở các quán ăn bình dân.
Giá nhiều mặt hàng có nguyên liệu từ lợn cũng bị ảnh hưởng bởi giá thịt lợn.
Giá của nhiều mặt hàng “leo thang”
Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, khi mặt hàng thịt lợn tăng giá kỷ lục thì không chỉ riêng tiểu thương “than trời” vì khó tiêu thụ, mà giá các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn cũng tăng buộc người tiêu dùng phải “căn cơ” hơn trong chi tiêu gia đình.
Chị Lê Thị Tám (45 tuổi, quê ở Yên Lạc, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), tiểu thương ở chợ Nam Trung Yên ( Cầu Giấy) cho biết, trong hơn 5 năm làm nghề bán hàng tươi sống, chưa bao giờ chị thấy giá thịt lợn tăng vọt như thời điểm nay. Chị Tám cho biết: “3h sáng, chúng tôi bắt đầu đi lấy lợn móc hàm và đưa về đến Hà Nội lúc 5h sáng để bày bán. Giá thịt móc hàm cũng bấp bênh từng ngày, có hôm tôi lấy thì giá lên 97.000 đồng/kg, có hôm thì giá 95.000 – 96.000 đồng/kg. Còn giá thịt lợn hơi ở khu vực Vĩnh Phúc thì hiện nay là 120.000 đồng/kg. Chưa bao giờ chúng tôi thấy giá cả thịt lợn tăng cao như thời điểm bây giờ. Chắc chắn, từ giờ đến thời điểm Tết Nguyên đán, giá thịt lợn không dừng lại ở mức như hiện nay mà sẽ tăng hơn nữa”.
Chị Nguyễn Thị Oanh (32 tuổi, quê ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tiểu thương chợ Nam Trung Yên cho biết: “Thịt lợn tăng, chúng tôi bán ra cũng chậm hơn rất nhiều. Cách đây hơn tháng thì dễ bán dễ mua nhưng bây giờ thì ít người mua hơn, như thời gian trước khách hàng sẵn sàng mua cả cân ăn thì bây giờ, số mua giảm còn một nửa. Tôi nhập hàng mua cũng khó hơn. Ở quê tôi, đi đâu họ cũng nói về giá thịt lợn. Mặc dù giá bán ra cũng tương đương ở quê nhưng vào cuối buổi thì chúng tôi phải bán lỗ, bán thanh lý cho chủ các hàng cơm bình dân đến lấy. Giá đắt thì đắt từ gốc, có thể do khách hàng chưa thích nghi nên lượng mua chưa nhiều”.
Cũng theo ghi nhận của PV, một số mặt hàng thực phẩm tươi sống cũng tăng giá theo thịt lợn như thịt bò tăng từ 15.000 – 20.000 đồng/kg, thịt gà tăng từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, cá nước ngọt đều tăng khoảng 5.000 đồng/kg. Việc nhiều mặt hàng tăng giá cũng khiến các sản phẩm có nguyên liệu từ thịt lợn cũng đều tăng giá.
Gian hàng bánh cuốn của bà Tâm (65 tuổi, ở chợ Nam Trung Yên, Cầu Giấy) luôn đông khách bởi mức giá mà bà Tâm bán ra chỉ khoảng 20.000 đồng/suất. Tuy nhiên, từ khi giá thịt lợn tăng, giá mua nguyên liệu để làm nhân bánh cuốn cũng không thể như trước. Bà Tâm cho biết: “Lượng thịt mua làm nhân bánh không quá nhiều nhưng giá cả tăng, trừ các chi phí cần thiết thì tôi chỉ tăng 3.000 đồng/suất bánh cuốn”.
Khác với bà Tâm, chị Hằng (35 tuổi, quê ở Cao Bằng), chủ cửa hàng bánh cuốn tại phố Mạc Thái Tông (Cầu Giấy) cho biết: “Nước chấm của bánh cuốn vùng cao là phải có nước cốt xương hầm nên việc mua nguyên liệu không chỉ dừng lại ở thịt xay làm nhân bánh, mà chúng tôi phải mua cả xương ống để hầm làm nước chấm”. Theo chị Hằng, vì giá cả mặt hàng thịt lợn tăng cao nên cửa hàng bánh cuốn đặc sản vùng cao của chị Hằng tăng giá 5.000 đồng/suất.
Người tiêu dùng “bấm bụng”, căn cơ chi tiêu
Video đang HOT
Giá thịt lợn tăng khiến thịt lợn bán chậm hơn.
Giá thịt lợn tăng kỷ lục, kéo theo giá của các mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc, nguyên liệu từ thịt lợn cũng leo thang. Việc giá cả đua nhau tăng khiến người nội trợ buộc phải căn cơ chi tiêu cho các bữa ăn gia đình.
Bà Tấm (54 tuổi, ở Dịch Vọng, Cầu Giấy) cho biết, gia đình bà có 5 thành viên, do con dâu vừa ở cữ nên bữa ăn của gia đình không thể thiếu các món ăn chứa nhiều đạm như: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò… Bà Tấm cho biết: “Con dâu ở cữ không phải ăn gì cũng được, bữa ăn cũng phải có món thịt nào đó. Dù giá thịt tăng, gia đình tôi vẫn phải căn cơ chi tiêu gia đình để con dâu đảm bảo nguồn sữa cho cháu bé”.
Theo Bộ Công thương, nguyên nhân khiến giá thịt lợn tăng giá là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019 và lan rộng đến cuối tháng 6, sau đó bùng phát trên phạm vi toàn quốc. Số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy lớn cùng với việc không thể tái đàn ở các vùng dịch trong những tháng tiếp theo do dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam chưa được khống chế, chưa có vaccine chống dịch nên đã tác động lớn đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước (đặc biệt cho giai đoạn từ cuối tháng 9 đến nay).
Việc kiểm dịch thú y, kiểm soát dịch bệnh hạn chế lưu chuyển lợn thịt và thịt lợn giữa các địa phương để tránh lây lan dịch bệnh đã gây mất cân đối cung cầu cục bộ tại một số địa phương, đẩy giá thịt lợn tăng cục bộ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nguồn cung giống cũng giảm nên việc chăn nuôi lợn đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống, các biện pháp phòng dịch cho chuồng trại, chi phí kiểm dịch thú y… cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn.
Ngoài ra, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm tăng thì một bộ phận người chăn nuôi và nhà sản xuất giữ hàng lại chưa bán chờ giá tăng cao hơn.
Theo Bộ Công thương, trong thời gian tới, do dịch tả lợn châu Phi đã qua giai đoạn đỉnh, tình hình dịch bệnh và số lượng lợn bị bệnh, tiêu hủy đã giảm dần nên đã có một số nơi được phép tái đàn trở lại. Đồng thời, với giá thịt lợn cao cũng khuyến khích người chăn nuôi tái đàn, do vậy cũng sẽ giúp bù đắp một phần thiếu hụt trong thời gian tới. Ngoài ra, do giá thịt lợn trong nước đang ở mức cao nên các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sẽ nhập khẩu thịt lợn an toàn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng sẽ giảm áp lực cho nguồn cung trong nước. Bộ Công thương dự báo nhu cầu thiếu thịt lợn cho tháng 12/2019 và tháng 1/2020 vào khoảng 600.000 tấn.
Theo Gia đình & Xã hội
Bộ NN&PTNT đề xuất nhập khẩu thịt lợn để "hạ nhiệt"
Ngày 20/12, trong báo cáo khẩn Thủ tướng về tình hình nguồn cung thực phẩm cho dịp Tết, trong đó trọng tâm là thịt lợn, Bộ NN&PTNT cho biết.
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) khiến sản lượng thịt lợn giảm khoảng 13,5% so với năm ngoái và kiến nghị cho nhập thịt để bù đắp lượng thiếu hụt.
Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng và kiến nghị cho nhập khẩu để bù đắp lượng thịt lợn thiếu hụt trong nước. Ảnh: Bình Phương.
Thiếu hụt khoảng 200 nghìn tấn thịt lợn
Báo cáo Thủ tướng, Bộ NN&PTNT dự báo sản lượng thịt hơi các loại cả năm 2019 ước khoảng 5 triệu tấn, giảm 6,2% so với năm 2018. Tuy nhiên, trừ chăn nuôi lợn giảm, sản lượng các loại vật nuôi đều tăng tốt: như đàn bò (tăng 4,4%), sữa (đạt 1,1 triệu tấn, tăng 10%), gia cầm (sản lượng 1,26 triệu tấn, tăng 15%), trứng khoảng 14 tỷ quả (tăng 12%).
ối với thịt lợn, do DTLCP nên sản lượng thịt cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018. Số lượng lợn tiêu hủy gần 6 triệu con, trọng lượng khoảng 342.800 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước.
Hiện tổng đàn lợn cả nước khoảng 25 triệu con, trong đó đàn nái là 2,7 triệu con, đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà còn 109 nghìn con, cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân giống phục vụ tái đàn.
Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, do đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm và thủy sản với tổng sản lượng các loại thực phẩm tăng hơn 400 nghìn tấn so với năm 2018, một phần phục vụ cho tăng trưởng, một phần bù đắp thiếu hụt do bệnh DTLCP.
Bộ NN&PTTN cho biết, qua cân đối của Tổng cục Thống kê, hiện số lượng thịt lợn còn thiếu thụt khoảng 200 nghìn tấn. Do vậy, Bộ này đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo ngành công thương và các địa phương cần tập trung nguồn lực cho công tác bình ổn mặt hàng thịt lợn, so với các nhóm thực phẩm khác trong dịp Tết sắp tới.
Về nhập khẩu thịt lợn, Bộ NN&PTNT cho biết đã nhiều lần có ý kiến và báo cáo Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, đề nghị Bộ Công Thương có kế hoạch cho nhập khẩu thịt lợn từ các quốc gia có hiệp định song phương, nhằm cân đối việc thiếu hụt thịt lợn trong nước và hài hòa lợi ích giữa các bên.
Bộ NN&PTNT không cấp quota nhập khẩu thịt lợn, cũng như bất kỳ động vật, sản phẩm động vật nào. Tất cả đều bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT kiến nghị Ban chỉ đạo 389 các cấp chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam.
Theo Bộ NN&PTNT, từ tháng 6/2019 đến nay, bệnh DTLCP đã giảm mạnh. Hiện có trên 6.000 xã (chiếm 71% tổng số xã có dịch) ở 412 huyện, của 56 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát dịch. Hưng Yên và Hải Dương là hai tỉnh đã hết dịch. Ngoài ra, 21 tỉnh, thành phố khác có trên 85% số xã đã qua 30 ngày.
Tăng kiểm soát giá thịt lợn
Bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà ông (quận Hà ông, Hà Nội) cho biết, hiện có 3 nhà cung ứng thịt lợn cho siêu thị. ể đảm bảo lượng hàng, siêu thị phải làm việc và bắt các nhà cung cấp không để "đứt" hàng bất cứ lúc nào.
Theo bà Dung, trung bình siêu thị nhập mỗi ngày khoảng 300 kg thịt lợn. Theo hợp đồng với nhà cung cấp, thịt lợn tăng sẽ báo trước 1 tuần và hiện giá đã tăng tới 40% so với trước. Do vậy, siêu thị hiện chủ yếu phục vụ người tiêu dùng chứ không có lợi nhuận. Người dân cũng dần chuyển sang ăn bò, gà, cá vì thịt lợn tăng giá.
Bà Dung cho rằng, nguồn cung thịt lợn không quá thiếu mà chủ yếu nhiều người "găm hàng". "Còn thịt đông lạnh nhập khẩu cũng không hề rẻ và hiện giá cao hơn thịt lợn trong nước, trong khi người tiêu dùng Hà Nội sử dụng hạn chế. Trong bối cảnh này, chưa đến mức phải nhập khẩu thịt từ nước ngoài", bà Dung nói.
ại diện siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) cho biết, siêu thị có bán thịt đông lạnh nhưng không có chuyện thiếu thịt lợn tươi bán trong thời điểm này. Còn đại diện siêu thị Lotte ống a (Hà Nội) cho hay, siêu thị có bán thịt lợn nhập, nhưng giá đắt, rẻ tùy từng loại. Có loại như thịt thăn lợn lên tới 440.000 - 450.000 đồng/kg. Riêng các loại như chân giò, thịt vụn, thịt mũi, tai lợn ở nước ngoài có giá rất rẻ, chỉ khoảng trên dưới 1 USD/kg (chưa có thuế).
Theo đại diện các siêu thị, hiện người tiêu dùng Việt Nam vẫn thích ăn "thịt nóng" hơn các loại thịt đông lạnh nhập khẩu. Do vậy, nếu có nhập về sức tiêu thụ cũng khó tăng mạnh.
Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú cho rằng, việc các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn, thịt bò, gà đông lạnh để chế biến thực phẩm đóng hộp, đồ nguội như: thịt xông khói, xúc xích... sẽ góp phần hạn chế việc thiếu hụt nguồn thịt cung trên thị trường.
Trong khi đó, để tránh tình trạng người chăn nuôi, tiểu thương găm hàng, đẩy giá, theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, trước mắt cần khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn tươi, nhằm giảm sức ép cho nguồn cung trong nước.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng kiểm soát thị trường, ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng tăng giá, gây bất ổn thị trường của các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn.
Do bệnh DTLCP nên sản lượng thịt lợn cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018. Số lượng lợn tiêu hủy gần 6 triệu con, trọng lượng khoảng 342.800 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước.
Theo Tiền Phong
Giá thịt lợn tăng mạnh, tim lên đến 305.000VND/kg và đây là "báo giá" thịt để chị em tham khảo trước khi đi chợ Giá thịt lợn vẫn tiếp tục tăng điên cuồng và theo nhiều người dự đoán tình hình vẫn tiếp diễn khi nhu cầu tiêu dùng cao điểm cuối năm đang đến. Gần 50 ngày kể từ khi giá thịt lợn bắt đầu tăng và tới hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Người tiêu dùng đang đứng trước cơn "bão" giá...