Thịt châu chấu bổ hơn cả thịt gà
Não và các mô thần kinh của gián và châu chấu có chứa chất có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc nhưng không phải gián, châu chấu là giúp cơ thể kháng được các loại vi khuẩn.
Không phải cứ ăn là diệt được vi khuẩn
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Y tế quốc gia Anh (NIH) đã phát hiện trong não và các mô thần kinh của hai loại côn trùng này ít nhất có chín loại phân tử có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn E.coli và khuẩn tụ cầu MRSA kháng meticillin.
Các thử nghiệm đã khẳng định các phân tử diệt khuẩn trong não và mô thần kinh của hai loài côn trùng này không gây hại cho tế bào của người.
GS.TSKH Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam tỏ ra khá bất ngờ về phát hiện này: Việt Nam chưa có những nghiên cứu sâu rộng đến thế. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, không phải không có cơ sở.
Châu chấu rang
Bản thân gián, châu chấu và các loài côn trùng khác cũng có khả năng kháng được một số loại vi khuẩn để tồn tại. Tuy nhiên, việc bản thân chúng có thể kháng được vi khuẩn, đến việc giúp cho con người kháng được vi khuẩn lại là một con đường rất dài.
GS Bùi Công Hiển, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Côn trùng học cho biết, gián và châu chấu có rất nhiều loài khác nhau như châu chấu đầu bằng, châu chấu đầu nhọn, châu chấu ma… Gián có gián đất, gián nhà, gián Đức, gián Mỹ… Bản thân con gián là loài côn trùng truyền bệnh bởi tính chất ăn tạp và thói quen sống chui rúc ở những nơi ẩm thấp, hôi hám và bẩn thỉu.
Video đang HOT
Bộ phận truyền bệnh chính là chân chúng. Ở châu chấu, mức độ truyền bệnh này thấp hơn song đa phần chúng là loại hại mùa màng. Tuy vậy, việc phát hiện ra chất tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc nằm trong não của chúng là điều rất có thể.
Tất nhiên, cần phải hiểu rằng, nếu nghiên cứu này là đúng không có nghĩa là người ta sẽ ăn các con gián, châu chấu để giúp cơ thể kháng được các loại vi khuẩn. Con đường nghiên cứu, ứng dụng hoạt chất sinh học sau khi đọc được cấu trúc của nó thì đến nay, ở Việt Nam hay bất cứ nước nào trên thế giới cũng tiến hành như nhau. Để có những hoạt chất này, người ta sẽ không chọn cách nuôi gián hay châu chấu với số lượng lớn mà sẽ thực hiện mô phỏng cơ chế này trong phòng thí nghiệm để tạo ra các hoạt chất cần thiết.
Bổ hơn cả thịt gà
GS.TSKH Vũ Quang Côn cho biết, chuyện gián và châu chấu có chứa chất có thể tiêu diệt được vi khuẩn kháng thuốc đúng hay không sẽ còn phải được nghiên cứu kỹ trong thời gian tới, nhưng chắc chắn gián và châu chấu là 2 loài không đến mức quá đáng ghét như chúng ta vẫn tưởng.
Chúng ta vẫn quan niệm rằng, gián là loài gây bệnh còn châu chấu là loài phá hoại mùa màng nên con người thường tìm cách tiêu diệt các loài này. Tuy nhiên, thực tế, ở nhiều nơi người ta còn nhân nuôi gián để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Còn với châu chấu, chúng chỉ thực sự gây hại khi trở thành đại dịch. Bình thường, châu chấu có nhiều protein cao cấp. Các nghiên cứu đã cho thấy, châu chấu có nhiều chất dinh dưỡng còn bổ hơn cả thịt gà.
GS Bùi Công Hiển cho biết thêm, hiện ở Việt Nam, châu chấu là loài có hại cho mùa màng nên người ta không nuôi loại côn trùng này. Tuy nhiên, người ta vẫn lùng bắt loài này để làm thực phẩm, nhất là thời gian gần đây khi “mốt” thích ăn thức ăn côn trùng của người dân Việt Nam lên ngôi.
Về loài gián, đây là loài côn trùng được cho là loài bẩn, hôi nên không được sử dụng làm thực phẩm nhưng lại trở thành loài côn trùng được sử dụng nhiều vào mục đích khoa học như làm con vật thí nghiệm để giải phẫu, nghiên cứu về y học…
Theo Bee
Không dùng nước rửa tay khô tại nhà
Nhu cầu sử dụng nước rửa tay ngày càng lớn, nhưng người dùng thì cứ dùng theo phong trào, chứ vẫn không dám chắc nước rửa tay đã sạch.
Hiệu quả vì chứa cồn
Chúng ta đều biết rằng rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sẽ giúp phòng cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus lây lan. Hiện nay, nhiều người trong chúng ta ưa dùng nước rửa tay và tin rằng loại dung dịch kháng khuẩn này có thể tiêu diệt được virus.
Nhưng theo các nghiên cứu của trường Y Queen Mary (Anh), nước rửa tay có hai loại: một loại chỉ có tác dụng rửa trôi các chất bẩn hữu cơ bám trên tay, hiệu quả hơn là loại có tác dụng diệt khuẩn. "Nước rửa tay chứa chất kháng khuẩn tốt nhất cần phải chứa ít nhất 30% chất cồn", GS John Oxford, chuyên gia vi trùng học và là chuyên gia về cúm cho biết.
Phải rửa sạch cả lòng bàn tay, mu bàn tay, cổ tay và từng ngón tay.
GS Ron Eccles, Trung tâm Phòng cúm, Đại học Cardiff (Hoa Kỳ) cũng khẳng định, các loại gel rửa tay chỉ có hiệu quả khi chúng chứa cồn. Cồn sẽ phá hủy lớp vỏ bọc bảo vệ virus, làm cho chúng bị tê liệt và do đó ngăn ngừa bệnh phát triển. "Rửa sạch tay với gel kháng khuẩn sẽ giúp "bẻ gãy" sự lan truyền virus", GS Eccles khẳng định.
Nhờn do kem dưỡng hay do hóa chất
Theo TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), nước rửa tay được bào chế theo phương pháp có chất tạo bọt, chất làm sạch và chất dưỡng da. Nhiều người sử dụng nước rửa tay xong vẫn cảm thấy nhờn không biết là chất gì, đã sạch hay chưa.
Thực chất hiện tượng nhờn tay này lại là tốt vì đây là do chất dưỡng da được cho vào nước rửa tay nhằm mục đích giữ độ ẩm cho da, giúp da tay mềm mại, không bị khô nếu rửa nhiều lần trong ngày.
Tuy nhiên, TS Côn nhấn mạnh, khác với chất nhờn do có thành phần kem dưỡng da, chất nhờn có trong nước rửa tay kém chất lượng lại hoàn toàn khác. Nếu sau khi rửa lại với nước sạch mà tay vẫn nhờn và có bọt thì đó chính là do chất tạo bọt như trong xà phòng, bột giặt...
Các phần tử chất này có cấu tạo gồm hai đầu: một hút nước và một ngấm vào chất hữu cơ. Khi rửa, chất này hút nước và chảy đi, kéo theo phần chất bẩn hữu cơ bám trên tay - đây chính là quá trình rửa trôi các chất bẩn trên da. Với loại nước rửa tay này cần rửa lại thật kỹ bằng nước sạch.
Rửa tay thế nào cho đúng?
Theo TS Côn, loại nước rửa tay khô được chế tạo theo phương pháp, trong dung dịch kháng khuẩn có pha thêm chất ethanol là chất bay hơi. Chất dầu mỡ, hữu cơ ở tay sau khi sử dụng dung dịch này sẽ bị hòa tan và bay hơi hoặc chỉ cần dùng khăn lau qua là có thể sạch.
Tuy nhiên, dung dịch sát khuẩn dùng để rửa tay này chỉ nên dùng ở bệnh viện, đi trên tàu xe là những nơi hạn chế nước rửa mà thôi, không nên áp dụng tại các hộ gia đình. Các nhà khoa học cũng cảnh báo việc sử dụng loại gel không cần nước này có thể làm tăng nguy cơ xâm nhập vi khuẩn và virus vì cồn sẽ làm cho da bị khô và nứt nẻ, điều đó lại giúp virus chui vào cơ thể thuận lợi hơn. Hãy dùng kem dưỡng sau khi rửa tay bằng gel để phòng ngừa nguy cơ này.
Các chuyên gia khuyên trong điều kiện có thể chỉ cần rửa tay bằng nước sạch và xà phòng là tốt rồi. Quan trọng nhất vẫn là cách rửa tay thế nào cho đúng: phải rửa sạch cả lòng bàn tay, mu bàn tay, cổ tay và từng ngón tay. Điều quan trọng là rửa tay ít nhất 6 lần/ngày. Rửa tay cho trẻ em thường xuyên hơn khi có sự thay đổi môi trường như từ trường về nhà, từ nhà đến trường, đi xe công cộng...
Người tiêu dùng nên chọn sản phẩm rửa tay nhanh không dùng nước được làm từ tinh dầu thảo mộc thiên nhiên sẽ bảo vệ da tay và an toàn, vì khi rửa tay xong có thể ăn uống bình thường do tinh dầu chiết xuất từ thảo mộc hoàn toàn không độc hại. Các chuyên gia khuyến cáo nên chọn các sản phẩm đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm cho phép lưu hành, tức là có kiểm định về độ an toàn.
Theo Bee
Những con côn trùng khổng lồ trên thế giới Nhiều người cảm thấy giật mình bởi kích thước quá cỡ của một số loài côn trùng. Chúng có thể to bằng bàn tay người, thậm chí còn lớn hơn rất nhiều. Một con bọ cánh cứng Con châu chấu Một loài bướm khổng lồ Con nhện lông lá to bằng bàn tay người Theo Cfun