Thiết bị CNTT trong giáo dục: Nền tảng cho chất lượng quốc tế
Đại dịch Covid-19 như một cú hích thúc đẩy sự chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam. Mục tiêu của sự chuyển đổi này không chỉ để thích nghi với thời kỳ “bình thường mới” mà còn mang lại trải nghiệm học tập tiêu chuẩn quốc tế cho học sinh Việt Nam.
Học sinh tại các nước phát triển có được trải nghiệm học tập “số hóa” từ nhiều năm.
Xu hướng giáo dục trên thế giới từ nhiều năm đã áp dụng việc học Online nhằm đưa kiến thức tới học sinh một cách linh hoạt hơn. Với một chiếc laptop hay máy tính bảng, học sinh có thể học mọi lúc mọi nơi. Ưu điểm lớn của phương pháp học này là giúp các em học sinh tự chủ động trong tốc độ học tập. Học sinh có thể học đi học lại bài giảng đã được chuẩn bị sẵn cho đến khi nào hiểu thì mới chuyển sang bài tiếp theo.
Đại dịch Covid-19 khiến việc học trực tiếp trên lớp không thể diễn ra. Điều tất yếu là việc học cần được triển khai trên môi trường trực tuyến thông qua Hội thoại Video. Khi đại dịch được kiểm soát, các lớp học trực tiếp có thể diễn ra nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng công cụ Hội thoại video để trợ giúp cho việc học tại nhà của các em học sinh. Công cụ này cũng có thể giúp mời vào lớp những chuyên gia trong môn học, cùng học sinh đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa, hay đơn giản là truyền cảm hứng, giúp học sinh biết những kiến thức đang học có tính ứng dụng thực tiễn như thế nào.
Rèn luyện các kỹ năng mềm từ nhỏ sẽ giúp các em sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu.
Một xu hướng giáo dục mà nhiều nước đang áp dụng rất thành công đó là tích hợp nhiều kỹ năng như tư duy sáng tạo, tư duy thiết kế, làm bài tập nhóm, giải đố, tranh biện… trong các hoạt động dạy và học. Việc ứng dụng các thiết bị công nghệ như máy tính bảng, công nghệ thực tế ảo sẽ giúp tích hợp được nhiều kỹ năng vào trong trải nghiệm học tập hơn. Ví dụ như học sinh có thể làm những thí nghiệm ảo trên máy tính bảng với công nghệ thực tế ảo thay vì làm thí nghiệm thật, vừa tốn kém lại có thể gây nguy hiểm.
Video đang HOT
Trên đây là 3 trong số nhiều những xu hướng số hóa trong giáo dục mà các trường học, trung tâm giáo dục trên thế giới đã và đang áp dụng. Để có thể nhanh chóng bắt kịp với thế giới, bước đầu tiên các đơn vị giáo dục trong nước cần quan tâm chính là thiết bị công nghệ thông tin phù hợp. Thấu hiểu những nhu cầu đó, kết hợp cùng nhiều năm kinh nghiệm cung cấp thiết bị cho các đơn vị giáo dục trên thế giới, ASUS đã ra mắt dòng sản phẩm laptop ASUS BR1100 có khả năng biến hình thành máy tính bảng cùng nhiều công nghệ được nghiên cứu riêng cho ngành giáo dục.
ASUS BR1100 với khả năng xoay lật linh hoạt.
Điểm nổi bật nhất của dòng máy ASUS BR1100 chính là thiết kế đặt học sinh làm trung tâm. Với cách sử dụng laptop rất “tinh nghịch” của trẻ nhỏ, độ bền là yếu tố hàng đầu. ASUS BR1100 được bọc xung quanh một dải cao su giúp máy chống chịu được những cú rơi từ trên bàn xuống đất. Kết hợp cùng nhiều chi tiết chịu lực, gia cố tại bản lề và những góc “hiểm”, ASUS BR1100 đã vượt qua tiêu chuẩn độ bền của quân đội Mỹ, sẵn sàng phục vụ những thượng đế tinh nghịch. Bàn phím của ASUS BR1100 có khả năng chống chịu 330ml nước cùng thiết kế chống thao tác cạy phím bởi những ngón tay nghịch ngợm của trẻ.
Chưa dừng lại ở đó, ASUS còn rất quan tâm đến yếu tố sức khỏe của trẻ. ASUS BR1100 được trang bị khả năng lọc bớt ánh sáng xanh gây hại cho mắt. Đây là một tính năng rất cần thiết khi mắt của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện, rất dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh từ màn hình truyền thống. Thêm nữa, phần bàn phím và touchpad của ASUS BR1100 được phủ lớp kháng khuẩn BacGuard, có khả năng hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn tới 99%.
Bàn phím của ASUS BR1100 có khả năng chống tràn nước, chống cạy phím, kháng vi khuẩn.
Nhằm tạo ra một chiếc máy hỗ trợ tối đa cho trải nghiệm học tập sáng tạo, ASUS đã tích hợp vào ASUS BR1100 màn hình cảm ứng đa điểm, hỗ trợ bút Stylus cảm ứng lực, kết hợp cùng bản lề có khả năng xoay 360 độ. Máy có thể dễ dàng biến hình từ một chiếc laptop thành một chiếc máy tính bảng, sẵn sàng bay bổng cùng những ý tưởng sáng tạo. Khác biệt lớn nhất của ASUS BR1100 so với những sản phẩm laptop xoay lật truyền thống chính là chiếc camera thứ 2 được đặt ngay ở trên bàn phím. Khi lật vào tư thế tablet, chiếc camera này có thể giúp học sinh chụp ảnh, quay video hay tương tác với thế giới thực tế ảo AR.
ASUS BR1100 sẽ là một công cụ hoàn hảo để kết nối trải nghiệm học tập từ xa với hàng loạt các tính năng hỗ trợ học, họp mặt trực tuyến. Camera trên ASUS BR1100 có khả năng khử nhiễu, hỗ trợ tốt trong những điều kiện thiếu sáng. Mic thu âm của máy có khả năng khử tiếng ồn bằng AI giúp tăng cường đáng kể chất lượng các cuộc họp, học trực tuyến. ASUS cũng rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền riêng tư khi cung cấp phím tắt microphone và tấm chắn webcam vật lý. Ngoài ra, công nghệ wifi 6 mới nhất sẽ đảm bảo kết nối internet luôn ổn định, sẵn sàng cho những trải nghiệm học tập vượt giới hạn địa lý.
ASUS BR1100 được trang bị nhiều công nghệ về gặp mặt trực tuyến.
Hướng trực tiếp đến đối tượng giáo dục, ASUS cung cấp cho BR1100 phiên bản Window 10 Pro tối ưu cho việc quản lý IT, đi kèm với nhiều tính năng hỗ trợ cho việc nâng cấp, bảo trì. Ngoài ra, các nhà trường có thể tùy biến thêm cấu hình mạnh hơn hay các phụ kiện đi kèm như bút stylus, đầu đọc thẻ nhớ Micro SD để phù hợp với chương trình giảng dạy. Có thể nói, ASUS BR1100 là một sản phẩm được “đo ni đóng giày” cho môi trường giáo dục, rất phù hợp để trang bị cho các trường học. Các nhà trường có thể liên hệ hotline 1800.6588 để được đội ngũ ASUS tư vấn để có được thiết bị tốt nhất cho công cuộc chuyển đổi số.
ĐBSCL: Hàng ngàn học sinh không thể học trực tuyến
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, qua 2 tuần học online, tỷ lệ học sinh học cấp tiểu học đạt 84%, cấp THCS đạt 90%, cấp THPT đạt gần 96%.
Trong số học sinh học online, có khoảng 60% học có chất lượng, số còn lại tham gia học nhưng hiệu quả không cao - cấp học càng thấp, hiệu quả càng thấp.
Giáo viên chủ nhiệm không liên lạc được với một số học sinh và gia đình các em. Do cùng một giờ dạy, giáo viên phải tương tác với nhiều học sinh nên khó kiểm soát được việc học của từng em.
Học sinh tiểu học ở Cà Mau học online
Qua thống kê sơ bộ, đối với việc học online, còn 13.880 em chưa có thiết bị để học online; trong đó, có 500 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được Sở GD-ĐT hỗ trợ điện thoại để học. Do vậy, ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, vừa ký công văn hỏa tốc gửi các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh yêu cầu dừng tổ chức các lớp học online cấp tiểu học. Hiệu trưởng các trường cần hướng dẫn học sinh tự học, thông qua việc xây dựng các chuyên đề, câu hỏi để học sinh ôn tập, rèn luyện tại nhà (hoặc chuyển phụ huynh hướng dẫn)...
Tại Bạc Liêu, qua thời gian thực hiện dạy và học online ở cấp THCS, THPT, có trên 84% học sinh tham gia; trong khi ở tỉnh còn khoảng 16% học sinh chưa có điều kiện học online do thiếu internet, thiết bị học tập.
Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh có trên 96.100 học sinh không có khả năng mua máy tính bảng, máy vi tính, thiết bị học online (chiếm trên 32% tổng số học sinh toàn tỉnh). Trong số này có hơn 18.200 học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Kiên Giang có nhiều khu vực biên giới, hải đảo... nên mạng 3G yếu.
Tại tỉnh Long An, Sở GD-ĐT chủ trương miễn học phí học kỳ 1 cho 593 trường học với khoảng 300.000 học sinh mầm non đến phổ thông. Ở huyện vùng xa Tân Hưng có khoảng 10.000 học sinh, trong đó khối THPT sẽ học online từ ngày 20-9; THCS và tiểu học dự kiến học trực tiếp từ ngày 4-10.
____________
Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu năm học mới từ ngày 20-9. Để phòng dịch bệnh, 107 trường tiểu học, 43 trường THCS và 36 trường THPT tại các khu vực đông dân cư tổ chức dạy học trực tuyến, học qua truyền hình. Đối với những học sinh không đủ điều kiện học online, các cơ sở giáo dục khảo sát thực tế để tổ chức thành các nhóm (không quá 5 em) gần nhà những em có thiết bị học online.
Tại Gia Lai, trong số 235 trường khối THCS, có 42 trường chưa tổ chức dạy học. Hiện còn 51.325 học sinh khối THCS và 5.483 học sinh khối THPT không có thiết bị học online. UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai phủ sóng vùng lõm tại các xã vùng sâu, vùng xa; các doanh nghiệp viễn thông mở rộng phạm vi và băng thông internet, miễn giảm cước internet; vận động các tổ chức, cá nhân tặng máy tính, thiết bị công nghệ cho HS khó khăn.
Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện số học sinh không có điều kiện học online hay qua truyền hình chiếm tỷ lệ khá lớn (tiểu học 61,7%, THCS 17,54% và THPT 3,24%). Những em không có thiết bị học online và học qua truyền hình, các trường linh động các phương án dạy, trong đó có phương án giao bài tận nhà và phối hợp phụ huynh hướng dẫn các em tự học.
Tại tỉnh Bình Thuận , trong tổng số hơn 107.000 học sinh ở cấp học THCS và THPT đang học online, có gần 64.000 em không có thiết bị học trong khi nhiều em ở vùng không có internet. Do vậy, các đơn vị không đủ điều kiện dạy online sẽ tổ chức dạy bù, phụ đạo những em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn...
Hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn thiết bị học online Sáng 1/9, ông Nguyễn Tấn Bản, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu đã đến Trung tâm Bảo trợ trẻ mồ côi Hồng Ân, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, trao thiết bị hỗ trợ học online cho em Nguyễn Uyên Nhi, học sinh lớp 7A3, Trường THCS Võ Trường Toản. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy...