Thích thú với cách làm bánh mitarashi dango nướng của nhật
Bánh trung thu dango của Nhật Bản thú vị là cũng có những công đoạn thực hiện khá giống với bánh trôi nước của Việt Nam nhưng bên cạnh đó nó cũng mang hương vị đặc trưng và riêng biệt.
Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với các bạn cách làm bánh mitarashi dango nướng của Nhật cực đơn giản mà hương vị lại rất thơm ngon đấy. Nào chúng ta bắt tay vào beeos nhé.
Nguyên liệu dùng cho cách làm bánh mitarashi dango nướng của Nhật bao gồm:
3 oz(100g) bột gạo
3 oz(100g) bột nếp
Nước sốt5 tbsp đường
2tsp đường
2/3 cup (150ml) nước ấm
24 que tre
1 tbsp nước tương
1 tbsp mirin
1 tbsp nước hòa với bột ngô
Video đang HOT
4 tbsp nước
1 tbsp bột ngô
Cách làm bánh mitarashi dango nướng của Nhật thực hiện như sau:
1, Trộn bột gạo, bột nếp ới đường vào một thau trộn riêng.
2, Từ từ bạn đổ nước ấm vào, khuấy cho đều và nhào tới khi bột trở nên thật mịn.
3, Chia bột thành nhiều viên bằng nhau. Với 1 lượng bột như trên thì bạn chia làm 2 phần, mỗi phần là 8 viên. Tiếp tục bạn chia mỗi viên làm 3 phần ta được khoảng 24 viên bằng nhau với những kích cỡ vừa đủ.
4, Nhẹ nhàng bạn thả các viên dango vừa nặn xong vào một nồi sẵn nước đang sôi.
5, Dango mới thả vào nó sẽ chìm dưới đáy, tới khi nó nổi lên là khoảng 1 phút là các bạn có thể vớt ra, rồi ngâm vào nước lạnh.
6, Để thật ráo nước rồi xiên 3 viên vào 1 que tre.
7, Nướng trực tiếp xiên bánh trên lò khoảng 4 phút với nhiệt độ mức trung bình cho tới khi nó hơi xém là được.
8, Về phần hỗn hợp nước xốt, trộn với đường, nước tương, mirin và nước lọc vào 1 nồi rồi bạn nấu cho tới khi nó sôi lên thì thêm hỗn hợp gồm nước lọc và bột ngô vào. Tiếp tục đun cho tới khi mọi thứ trở nên hòa quyện với nhau và phần nước xốt trở nên đặc sệt hơn thì bạn tắt bếp.
9, Đặt các xiên tre dango lên dĩa, rồi dùng chổi quét phủ 1 lớp nước sốt lên và thưởng thức.
Dango là 1 món ăn có khá nhiều cách thưởng thức. Bánh trung thu dango thường được ăn kèm với những món tráng miệng rất phổ biến của Nhật Bản. Tuy nhiên các bạn hãy thử thưởng thức chúng với hương vị Châu Âu mới lạ như ăn kem cũng rất thú vị.
Bên cạnh đó, việc tạo hình những khuôn mặt dễ thương trên những viên bánh dango đảm bảo sẽ khiến những chiếc bánh của bạn vô cùng độc đáo. Cách làm bánh mitarashi dango nướng của Nhật đến đây là hoàn thành rồi, monngon.tv chúc các bạn thành công nhé.
Canh cá Quỳnh Côi - nguyên liệu giản dị làm nên vị ngon tinh tế chỉ có ở quê lúa Thái Bình
Món "canh cá" Thái Bình không nấu theo kiểu canh chua thông thường mà có phần giống với món bánh đa cá ở nhiều nơi. Khoảng thế kỷ thứ 17, canh cá Quỳnh Côi (thuộc huyện Quỳnh Phụ) đã được xếp vào danh sách những món ngon đặc trưng của tỉnh Thái Bình. Nguyên liệu làm món này lại vô cùng giản dị.
Nồi nước dùng đậm đà, thêm vắt bánh đa với sản vật đồng quê là vài miếng cá rô đồng rim thật khéo, vừa đủ độ dai mà không hề bở cùng các loại rau theo mùa như rau cải, rau ngót, rau cần hoặc rau nhút, làm dậy lên hương vị đặc trưng không nơi nào có được.
Canh cá Quỳnh Côi có từ thế kỷ thứ 17 (Ảnh: Tuấn Anh)
Khi mới xuất hiện, món canh cá Quỳnh Côi không được nhiều người yêu thích bởi không thể khử được mùi tanh của cá. Tuy nhiên, trải qua thời gian, những người sống bằng nghề truyền thống đã tìm ra công thức khử mùi tanh, đó là sự hòa quyện giữa cá và các loại rau gia vị, giúp món canh cá ngày càng trở nên hoàn hảo. Đây cũng chính là bí quyết của người đầu bếp giúp canh cá Quỳnh Côi giữ nguyên vẹn sự độc đáo cho đến tận ngày nay.
Ở Thái Bình có làng Dụ Đại, làng Đợi (xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ) và làng Lương Cụ (xã Quỳnh Hồng) là nơi chuyên sản xuất bánh đa thái với bí quyết gia truyền ngay từ khâu chọn gạo, xay bột, tráng bánh và phơi khô, tạo nên thứ bánh đa ngọt đậm đà, có thể để được vài tháng mà hương vị không hề lẫn với bất cứ nơi đâu.
Khi mới xuất hiện, canh cá Quỳnh Côi khá kén chọn người ăn (Ảnh: Cù Hiền)
Nét độc đáo của canh cá Quỳnh Côi chính là nhờ chất lượng ở những sợi bánh đa của riêng vùng đất này. Bánh đa Quỳnh Côi được làm từ loại gạo ngon của vụ chiêm năm trước, phơi khô có màu trong suốt. Những sợi bánh có thể thái to hoặc nhỏ nhưng phải thật mỏng, mịn và dai, đều tăm tắp, khi nấu lên chuyển màu trắng tinh, giòn thơm mùi gạo thì bát canh cá mới ngon chuẩn vị.
Canh cá Quỳnh Côi, bánh đa Đông Hải (Ảnh: Tùng Cường)
Ở nơi phố thị, bạn khó có thể tìm được thứ bánh đa trắng ngần trong các trung tâm thương mại hay nhà hàng lớn, nhưng lại dễ dàng bắt gặp ngay tại các chợ vùng quê của Thái Bình với giá cả rất đỗi bình dân. Bánh đa chỉ cần rửa qua nước lạnh rồi để ráo, khi nào ăn mới nhúng nước nóng, chan nước dùng và bánh vẫn giữ được độ dai, giòn, không bị nát.
"Canh cá Quỳnh Côi, bánh đa Đông Hải" theo kiểu truyền thống phải được chế biến từ những con cá rô đồng vàng ươm, chắc thịt. Đầu tiên, cá được đánh vảy sạch sẽ, cho lên bếp luộc vừa chín tới. Nếu mùa hè thì ngâm khoảng 15 phút, mùa đông khoảng 20 phút, đến khi đầu cá tách rời ra là được. Người ta gỡ riêng phần thịt để rim, phần xương rửa sạch sẽ, cho vào túi lưới, thêm chút gừng tươi rồi thả vào nồi nước dùng ninh cùng xương lợn (xương cục).
Canh cá được chế biến từ cá rô đồng vàng ươm (Ảnh: Tepbac)
Ngoài cá rô đồng thì cá quả (cá lóc) và cá trắm, nhất là cá trắm đen cũng được lựa chọn làm nguyên liệu cho món canh cá. Sau khi làm sạch, cá sẽ được tách bỏ xương, lóc riêng phần thịt rồi thái thành miếng dày chừng nửa phân, ướp chút nước mắm ngon, hạt tiêu và nước cốt nghệ tươi.
Sở dĩ phải dùng nghệ tươi giã nhuyễn vắt lấy nước cốt ướp cá chứ không thể nào là thứ bột nghệ bán sẵn ngoài chợ nhằm đảm bảo cho sự "chuẩn vị" của món ăn này. Cá được tẩm ướp chừng nửa giờ cho thấm gia vị rồi đặt lên vỉ nướng bằng than hoa. Đợi khi lớp vỏ ngoài se lại, thịt cá bên trong vừa chín tới thì lấy cá khỏi vỉ và đem chiên tới khi cá chuyển màu vàng sẫm.
Bát canh thơm vị cá lại chẳng hề tanh (Ảnh: Đông Hưng Thái Bình)
Để có bát canh ngon, đôi tay khéo léo của các mẹ, các chị sẽ tỉ mỉ gỡ sao cho phần thịt cá không bị nát. Sau đó đến bước quan trọng nhất là rim cá cùng mỡ hành phi, thêm chút nước mắm, gừng, hạt nêm và kẹo đắng (nước hàng) để tạo nên màu vàng đặc trưng. Và điều quyết định chất lượng của món canh cá chính là nồi nước dùng thật trong, vị ngọt thanh mà đậm đà. Phần xương và đầu cá được ninh nhừ cùng xương lợn trong nhiều giờ để tạo vị ngọt tự nhiên cho nước dùng.
Người ta lại đem phần cá còn dính chút xương vây băm nhuyễn với hành khô, hạt tiêu, ớt rồi nặn thành từng viên chả, chiên vàng đều hai mặt. Miếng chả cá chiên vừa mỏng xốp lại giòn tan, có vị thơm cay rất đặc trưng.
Nước dùng thật trong, vị ngọt thanh, đậm đà (Ảnh: Sở VHTTDL Thái Bình)
Canh cá chỉ gồm bánh đa, cá rim, nước dùng kèm rau thơm, dấm tỏi, ớt chưng chứ không ăn cùng rau sống như ở nhiều nơi khác. Bánh đa và rau được chần sơ, xếp vài miếng cá và chả cùng mùi tàu thái nhỏ, hành lá, rau thì là, chan nước dùng lên trên. Tuy nhiên, món canh cá Thái Bình cứ phải có thêm vài gắp măng tươi ngâm dấm mới gọi là đầy đủ gia vị.
Bát canh thơm vị cá lại chẳng hề tanh, ngậy mà không béo, có vị cay của ớt, vị chua của chanh, quất hoặc măng. Món quà sáng này còn đặc biệt hấp dẫn quý ông bởi được nhấm nháp thêm chén nếp thơm lừng.
Cách làm lẩu ốc thơm ngon, hấp dẫn mà dẫn dã, dễ làm Lẩu ốc được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc trưng rất riêng mà chỉ món lẩu này mới có, lại rất dễ ăn và phù hợp với mọi lứa tuổi. Cùng đồng hành với Bếp 360 để khám phá cách làm lẩu ốc thơm ngon, hấp dẫn cực đơn giản tại nhà nhé! Nguyên liệu Các nguyên liệu cần có...