Thị trường chứng khoán Việt Nam ngược dòng ngoạn mục
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một pha lội ngược dòng ngoạn mục và giữ vững mốc tâm lý 1.000 điểm.
VN-Index giữ vững mốc 1.000 điểm. Ảnh: KA.
Thị trường trong nước co phiên ngươc dong thanh công, qua đo nối lai đa tăng va tru vưng trên ngương tâm ly 1.000 điêm sang phiên thư 4 liên tiêp. Hô trơ đa tăng la dong tiên đổ vao thị trường cuôn cuôn, tao sưc keo manh me bât châp thị trường giảm hơn 13 điêm sau phiên ATO. Bên canh đo, khối ngoai mua rong cung tao lưc đây giup thị trường leo dốc thanh công.
Kết thúc phiên giao dịch 1.12, chi số VN-Index tăng 5,79 điêm lên 1.008,87 điêm, trong đo chi số VN30 tăng 10,46 điêm lên 976,35 điêm. Đô rông thị trường nghiêng vê bên mua, toan thị trường co 221 mã tăng/199 mã giảm, ơ rổ VN30 co 18 mã tăng, 7 mã giảm va 5 mã giư tham chiêu.
Trong phiên giao dịch 1.12, đã có lúc VN-Index đánh mất mốc 1.000 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy tham gia mạnh mẽ đã giúp VN-Index thoát hiểm. Giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE đạt hơn 10.300 tỉ đồng, cao hơn so với mức hơn 9.000 tỉ đồng hồi tuần trước.
Giao dịch khối ngoai la điêm công khi họ tiêp tuc mua rong hơn 410 tỉ đông trên toàn thị trường. Trong đo, lưc mua tập trung vào 3 mã chứng khoán FUEVFVND (194 tỉ đông), VNM (98 tỉ đông), VPB (83 tỉ đông).
Video đang HOT
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán MB (MBS), thị trường lây lai đa tăng va co nhiêu dâu hiệu khỏe hơn nhờ sư lan tỏa của dòng tiên sang nhóm vốn hóa vừa bên canh sư dẫn dắt của nhóm cổ phiêu bluechips, qua đo hướng đên vùng muc tiêu vươt đinh cao hơn ơ ngương 1.030 điêm.
MBS dự báo, các phiên giao dịch tới, các chi số có thê tiêp tuc tăng điêm đê kiêm nghiệm lai các ngương kháng cư cao hơn. Trong bối cảnh này, MBS khuyên nghị nha đầu tư xem xet mua va nắm giư các cổ phiêu có tín hiệu dòng tiên tốt như ngân hang, bât đông sản, nhóm các cổ phiêu vốn hóa vừa có cơ bản tốt, đông thời quan sát diễn biên thị trường đê co hanh đông phù hơp.
Góc nhìn kỹ thuật
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), phiên 1.12 lưc câu tăng manh ơ vùng hô trơ 990-1000 điêm đa giup VN-Index khôi phục toàn bô sô điêm đa mât ơ đâu phiên va đong cưa tăng điêm, với đô rông thi trường tích cưc. Chi sô qua đo hình thanh mâu hình nên đao chiêu “piercing line”, kèm theo khôi lương giao dich tăng manh trơ lai. Đây la mâu hình nên không quá phổ biên nhưng co đô tin cậy tương đôi cao, đanh dâu điêm đao chiêu đi lên cua chi sô.
Tuy nhiên, BVSC cho biết mâu hình này sẽ chưa thê đươc xác nhận trước khi chi sô đong cưa trên ngưỡng 1.010 – 1.012 điêm vào phiên kê tiêp. Nêu tiêp tục đong cưa tăng điêm trong phiên giao dich kê tiêp, chi sô đươc kỳ vọng sẽ hướng tới thư thách vùng giá mục tiêu quanh 1.020-1.030 điêm. Ngươc lai, vùng 990-1000 điêm, nơi co sư hôi tụ cua đường trung bình đông SMA9 sẽ tiêp tục là vùng hô trơ cho chi sô.
Mâu hình nên đao chiêu “piercing line”. Ảnh: TPCF.com.
BVSC dự báo VN-Index sẽ tiêp tục có diên biên giằng co quanh ngưỡng 1.000 điêm trong môt vài phiên kê tiêp. Vùng 985-990 điêm hiện tai sẽ trơ thành vùng hô trơ có tính quyêt đinh đên việc duy trì xu thê tăng điêm cua chi sô trong ngắn han. Diên biên thi trường sẽ tiêp tục có sư phân hóa manh giữa các dòng cổ phiêu và dòng tiên có thê sẽ bắt đâu có sư luân phiên dich chuyên qua các nhóm cổ phiêu vôn hóa vưa và nhỏ chưa tăng nhiêu đê tìm kiêm lơi nhuận.
Ở bối cảnh này, BVSC khuyến nghị nhà đâu tư đang co vi thê tiên măt lớn có thê xem xét mơ vi thê mua đôi với các nhóm cổ phiêu chưa tăng nhiêu trong các nhip rung lắc, điêu chinh cua thi trường. Đôi với các nha đâu tư đang nắm giữ tỉ trọng cổ phiêu cao tiêp tục xem xét bán trading giam tỉ trọng các vi thê ngắn han trong các phiên chi sô tăng manh trên 1.000 điêm.
Năm 2021: Lãi suất cho vay có thể nhích lên?
Theo ông Phạm Thế Anh - Chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), bước sang năm 2021, dự báo mặt bằng lãi suất sẽ nhích dần lên, khi nền kinh tế có sự phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
PV: Thưa ông, hiện nay nền kinh tế đang trong quá trình hồi phục, song về cơ bản vẫn còn nhiều khó khăn, vậy theo ông, từ nay đến hết năm 2020, liệu có thêm dư địa cho việc giảm lãi suất cho vay (LSCV) để tiếp tục hỗ trợ phục hồi nền kinh tế?
Ông Phạm Thế Anh: Có thể thấy, hiện nay mặt bằng lãi suất huy động (LSHĐ) ở tất cả các kỳ hạn tại hầu hết các tổ chức tín dụng đều đã giảm khá sâu, trong đó kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng thấp hơn nhiều so với mức trần giới hạn 4%/năm, các kỳ hạn dài trên 12 tháng mức lãi suất dao động trong khoảng từ 4,9 - 5,8%/năm. Tôi cho rằng, mặt bằng LSHĐ như hiện nay là tương đối phù hợp, nếu nhìn trong tương quan so sánh với tốc độ phát triển kinh tế, quá trình phục hồi nền kinh tế hiện nay. Theo đó, việc LSHĐ được giữ ở mức thấp đã giúp kéo giảm mặt bằng LSCV, nhằm hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp cũng như hỗ trợ quá trình khôi phục phát triển kinh tế.
Ông Phạm Thế Anh
Về dư địa cho việc giảm LSCV, tôi cho rằng, chúng ta không có nhiều dư địa để hạ LSCV sâu thêm nữa. Bởi, dư địa để hạ LSCV phụ thuộc vào chênh lệch giữa LSHĐ và tỷ lệ lạm phát, khoảng chênh lệch này càng lớn thì dư địa càng nhiều. Các lãi suất điều hành của Việt Nam hiện đang dao động trong khoảng từ 2,5% (lãi suất tái chiết khấu) đến 4% (lãi suất tái cấp vốn), xen giữa đó là trần LSHĐ ngắn hạn (4%). Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát bình quân 9 tháng năm 2020 so với cùng kỳ là 3,85%. Như vậy, chênh lệch giữa LSHĐ và tỷ lệ lạm phát (lãi suất thực) chỉ có 0,15%, đồng nghĩa dư địa dành cho việc giảm LSHĐ sâu hơn nữa cũng không còn quá nhiều. Muốn giảm LSHĐ thêm nữa để giảm LSCV, cần phải giảm được tỷ lệ lạm phát trong thời gian tới. Tuy nhiên, tôi cho rằng, lạm phát cũng không dễ để có thể giảm thấp hơn nữa trong bối cảnh còn nhiều thách thức như hiện nay và theo tôi, mức lạm phát cả năm 2020 sẽ dao động quanh ngưỡng 3,5%.
Chưa kể, việc hạ LSHĐ thêm nữa tôi cho là tương đối rủi ro. Quan sát trên thị trường thời gian gần đây có thể thấy, việc kênh tiền gửi tiết kiệm không còn quá hấp dẫn khi mức lãi suất hiện khá thấp, đã dẫn đến một phần dòng tiền từ kênh tiền gửi tiết kiệm chảy sang một số kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản (BĐS). Đơn cử, đối với kênh chứng khoán, có thể thấy hiện giao dịch trung bình trên thị trường đã tăng lên rất mạnh so với trước, cả về chỉ số giá và khối lượng giao dịch. Hay như đối với thị trường BĐS, nhiều báo cáo đã chỉ ra hiện mặt bằng giá BĐS không những không giảm, mà còn có xu hướng tăng, thậm chí có nhiều khu vực, nhiều sản phẩm BĐS tăng giá rất mạnh. Điều đó cho thấy, nếu cố ép LSHĐ xuống ngang lạm phát hoặc thấp hơn lạm phát, tiền sẽ chảy qua các kênh tài sản, đặc biệt là BĐS và đẩy giá các tài sản này lên, hình thành "bong bóng" giá tài sản. Bong bóng giá tài sản nếu xảy ra sẽ gây rủi ro, bất ổn cho kinh tế vĩ mô, khiến quá trình hồi phục nền kinh tế trở nên khó khăn hơn.
Từ những điều trên, tôi cho rằng từ nay đến hết năm, khả năng mặt bằng lãi suất sẽ giữ ổn định quanh ngưỡng như hiện nay.
PV: Bước sang năm 2021, nhiều ý kiến cho rằng khả năng mặt bằng lãi suất sẽ nhích lên, bởi nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi nhanh, đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong năm 2021. Quan điểm của ông về nhận định trên như thế nào?
Ông Phạm Thế Anh: Lãi suất là giá của đồng tiền, khi nào nhu cầu sử dụng vốn tăng trở lại thì giá của đồng tiền, lãi suất sẽ tăng dần lên. Trong khi đó, dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021, nhiều tổ chức quốc tế đưa ra triển vọng khá tích cực. Đơn cử, Ngân hàng Thế giới dự báo, GDP Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,8%, hay Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt 6,5%... Nền kinh tế Việt Nam bị "nén lại" trong năm 2020 sẽ là tiền đề để "bung" ra phục hồi, phát triển mạnh trong năm 2021, theo đó, khi nền kinh tế khôi phục được tốc độ tăng trưởng cao, thì nhu cầu về vốn của nền kinh tế, của doanh nghiệp sẽ tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng sẽ tăng lên... khi đó lãi suất sẽ nhích lên. Do đó, tôi cho rằng, nhận định trên cũng tương đối phù hợp.
Mặc dù vậy, theo tôi, việc nhích lên của mặt bằng lãi suất sẽ không quá nhanh và tăng cao ngay được, mà sẽ nhích dần dần, khả năng mức lãi suất sẽ nhích khoảng 0,25 - 0,5% trong quý I/2021.
PV: Vậy theo ông, thời gian tới cần định hướng điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) như thế nào?
Ông Phạm Thế Anh: Tôi đánh giá, việc điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từ đầu năm đến nay là khá tốt theo hướng linh hoạt và phù hợp. Tuy nhiên, nền kinh tế, doanh nghiệp hiện vẫn đang đứng trước rất nhiều khó khăn, trong bối cảnh diễn biến của dịch Covid-19 vẫn còn tương đối phức tạp và khó lường, do đó, đòi hỏi NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng, linh hoạt, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, cũng như đảm bảo hài hòa mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế... Đặc biệt, NHNN cần chỉ đạo sát sao đến các ngân hàng thương mại chú trọng quan tâm đến vấn đề nợ xấu, kiểm soát nợ xấu - vấn đề trọng yếu của các tổ chức tín dụng hiện nay, để đảm bảo an toàn của cả hệ thống ngân hàng.
PV: Xin cảm ơn ông!
Ngành Thuế chịu trách nhiệm về bảo mật thông tin khách hàng Đây là khẳng định của ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tại cuộc họp báo thông tin về một số nội dung được nhiều người quan tâm tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, tổ chức chiều 1/12. Nhiều điểm mới đột phá Giới thiệu về một số điểm mới trong Nghị định 126/2020/NĐ-CP, ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng...