Thí sinh 27 điểm “trượt nguyện vọng đại học” đã nhập học ĐH Sư phạm Hà Nội

Theo dõi VGT trên

Câu chuyện của Dương Công Hiếu (18 tuổi, Bắc Giang) chia sẻ về việc đạt 27 điểm nhưng vẫn ” trượt tất cả nguyện vọng vào đại học” được quan tâm đặc biệt trong những ngày vừa qua.

Hiện tại, Dương Công Hiếu đã hoàn thành thủ tục nhập học, trở thành tân sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Địa lý.

Dư luận xem trường hợp của Hiếu là điển hình của hiện tượng điểm thi cao nhưng không đỗ đại học, đồng thời bày tỏ nỗi tiếc nuối thay cho cậu học trò tài giỏi.

Thí sinh 27 điểm trượt nguyện vọng đại học đã nhập học ĐH Sư phạm Hà Nội - Hình 1

Câu chuyện do chính Hiếu chia sẻ trên một hội nhóm học sinh – sinh viên sinh năm 2003 thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng.

Chia sẻ với Dân trí sau khi câu chuyện của bản thân trở nên “viral” (có mức độ phủ sóng rộng rãi), Công Hiếu cho hay: “Lúc đầu khi mới có kết quả điểm chuẩn thi đại học, em không ngờ rằng điểm chuẩn tăng nhiều như vậy. Trước đó, em khá tự tin với điểm thi khối C00 27 điểm của mình”.

Cả gia đình Hiếu bất ngờ vì việc Hiếu đã trượt các nguyện vọng ưu tiên nhất. Khi đó, quá kinh ngạc với việc điểm chuẩn tăng cao, Hiếu đăng bài viết vào hội nhóm học sinh – sinh viên, không ngờ bài viết thu hút quá nhiều sự chú ý.

Trên thực tế, Công Hiếu không hoàn toàn trượt đại học như bạn chia sẻ mà chỉ… suýt trượt.

Hiếu giãi bày: “Lúc vừa biết mình trượt 4 nguyện vọng, đầu óc em khá hoang mang. Nguyện vọng thứ 5 vào Sư phạm Địa lý em cũng chỉ vừa đạt đủ điểm chuẩn, không có điểm cộng tiêu chí phụ nên em nghĩ rằng mình không đỗ. Đến hôm sau khi đăng status trên mạng em mới vào website của trường tra kỹ hơn, mới biết bản thân mình đỗ vào Đại học Sư phạm”.

Sau khi chia sẻ câu chuyện của mình, Hiếu nhận được rất nhiều bình luận, tin nhắn quan tâm. “Nhiều người bảo em không tính đường lui. Thực ra, em xét học bạ đỗ khá nhiều trường rồi, em chỉ trượt các nguyện vọng đăng ký xét bằng điểm thi tốt nghiệp mà thôi”.

Thí sinh 27 điểm trượt nguyện vọng đại học đã nhập học ĐH Sư phạm Hà Nội - Hình 2

Công Hiếu đã trở thành sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tính cách Công Hiếu khá ít nói, sau những ngày ồn ào trên mạng xã hội, bạn càng trầm lắng hơn.

Video đang HOT

Nam sinh 18 tuổi cho hay, trải nghiệm “suýt trượt” đại học là trải nghiệm đầu đời, sẽ giúp cho bạn có những bước đi thận trọng hơn trong tương lai.

Hiếu có lời khuyên với các em khóa dưới là nên suy nghĩ về những trường, ngành phù hợp với năng lực của mình. Hiếu cho rằng, đại học không phải con đường duy nhất dẫn tới thành công, nhưng từ trước tới nay xã hội đều đề cao việc học. Dù vậy, học đại học hay học cao đẳng đều có thể tìm được những công việc phù hợp, tìm được con đường đi tới thành công của riêng mình.

Hiện tại, Dương Công Hiếu đã hoàn thành thủ tục nhập học, trở thành tân sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Địa lý. Theo Hiếu, đây là ngành học tương đối phù hợp vì Công Hiếu học giỏi khối khoa học xã hội.

Nhiều người lo lắng rằng nếu Công Hiếu theo học ngành không phải ngành nghề yêu thích thì sẽ không “đi được đường dài”. Tuy nhiên, nam sinh phủ nhận lo lắng này.

“Em chỉ cảm thấy ngành Luật có thể phù hợp với mình chứ không khẳng định đó là con đường duy nhất mà em muốn theo, nếu không em đã không đăng ký nguyện vọng học Sư phạm Địa lý”, nam sinh cho hay.

Công Hiếu bắt đầu trải nghiệm môi trường học tập tại Đại học Sư phạm Hà Nội và hi vọng rằng mình sẽ sớm thích nghi.

Ngày 20/9, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ đã trao đổi với một số trường đại học lớn, các trường cho biết sẽ sẵn sàng xét tuyển bổ sung những thí sinh có kết quả thi THPT cao nhưng trượt đại học.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong kỳ xét tuyển vừa qua, số thí sinh đạt 27 điểm thực (cho tổng 3 môn, chưa tính điểm ưu tiên) trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng xét tuyển nào là 165 em, có 3 em trong số này có tổng điểm trên 28 điểm.

Trong 165 em, có 51 em đăng ký xét tuyển vào các trường khối dân sự, 114 em xét tuyển vào các trường công an, quân đội.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, để xem xét quyền lợi cho các em, Bộ GD-ĐT đã trao đổi với một số trường đại học lớn, các trường cho biết sẽ sẵn sàng xét tuyển bổ sung những thí sinh có kết quả thi THPT cao và thuộc đối tượng như trên, căn cứ vào nguyện vọng và điểm đạt được theo điểm chuẩn của từng ngành học cụ thể.

29,5 điểm vẫn trượt đại học: Đâu là gót chân Achilles?

Thí sinh chọn sai; đề thi chưa tốt và cách thức tuyển sinh máy móc, lạc hậu... là những vấn đề được chuyên gia đề cập.

Sau khi công bố điểm chuẩn, nhiều trường đại học gây sốc với điểm số đầu vào lên tới hơn 30 điểm. Với số điểm này, các thí sinh nếu đạt điểm 10 tuyệt đối nhưng không có điểm ưu tiên cũng vẫn trượt đại học.

Thế nhưng, song song với đó, vẫn có những trường chỉ lấy 14, 15 điểm 3 môn, tức có môn còn không đạt được điểm trung bình mà thí sinh vẫn có khả năng đỗ. Nhiều lo ngại rằng, có hiện tượng vơ vét thí sinh một cách máy móc, trong khi mục đích tuyển chọn được thí sinh chất lượng tốt thì chưa đạt được.

29,5 điểm vẫn trượt đại học: Đâu là gót chân Achilles? - Hình 1

Thí sinh 29,5 điểm vẫn trượt đại học

Bình luận về vấn đề trên, TS. Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT cho biết những lo lắng trên là có lý. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ những bất cập về điểm số của kỳ thi năm nay xuất phát từ những nguyên nhân nào.

Đầu tiên, Bộ GD-ĐT đã đổi tên kỳ thi tốt nghiệp quốc gia thành kỳ thi tốt nghiệp. Mục đích chính của kỳ thi là để phục vụ thí sinh thi tốt nghiệp.

Song song với đó, Bộ GD-ĐT cũng ra quy định cho phép các trường đại học được tự chủ trong cách thức tuyển sinh.

"Những vấn đề bất hợp lý mà chúng ta đang nhìn thấy, cụ thể là việc thí sinh đạt điểm cao mà vẫn trượt đại học có thể được nhìn từ nhiều góc độ: Góc độ thí sinh chọn nguyện vọng chưa đúng; góc độ đề ra chưa tốt, chưa có tính phân loại cao và góc độ quan trọng nhất là phương pháp tuyển sinh của các trường đại học thế nào, chọn thí sinh kiểu gì mà lại gây ra những băn khoăn như vậy?", ông Lê Trường Tùng nêu vấn đề.

Từ phía nhà trường, ông Tùng cho rằng trường nào cũng biết đây là kỳ thi tốt nghiệp chung, đề thi dễ, phổ điểm cao lẽ ra phải thay đổi cách thức tuyển sinh chứ không phải áp dụng cách thức tuyển sinh của 5 năm, 10 năm trước.

Chính vì cách thức tuyển sinh không phù hợp nên mới dẫn tới hiện tượng thí sinh có đạt điểm tuyệt đối vẫn có nguy cơ trượt nguyện vọng.

"Trong trường hợp này, không nên đặt câu hỏi "vì sao thí sinh trượt" mà cần phải hỏi ngược lại rằng: "vì sao thí sinh điểm cao như vậy nhà trường vẫn không nhận?".

Ở đây có vấn đề từ phía các trường, trường đang áp dụng cách thức tuyển sinh cũ, dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp chung để tuyển sinh theo chỉ tiêu mà không cần biết kỳ thi có đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của trường mình hay không. Để đủ chỉ tiêu, trường tuyển thí sinh theo tiêu chí thang điểm từ cao xuống thấp, cho tới khi nào đủ chỉ tiêu thì dừng lại.

Cách áp dụng một cách máy móc các phương thức tuyển sinh cũ, chỉ giúp các trường lấy được đủ số lượng thí sinh nhưng sẽ không đạt được mục tiêu về chất lượng. Như vậy, mới xảy ra tình trạng khi đề thi dễ, phổ điểm cao, số thí sinh đăng ký nguyện vọng nhiều mà số lượng tuyển sinh bị giới hạn, thì sẽ có thí sinh 29,5 điểm vẫn trượt. Như vậy, dễ thấy, vấn đề lớn nhất là từ phía chính các trường.

Trường không dám lấy những thí sinh có điểm cao bởi trường đang áp dụng cách thức tuyển sinh một cách máy móc, chưa căn cứ trên điều kiện thực tế để xét tuyển.

Trong khi rất nhiều thí sinh điểm thi không cao nhưng cộng điểm ưu tiên lại vượt trội. Vì điều này, tuyển sinh theo thang điểm từ cao xuống thấp chưa chắc giúp trường tuyển chọn được thí sinh giỏi nhưng chắc chắn sẽ có nhiều thí sinh giỏi sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua", TS Lê Trường Tùng nói.

Nói thêm về kỳ thi tốt nghiệp, vị TS cho rằng, việc các trường căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp chỉ là nên coi là một tiêu chí. Thi tốt nghiệp THPT chỉ phục vụ mục đích tốt nghiệp và để đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức phổ thông của từng thí sinh. Nó hoàn toàn khác với một kỳ thi đánh giá năng lực, và các tố chất khác của một thí sinh có phù hợp với trường mới, ngành nghề mới trong tương lai hay không?

Việc này cũng giống khi sinh viên tốt nghiệp đại học, đi làm. Các doanh nghiệp tuyển dụng sẽ không mất thời gian để tổ chức một kỳ thi kiểm tra lại kiến thức và khả năng nắm bắt cũng như khả năng vận dụng kiến thức đại học trên thực tế như thế nào.

"Vì thế không thể tận dụng kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ tuyển chọn đầu vào cho các trường đại học. Trong khi, mỗi ngành, mỗi trường đều có tiêu chí, yêu cầu khác nhau.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ là thước đo để đánh giá chất lượng giáo dục trên cả nước, qua đó đưa ra chiến lược phát triển giáo dục chung cho phù hợp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT chung không nên là kỳ thi phục vụ tuyển sinh đại học.

Vì điều này, yêu cầu xét tuyển đại học mỗi trường phải có chiến lược riêng. Cụ thể là chiến lược về chất lượng (tức là có thể xé rào tuyển thêm thí sinh điểm cao hoặc chấp nhận không đủ chỉ tiêu để không hạ điểm hay không?)", ông Lê Trường Tùng nói.

Thay đổi thế nào?

Để thay đổi thực trạng trên, TS Lê Trường Tùng cho rằng cần phải thay đổi về cách thức tuyển sinh đại học.

Theo ông Tùng, nên xem việc tuyển sinh là việc của các trường, theo đó, giao việc tuyển sinh cho các trường đại học, các trường phải tự xây dựng phương án tuyển sinh cho phù hợp, công bằng, minh bạch, không quá tốn kém.

Ông Tùng lưu ý, hình thức tuyển sinh nào cũng phải bảo đảm cả quyền học của người học. Vì học đại học cũng giống như một giai đoạn nối tiếp, từ tiểu học lên THCS, rồi lên THPT và vào đại học, cao đẳng.

Trừ một số lĩnh vực, một số ngành nghề như y tế, giáo dục, nhà nước phải khống chế, kiếm soát chất lượng nhưng với những ngành học khác nên giao lại cho trường tự tuyển sinh.

Về lâu dài, cần phải có một trung tâm khảo thí độc lập, đủ độ tin cậy, có tổ chức kỳ thi theo định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Kỳ thi không chỉ đánh giá về khả năng nắm bắt kiến thức phổ thông mà còn phải căn cứ trên các yêu cầu của từng trường đại học. Các trường có thể căn cứ vào điểm thi của trung tâm khảo thí để xét tuyển.

Theo ông Tùng, để bảo đảm chất lượng và nhanh, có thể tham khảo, mời các trung tâm khảo thí nước ngoài thực hiện thí điểm tại Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều trung tâm khảo thí của nước ngoài đang được thực hiện tại nhiều nước, Việt Nam có thể tham khảo, mới thí điểm trong nước.

Song song với đó, có thể thực hiện các trung tâm khảo thí trong nước, theo cơ chế cạnh tranh, điểm thi trung tâm nào tốt thì các trường lựa chọn.

Trước lo ngại sẽ có lò luyện thi theo trung tâm khảo thí hoặc các lò luyện thi như những năm trước đây, ông Tùng cho rằng có thể tham khảo thêm cách thức quản lý tại một số nước.

Cụ thể là buộc các trung tâm dạy thêm chỉ được hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận và có đăng ký giấy phép kinh doanh. Các trung tâm dạy thêm này vẫn được hoạt động nhưng phải hạch toán không lợi nhuận và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
22:46:33 19/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình
22:17:19 19/11/2024
Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view
22:43:19 19/11/2024
Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ
22:38:07 19/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đà Lạt trong top 9 điểm đến giá rẻ ở châu Á

Du lịch

07:23:38 20/11/2024
Nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda (có trụ sở tại Singapore) vừa công bố danh sách 9 điểm đến du lịch cuối năm có chi phí tiết kiệm nhất, mang đến nhiều lựa chọn cho những ai đang tìm kiếm phòng lưu trú giá rẻ trong dịp Giáng sinh

Mỹ nam thắng kiện vụ bị gãy xương gò má

Sao châu á

06:51:06 20/11/2024
Nam diễn viên Choi Bo Min thắng vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại sau khi bị gãy xương gò má trên sân tập golf do bị một người khác vung gậy.

Hoài Linh bị một nữ MC bắt đi lấy nước, bê ghế và phản ứng ra sao?

Sao việt

06:10:52 20/11/2024
Hoài Linh được cái dù bị tôi đối xử như vậy nhưng mặt vẫn tỉnh bơ, không so đo hay cằn nhằn - MC Kỳ Duyên chia sẻ.

Dùng vũ khí giả đi cướp máy bay

Thế giới

06:07:03 20/11/2024
Hai trẻ vị thành niên Vladimir Bizunov 16 tuổi và Mikhail Shamanaev 17 tuổi sống tại thành phố Novokuznetsk của nước Nga, là bạn bè từ thời trung học.

Đường dây rửa tiền, giúp sức cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật

06:01:09 20/11/2024
Nhóm người ở Việt Nam thu thập, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng để bán cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ở nước ngoài, giúp sức cho hoạt động rửa tiền.

Chồng đi công tác bất thường, tôi âm thầm điều tra thì ngỡ ngàng trước những chuyến xa nhà của anh

Góc tâm tình

06:00:06 20/11/2024
Nếu không được đồng nghiệp thông báo công ty không có chuyến công tác thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết anh đang lừa dối mình.

Đặc sản Nam Định vào mùa, nhanh tay làm ngay món gỏi này vừa ngon lại bổ dưỡng, không ăn quá phí

Ẩm thực

05:52:03 20/11/2024
Củ niễng không chỉ thơm ngon mà còn rất linh hoạt trong chế biến, có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như củ niễng xào trứng, xào thịt bò, hay nấu canh chua, gỏi củ niễng...

Mỹ nam diễn đỉnh đến mức như "xé truyện bước ra", chỉ 1 cái nhíu mày mà viral khắp cõi mạng

Hậu trường phim

05:49:36 20/11/2024
Vĩnh Dạ Tinh Hà đã lên sóng những tập cuối cùng vào ngày 17/11 nhưng sức hút của nam chính Mộ Tử Kỳ (Đinh Vũ Hề) vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Sắc vóc gợi cảm của 'gái một con' Minh Hằng

Người đẹp

05:48:13 20/11/2024
Người hâm mộ nhận xét ca sĩ, diễn viên Minh Hằng trông mặn mà, có sức sống hơn so với thời con gái. Mẹ một con sở hữu thân hình với vòng 1 đầy đặn, vòng 3 gợi cảm.

Nhan sắc bạn gái người mẫu của sao Liverpool Alexander-Arnold

Sao thể thao

22:54:04 19/11/2024
Hơn hai tháng sau khi chia tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Iris Law, Trent Alexander-Arnold có bạn gái mới là người mẫu Estelle Behnke.

Phim Việt chưa chiếu đã leo top 1 phòng vé, nữ chính là Hoa hậu gây sốc vì xấu khó tin

Phim việt

22:32:14 19/11/2024
19h tối nay ngày 19/11, Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng sẽ khởi chiếu trên toàn quốc, hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn những tín đồ điện ảnh nói chung và phim kinh dị nói riêng.