‘Thí nghiệm búp bê’ trên trẻ em bị chỉ trích là phi đạo đức
36 bé trai và 36 bé gái 3-6 tuổi tham gia “ Thí nghiệm búp bê Bobo” về học tập quan sát, cuối cùng đã cư xử hung bạo hơn.
Năm 1960, Albert Bandura, nhà tâm lý học người Canada, thực hiện nhiều thí nghiệm về học tập quan sát, được gọi chung là “ thí nghiệm búp bê Bobo”. Đối tượng nghiên cứu là 36 trẻ trai và 36 trẻ gái tuổi 3-6, đang học tại Trường mẫu giáo Đại học Stanford.
Trẻ được chia làm 3 nhóm: một nhóm được tiếp xúc với các hình mẫu người lớn hung tính (hung hăng, thô bạo), một nhóm tiếp xúc với các hình mẫu không hung tính và một nhóm không bị tác động gì cả làm nhóm đối chứng. Cuối cùng, các nhóm này được chia tiếp thành trẻ trai và trẻ gái. Mỗi nhóm lại được chia sao cho một nửa số người tham gia sẽ tiếp xúc với mẫu hình người lớn cùng giới và nửa còn lại được tiếp xúc với mẫu hình khác giới. Mỗi đứa trẻ được kiểm tra riêng để đảm bảo rằng hành vi không bị ảnh hưởng bởi những đứa trẻ khác.
Albert Bandura, nhà tâm lý học người Canada, tác giả của nghiên cứu.
Ở giai đoạn đầu tiên, đứa trẻ được đưa vào một phòng có nhiều trò chơi khác nhau. Sau đó một người lớn, đóng vai trò là hình mẫu trong thí nghiệm, bước vào phòng và tham gia các hoạt động cùng trẻ. Trong khoảng 10 phút, nhân vật người lớn này bắt đầu chơi với bộ đồ chơi búp bê Bobo tạo ra tiếng ồn.
Với nhóm mẫu không hung tính, nhân vật người lớn chỉ đơn giản chơi với đồ chơi và để kệ con búp bê Bobo. Trong nhóm mẫu hung tính, họ sẽ tấn công dữ dội búp bê Bobo bằng cách ngồi lên nó, đấm vào mặt, đánh vào đầu, ném và đá con búp bê ra khỏi phòng và sử dụng những lời nói hung bạo như “Đá nó đi”.
Video đang HOT
Giai đoạn thứ 2, sau 10 phút tiếp xúc với hình mẫu người lớn, mỗi đứa trẻ được đưa đến một phòng khác có nhiều đồ chơi hấp dẫn. Chúng không được phép chơi với bất kỳ đồ chơi nào trong số này, mục đích tạo mức độ thất vọng cho trẻ.
Ở giai đoạn cuối cùng, mỗi đứa trẻ được đưa đến phòng thí nghiệm. Căn phòng này chứa một số đồ chơi “hung tính” bao gồm một cái búa đồ chơi, một quả bóng có vẽ khuôn mặt, súng phi tiêu, và một con búp bê Bobo. Căn phòng cũng có một số đồ chơi “không hung tính” bao gồm bút màu, giấy, búp bê, động vật bằng nhựa và xe tải. Mỗi đứa trẻ được phép chơi trong phòng này 20 phút trong khi những người làm thí nghiệm quan sát hành vi của đứa trẻ từ phía sau gương một chiều và đánh giá mức độ hung tính của trẻ.
Những đứa trẻ có biểu hiện khác nhau với đồ chơi khi bước vào căn phòng. Một số bé bắt đầu xuất hiện hành vi thô bạo với búp bê.
Kết quả quan sát cho thấy nhóm trẻ tiếp xúc với mô hình bạo lực có xu hướng bắt chước chính xác hành vi mà chúng đã quan sát thấy khi người lớn không còn ở bên. Nhóm trẻ không tiếp xúc với hành vi hung tính cư xử ít hung hăng hơn những đứa trẻ trong nhóm đối chứng.
Tuy nhiên, có sự khác biệt quan trọng về giới. Những bé trai quan sát người lớn cùng giới (nam giới) cư xử thô bạo bị ảnh hưởng nhiều hơn bé trai quan sát người lớn nữ giới có cùng hành vi hung tính. Một điều thú vị mà các nhà thí nghiệm quan sát thấy, trong nhóm có hình mẫu cùng giới với trẻ, các bé trai bắt chước nhiều hơn hành vi bạo lực thể chất trong khi các bé gái bắt chước nhiều hơn hành vi gây hấn bằng lời nói. Các nhà nghiên cứu cũng đã đúng khi dự đoán bé trai sẽ cư xử hung hăng hơn, hành vi hung tính gấp đôi bé gái.
Thí nghiệm này giúp các nhà khoa học đưa ra kết luận: “Các hành vi cụ thể có thể được học thông qua quan sát và bắt chước”. Hành vi bạo lực của hình mẫu người lớn đối với búp bê khiến trẻ tin rằng những hành động như vậy là chấp nhận được. Trong tương lai, những đứa trẻ này có xu hướng phản ứng với sự thất vọng bằng hành vi hung tính. Đây là lý do về sau cuộc thí nghiệm dẫn đến nhiều tranh cãi. Một số nhà phê bình cho rằng nghiên cứu này là phi đạo đức. Bằng cách thao túng những đứa trẻ cư xử hung hãn, những người làm thí nghiệm về cơ bản là đã dạy cho những đứa trẻ này trở nên hung tính hơn.
Dến nay, thí nghiệm của Albert Bandura vẫn là một trong những nghiên cứu nổi tiếng nhất trong lịch sử tâm lý học thế giới. Trong nửa thế kỷ kể từ Thí nghiệm búp bê Bobo, đã có hàng trăm nghiên cứu khác về chủ đề bạo lực ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của trẻ. Mặc dù một số nghiên cứu trên trẻ em vấp nhiều phản ứng của cộng đồng vì ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ, như Thí nghiệm búp bê Bobo, các chuyên gia vẫn khuyên bố mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với các hình ảnh bạo lực.
Các hình ảnh bạo lực có thể đến từ phương tiện truyền thông hoặc chính hành vi của cha mẹ hàng ngày. Bằng cách trở thành hình mẫu bạo lực cho trẻ, người lớn cần thực hiện các hành vi phi bạo lực mang tính tích cực, như giao tiếp tôn trọng để giải quyết vấn đề thay vì gây hấn.
Nguyễn Phương
Theo Verywellmind/VNE
Xác định được yếu tố quyết định khiến vết thương da mau lành
Sử dụng da chuột thí nghiệm để nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện các yếu tố phiên mã (transcription factors) p73 và p63 ảnh hưởng trực tiếp đến sự xuất hiện của các tế bào da mới làm lành miệng vết thương.
Yếu tố phiên mã p73 là cần thiết để kịp thời chữa lành vết thương da - Ảnh : Pixabay
Theo Medical Express, hóa ra các yếu tố phiên mã (transcription factors) có tên p63 và p73 đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của các tế bào da (keratinocyte).
Sử dụng da chuột thí nghiệm, các nhà khoa học ở Đại học Vanderbilt (Mỹ) thấy rằng yếu tố phiên mã p73 là cần thiết để kịp thời chữa lành vết thương trên da. Trong mô bình thường, biểu hiện p73 tăng lên để đáp ứng với tổn thương da và sự thiếu hụt p73 đã ức chế quá trình tái tạo để liền sẹo.
Sự ức chế quá trình chữa lành vết thương da ở chuột thí nghiệm bị thiếu p73 đi kèm với sự gia tăng nồng độ chỉ dấu sinh học tổn thương ADN trong các tế bào da cơ bản ở rìa vết thương. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng p73 được biểu hiện bằng tế bào gốc biểu bì và nang lông, cần thiết để chữa lành vết thương..
Các đồng dạng (isoform) p73 biểu hiện ở da có tác dụng tăng cường biểu hiện gien các tế bào da qua trung gian p63 trong quá trình tái lập trình các tế bào từ trung mô đến các tế bào giống như tế bào da cơ bản. Điều này có nghĩa là các yếu tố phiên mã p73 và p63 ảnh hưởng trực tiếp đến sự xuất hiện của các tế bào da mới làm lành miệng vết thương.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Bé ung thư tặng hết đồ chơi sau đợt điều trị cuối cùng Trong sinh nhật thứ 8 của mình, Zoe Figueroa, Mỹ, quyết định tặng toàn bộ số búp bê em có cho các bệnh nhi. "Em đã có mọi thứ em cần", Zoe nói với mọi người sau khi sức khỏe dần ổn định và hoàn thành tất cả đợt điều trị ung thư. Zoe phải hóa trị, cấy ghép tế bào gốc, xạ...