Thêm một cơn bão trên Thái Bình Dương khiến bão Sao La di chuyển khó lường
Theo chuyên gia thời tiết, hai cơn bão trên Thái Bình Dương là Sao La và Haikui có thể tương tác với nhau, khiến đường đi của bão Sao La rất khó lường.
Chia sẻ với báo chí chiều 29.8, ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết khoảng tối và đêm mai (30.8), bão Sao La có khả năng đi vào đông bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 3.
“Có rất nhiều các kịch bản khác nhau bởi cùng thời điểm này, cách bão Sao La khoảng 1.400 km về phía đông có một cơn bão khác là Haikui đã hình thành. Cơn bão này đang có xu hướng dịch chuyển về phía Trung Quốc, khi bão Sao La vào Biển Đông có thể tương tác với bão Haikui”, ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho biết thêm, do cơn bão mới trên Thái Bình Dương nên đường đi của bão Sao La đã có nhiều thay đổi. Dự báo ban đầu, bão Sao La đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc), sau đó di chuyển vào khu vực tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), nhưng trong 1 – 2 ngày gần đây, bão Sao La bắt đầu lệch về phía nam và đi vào Biển Đông trong khoảng 30 – 48 giờ tới.
Sau khi đi vào Biển Đông, đường đi của bão Sao La sẽ có 3 kịch bản. Kịch bản 1 là đi vào ven biển tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó đổi hướng và có khả năng đi dọc ven biển qua Hồng Kông – Ma Cao. Kịch bản 2, sau khi di chuyển vào Biển Đông, bão Sao La sẽ di chuyển theo hướng tây – tây bắc, sau đó đi theo hướng tây, hướng về bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).
Kịch bản 3, sau khi di chuyển vào Biển Đông, bão Sao La sẽ đổi hướng, di chuyển theo hướng bắc – tây bắc, đổ bộ vào khu vực giữa Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc), suy yếu và tan dần.
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. ẢnhHOÀI LINH
Trước đó, bản tin lúc 13 giờ ngày 29.8 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, vị trí tâm bão Sao La ở vào khoảng 18,8 độ vĩ bắc; 123,1 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon (Philippines).
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão Sao La mạnh cấp 14 (150 – 166 km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng tây bắc, tốc độ 5 – 10 km/giờ.
Xuất hiện bão Sao La gần Biển Đông, hướng đi phức tạp
Cơn bão có tên Sao La đang trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon (Philippines). Cơ quan khí tượng đang theo dõi chặt chẽ hướng đi của cơn bão này.
Sáng 25.8, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon đã mạnh lên thành bão, có tên Sao La (đây là một trong 10 tên bão do Việt Nam đề xuất).
Hình ảnh về cơn bão Sao La. Ảnh WINDY
Cơ quan khí tượng dự báo, cơn bão này có đường đi phức tạp, đang được theo dõi chặt chẽ.
Nếu cơn bão Sao La không di chuyển vào Biển Đông thì tháng 8 là năm không xuất hiện cơn bão, áp thấp nhiệt đới nào trên Biển Đông. Trong vòng 30 năm qua, chỉ có 2 năm là 2011 và 2015 không có bão trên Biển Đông vào tháng 8. Điều này cũng phản ánh tác động của năm El Nino khiến bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện ít hơn bình thường.
Theo dự báo dài hạn, trong thời kỳ từ 21.8 - 20.9, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện từ 1 - 2 cơn trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc bộ, Trung bộ.
Từ nửa cuối tháng 8 - tháng 11, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 5 - 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 2 - 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta; đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ.
Trước đó, trong tháng 7 đã xuất hiện 2 cơn bão trên khu vực Biển Đông là cơn bão số 1 (Talim) và cơn bão số 2 (Doksuri). Trong đó, cơn bão số 1 đã đổ bộ vào khu vực phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) vào ngày 18.7, sau đó đi dọc theo biên giới Việt - Trung và suy yếu thành một vùng thấp trên khu vực các tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn.
Ngoài ra, cơn bão số 2 xuất hiện trên khu vực đông bắc Biển Đông nhưng không ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Xem nhanh 12h ngày 25.8: Dự báo thời tiết hôm nay
Lại sắp có áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trên Biển Đông Theo dự báo của chuyên gia, lại có thêm một vùng áp thấp đã được hình thành, trong 1 - 2 ngày tới vùng áp thấp này sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và bão. Ngày 18.7, chia sẻ với Thanh Niên, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho...