Thêm 2 tuyến cáp quang đứt, giáo viên, học sinh méo mặt

Theo dõi VGT trên

Hai tuyến cáp quang biển quốc tế đứt chưa được khắc phục khiến giáo viênhọc sinh méo mặt trong quá trình dạy học trực tuyến.

“Mẹ ơi rớt mạng rồi”, “Con bị văng ra khỏi lớp”, “Cô nói con không nghe được gì”, ngày nào cũng vậy, cứ đến tiết học trực tuyến là cô con gái học lớp 5 của chị Nguyễn Thị Thanh Quyên (Ba Đình, Hà Nội) lại gọi mẹ nhờ giúp đỡ.

Tình trạng này không phải bây giờ mới có, nhưng gần hai tuần trở lại đây thì thường xuyên hơn khi hai tuyến cáp quang Asia America Gateway (AAG) và Asia Africa Europe 1 (AAE-1) bị đứt chưa được sửa chữa xong. Chị Quyên và nhiều phụ huynh phát cáu mỗi khi thấy con học online trong điều kiện đường truyền mạng quá kém.

Một tiết học rớt mạng 10 lần

7h30 mỗi ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy, hai cô con gái lớp 5 và 7 của chị Thanh Quyên ngồi trước màn hình máy tính, bắt đầu buổi học học trực tuyến. Tuy nhiên, việc học của hai bé diễn ra không mấy suôn sẻ do mạng chập chờ, đường truyền kém.

Buổi học bắt đầu được vài phút, bé lớn chạy vào kêu “con bị out, không vào lại được”. Vài phút sau, đứa thứ hai cáu gắt vì mạng chập chờn, thoát ra liên tục, không nghe được cô nói gì. Vào group của lớp thông báo tình hình với cô giáo, chị Quyên thấy phụ huynh cũng kêu mạng lỗi, out ra liên tục.

Sự bực mình chị Quyên gần như lên tới đỉnh điểm vào ngày hôm qua, sau khi con bắt đầu vào tiết học chừng 10 phút, thầy giáo đang nhắc bài cũ, màn hình máy tính bỗng đứng im, quay tròn và thông báo kết nối chậm. Chị chuyển qua điện thoại dùng mạng 4G và khởi động lại modem wifi. Đổi sang điện thoại được chừng 5 phút thì lại phải chuyển qua máy tính vì tự nhiên bị đẩy ra khỏi lớp học.

Thêm 2 tuyến cáp quang đứt, giáo viên, học sinh méo mặt - Hình 1

Học sinh học trực tuyến. (Ảnh minh họa: T.T)

“Nhưng dù đổi qua ba, bốn chiếc điện thoại hay máy tính cũng chỉ học ổn định được không quá 10 phút. Học xong một tiết mà con bị rớt mạng đến hơn 10 lần. Chất lượng học không đảm bảo, giờ xin nghỉ cũng không đành mà cho con học thì càng tức“, chị Quyên bức xúc và từng nhiều lần gọi điện lên các nhà mạng để đề nghị xử lý băng thông nhưng đều nhận lại câu trả lời thông cảm chờ vài tuần.

Không riêng gia đình chị Quyên, trong nhóm lớp hầu như gia đình nào cũng đều bị rớt mạng liên tục. Các phụ huynh đồng loạt đề xuất cô giáo giảm giờ dạy online, tăng lượng bài tập và quay video hưỡng dẫn các con tự học.

Bực bội vì đường truyền kém, con nhấp nhổm trong giờ học, chị Trần Ngọc Loan (Định Công, Hoàng Mai) liên tục đứng cạnh hai con lớp 9 và 2 để chuyển mạng giúp các con đăng nhập lại vào lớp học.

Con út của chị Loan năm nay học lớp 2 một trường tiểu học công lập, được xếp học buổi sáng. Lịch học sáng nay của con gồm Tiếng Việt, Toán và Đạo đức. Môn Đạo đức phải học trên bản điện tử do nhà xuất bản chưa in đủ sách.

Video đang HOT

7h45 con vào phòng, nhưng hơn 8h mới bắt đầu lớp học vì nhiều bạn vào muộn. Học được vài phút, tài khoản của con chị cùng nhiều phụ huynh trong lớp bị thoát ra. Khi vào lại phòng, khi thì không xem được màn hình cô giáo, khi mất tiếng…. Tiết học nhiều hôm bất đắc dĩ phải dừng lại giữa chừng để đổi sang một khung giờ học khác.

“Các con còn nhỏ, vốn dĩ học online đã khó tập trung hơn học trực tiếp tại trường, nay mạng Internet lại chập chờn khiến các tiết học liên tục bị gián đoạn. Hai tuần nay, sáng nào ba mẹ con cũng réo gọi nhau vang nhà vì cứ một lúc con lại bị out ra khỏi lớp, cứ cô vào lớp thì trò lại out ra“, chị Loan có phần bức xúc.

Mất oan bài kiểm tra

Sáng qua, bé Lê Hạ, con gái anh Lê Công Long (Văn Quán, Hà Nội) làm gần xong bài thi trắc nghiệm, chỉ còn vài câu cuối thì đột nhiên bị out khỏi lớp. Hà cố gắng đăng nhập để vào lại nhưng không được. Đến khi thành công vào lại thì đã hết giờ, cô giáo chủ nhiệm thông báo bỏ trắng 5 câu hỏi cuối.

“Con gái khóc lóc, nói không bỏ câu nào, chỉ là chưa kịp lưu vài đã bị đẩy ra khỏi lớp. Con trình bày lý do với cô giáo nhưng đó là quy định chung nên không được làm lại bài kiểm tra. Con lo lắng sẽ bị điểm thấp”, anh Long chia sẻ.

Thêm 2 tuyến cáp quang đứt, giáo viên, học sinh méo mặt - Hình 2

Mạng kém khiến việc học online của học sinh hai tuần qua liên tục bị gián đoạn. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Khi trao đổi với cô giáo, anh Long mới biết, buổi thi hôm đó bé Hạ không phải trường hợp duy nhất trong lớp gặp sự cố về mạng. Một số bạn bị out, thoát màn hình liên tục. Phụ huynh cuống cuồng nhắn tin trong group báo con mình không đi đâu nhưng hệ thống vẫn gửi thông báo rời bài thi.

Trước đó, để chuẩn bị cho buổi thi online, cô giáo dặn suốt quá trình làm bài đến lúc kết thúc, học sinh phải ngồi trước màn hình, nếu không bài thi sẽ bị hủy. Khi out khỏi Zoom, học sinh sẽ đăng nhập trở lại, tiếp tục làm bài trên e.khaothi. Trang e.khaothi phải mở và nếu đóng vào, bài thi không được chấp nhận.

Rơi vào tình cảnh tương tự, chị Nguyễn Thị Vân, (Lò Đúc, Hà Nội) cho biết: “Con thi online mà cả gia đình nín thở. Tôi đang làm việc cũng phải out ra để nhường phòng, nhường đường mạng cho con. Chồng thích theo dõi thời sự lúc 19h cũng đành chịu. 20h con thi xong, câu đầu tiên không phải là con làm bài được không mà là có bị thoát ra lần nào không”.

Cô Trần Mai Ngọc, giáo viên một trường tư ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai cũng gặp nhiều tình huống bi hài khi thi học kỳ trực tuyến. Trước đó, cô Ngọc đã phổ biến quy chế, nhắc nhở phụ huynh cùng học sinh chuẩn bị thiết bị, đường truyền nhưng hôm thi vẫn xảy ra sự cố.

Bài thi bắt đầu lúc 15h30 nhưng cô Ngọc vẫn thấy thiếu hai học sinh, thông báo trong nhóm phụ huynh nhưng không thấy phản hồi. Hơn 30 phút sau, hai bạn học sinh mới xuất hiện, trình bày lý do mạng kém, không đăng nhập được vào lớp

“Không ít học sinh làm gần xong bài thi nhưng do mạng trục trặc có thể không bấm gửi được, không bấm lưu nháp, bị out ra, khi vào lại sẽ phải làm bài thi từ đầu. May mắn các con vẫn đủ thời gian hoàn thành“, cô Ngọc kể lại và lo lắng nếu tình trạng mạng Internet không được cải thiện sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc học và thi học kỳ.

Theo các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) tại Việt Nam, sự cố trên các tuyến cáp Asia America Gateway (AAG) và Asia Africa Europe 1 (AAE-1) sẽ được khắc phục trong tháng 12. AAG và AAE-1 là 2 trong số 5 tuyến cáp quang biển quốc tế chiếm dung lượng lớn và quan trọng, kết nối internet Việt Nam đi nước ngoài.

Trong năm nay, cáp AAG đã 3 lần gặp sự cố vào các tháng 6, 7 và 10. Trong lần gặp sự cố thứ ba, AAG bị lỗi rò nguồn trên nhánh S1I vào tối 22/10 và nhánh cáp hướng kết nối Việt Nam – Singapore cũng bị lỗi từ cuối tháng 10.

Học trực tuyến tại “tâm dịch” Điện Biên

Huyện Điện Biên hiện là "tâm dịch" của tỉnh Điện Biên, với hơn 100 ca F0 chỉ sau 10 ngày bùng phát. Chủ động "nhập cuộc", hiện giáo viên và học sinh nhiều trường học địa phương đã ổn định dạy học trực tuyến.

Học trực tuyến tại tâm dịch Điện Biên - Hình 1


Hiện giáo viên và học sinh nhiều trường học tại Điện Biên đã ổn định công tác dạy và học trực tuyến.

Yên tâm "nhập cuộc"

Trường THPT huyện Điện Biên được trưng tập làm khu cách ly trong đợt dịch này. Cô Phan Lệ Thanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Từ ngày 5/11, trường cho toàn bộ học sinh (gần 1.000 em) chuyển trạng thái sang học trực tuyến.

Theo cô Thanh, do có sự chủ động của ngành cũng như đơn vị từ trước nên việc triển khai học trực tuyến có nhiều thuận lợi. Mặc dù khung chương trình học hiện đang theo đúng tiến độ, không "chạy" trước, song cả giáo viên và học sinh không bị áp lực về lượng kiến thức.

Học trực tuyến tại tâm dịch Điện Biên - Hình 2


Từ trung tuần tháng 10, giáo viên bậc trung học đã được tập huấn phương pháp tổ chức dạy trực tuyến. Ảnh: NTCC.

"Hiện, những kiến thức căn bản mang tính lý thuyết sẽ được ưu tiên dạy trước. Còn lại các tiết tự chọn, ôn tập sẽ được đẩy lùi về sau. Khi học sinh quay trở lại trường được thì sẽ tổ chức ôn tập, củng cố lại kiến thức cho các em. Do được trưng tập làm khu cách ly, nên chúng tôi xác định việc dạy học trực tuyến sẽ là phương án lâu dài, chứ không thể một sớm một chiều. Chính vì vậy trường sẽ cân đối nội dung chương trình cho hợp lý" - cô Thanh cho hay.

Hiện mỗi buổi học trực tuyến tại khu cách ly được xây dựng 4 tiết, mỗi tiết 45 phút. Sau 15 phút đầu điểm danh, ổn định tổ chức, giáo viên và học sinh sẽ dành toàn bộ thời lượng 30 phút chính để truyền thụ kiến thức và trao đổi. Giáo viên sẽ chủ động triển khai tiết học, dựa trên thời khóa biểu chung được xây dựng từ trước.

Học trực tuyến tại tâm dịch Điện Biên - Hình 3


Tại khu cách ly, giáo viên và học sinh được tạo mọi điều kiện để tập trung dạy và học trực tuyến. Ảnh NTCC.

Nằm ở "tâm dịch", hiện xã Pom Lót đang triển khai cho phần lớn học sinh học trực tuyến. Bà Nguyễn Thị Vui có con là Nguyễn Bảo Anh, lớp 2A2, Trường Tiểu học Pom Lót cho biết, con bà bắt đầu tham gia học trực tuyến từ tối 8/11. Theo bà Vui, do ở nông thôn, phụ huynh bận đi làm ban ngày nên cô giáo đã thống nhất cho các cháu học buổi tối.

"Tôi thấy cách bố trí như vậy của cô giáo là hợp lý. Vừa là để các cháu có đầy đủ thiết bị học tập, mà phụ huynh cũng có thể tham gia giám sát, quản lý việc học của con em mình. Khoảng 2 ngày đầu tôi thấy con chưa quen, thì cô giáo thực hiện song song đến nhà giao bài và hướng dẫn. Giờ các cháu học ổn định rồi nên tôi cũng thấy yên tâm" - bà Vui chia sẻ.

Vướng đâu "gỡ" đó

Học trực tuyến tại tâm dịch Điện Biên - Hình 4


Trong quá trình triển khai, mỗi vướng mắc sẽ được điều chỉnh kịp thời phụ thuộc vào tình hình thực tế. Ảnh: NTCC.

Tại Trường Phổ thông bán trú THCS xã Núa Ngam, từ ngày 2/11, hơn 400 học sinh nhà trường nghỉ học để phòng dịch. Do là địa bàn khó khăn, nên hiện chỉ có 51,1% học sinh tham gia học trực tuyến, số còn lại thực hiện giao bài.

Thầy Phạm Trung Thành, Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ: "Nhờ đã xây dựng kịch bản ứng phó từ đầu năm học và được ngành tập huấn về dạy học trực tuyến, nên khi dịch xảy ra trên địa bàn trường không bị động. Ban đầu triển khai có chút vướng mắc liên quan đến đường truyền và ổn định lớp học. Chúng tôi phối hợp với các bên khắc phục dần. Hiện đã đi vào ổn định".

Trường THPT Thanh Chăn, bắt đầu triển khai học trực tuyến ngày 9/11 (chỉ sau 1 ngày địa phương quyết định cho học sinh toàn huyện dừng đến trường). Tuy nhiên, theo cô giáo Lê Thị Thúy, cả giáo viên và học sinh đều không bị động do đã có sự chuẩn bị về cả kịch bản và tinh thần từ trước.

"Gọi là có 1 ngày chuẩn bị, song trường đã có kế hoạch dự phòng sẵn rồi nên chúng tôi không bị cập rập. Trong quá trình tổ chức, vướng đến đâu tôi sẽ cùng các em điều chỉnh đến đấy, tùy thuộc vào khả năng tiếp thu kiến thức và thực tế tình hình. Đơn cử như tôi tham khảo tiết học trực tuyến ở một số nơi, việc sử dụng tai nghe có gắn míc trong quá trình dạy và học sẽ giúp cả cô và trò nghe rõ hơn nội dung trao đổi, nên tôi đã áp dụng" - cô Thúy bộc bạch.

Học trực tuyến tại tâm dịch Điện Biên - Hình 5


Giáo viên là người chủ động trong tổ chức và quản lý các tiết học. Ảnh NTCC.

Còn tại Trường THPT huyện Điện Biên, theo cô hiệu trưởng Phan Lệ Thanh, những ngày đầu triển khai gặp một số vướng mắc liên quan đến đường truyền. Đặc biệt là đối với số học sinh và giáo viên thuộc diện F1, đang phải cách ly tập trung.

"Chúng tôi có 21 cán bộ, giáo viên, nhân viên và hơn 100 học sinh ở khu cách ly vẫn đang triển khai dạy học trực tuyến. Khoảng 1, 2 ngày đầu mạng yếu, thường xuyên bị gián đoạn. Khi nghe giáo viên và học sinh phản ánh, chúng tôi đã liên hệ với nhà cung cấp mạng trên địa bàn. Ngay lập tức nhận chúng tôi nhận được sự phối hợp từ các đơn vị, bố trí lắp đặt thêm điểm phát wifi để hỗ trợ các em học ổn định" - cô Thanh nói.

Từ ngày 7 - 16, Sở GD&ĐT Điện Biên đã tổ chức tập huấn trực tuyến cho hơn 2.800 giáo viên cấp THCS và trên 1.600 giáo viên THPT, về tăng cường năng lực tổ chức dạy học trực tuyến. Nội dung bao gồm kiến thức tổng quan về dạy học trực tuyến; cách thức tổ chức đảm bảo hiệu quả, chất lượng; các phương pháp, kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến đối với từng môn học/hoạt động giáo dục; hướng dẫn và trao đổi việc ứng dụng phần mềm dạy học trực tuyến đã được ngành cấp. Sau khóa tập huấn, mỗi giáo viên thực hành xây dựng 1 kế hoạch bài dạy trực tuyến và học liệu tương ứng để tổ chức dạy học trực tuyến cho 1 tiết học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Ca sĩ Hương Thủy t.uổi 50 hạnh phúc viên mãn trong biệt thự hơn 70 tỷ đồng ở Mỹ
07:31:33 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân phối đồ công sở chuẩn tổng tài, đẹp hơn Lưu Diệc Phi trong phim "Câu chuyện Hoa hồng"

Phong cách sao

12:35:37 16/06/2024
Không cần hàng hiệu đắt t.iền, nữ tổng giám đốc trong Câu chuyện hoa hồng lại có những tuyệt chiêu lên đồ cực sang chảnh, đẹp mắt với những công thức đơn giản, hợp túi t.iền.

Lịch âm hôm nay - Xem lịch âm ngày 16/6

Trắc nghiệm

12:14:04 16/06/2024
Xem lịch âm hôm nay: Dương lịch 16/6/2024; Âm lịch: 11/5/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ...

Chu Thanh Huyền thái độ dửng dưng, thản nhiên làm 1 điều giữa ồn ào "đạo nhái"

Netizen

12:02:00 16/06/2024
Bà xã Quang Hải - hot girl Chu Thanh Huyền đang vướng vào hàng loạt drama, khi mới đây cô bị tố sử dụng hình ảnh đạo nhái để bán hàng. Giữa bão thị phi, thái độ của người đẹp nhận về nhiều sự quan tâm, khi khá dửng dưng, mặc kệ sự đời.

Nàng hậu gen Z bị réo tên vào ồn ào thái độ ứng xử kém, chuyện gì đây?

Sao việt

11:20:45 16/06/2024
Theo đó, nữ doanh nhân đã so sánh các Hoa Á hậu giữa 2 công ty chủ quản là Uni và Sen Vàng. Trong đó, dì Nga dành lời khen cho phía Uni, còn phía Sen Vàng lại có người được cô nhận xét là không ổn .

Bạn trẻ xếp hàng trước 11 tiếng để xem concert của Tempest

Nhạc quốc tế

11:17:08 16/06/2024
Dù concert của Tempest bắt đầu lúc 19h nhưng ngay từ sớm đã có rất đông bạn trẻ xếp hàng check-in chờ gặp thần tượng.

Da ngăm nên tránh mặc màu gì?

Thời trang

11:03:36 16/06/2024
Đối với phụ nữ sở hữu làn da ngăm, việc lựa chọn màu sắc trang phục phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tôn lên vẻ đẹp rạng rỡ và tự tin.

Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký mới nhất và cách nhập

Mọt game

11:03:26 16/06/2024
Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký là các mã đ.ổi t.hưởng được nhà phát hành cung cấp. Bạn có thể đổi để lấy các phần quà tân thủ, quà event, quà mừng game ra mắt trong tựa game Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký.

10 điểm đến thú vị ở Hàn Quốc

Du lịch

10:52:53 16/06/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm những viên ngọc ẩn giấu khi du lịch Hàn Quốc, thì top điểm tham quan độc đáo này mang đến cái nhìn hấp dẫn về lịch sử và văn hóa phong phú của xứ kim chi sẽ khiến bạn thích thú.

Lý do Cole Palmer 'phủ sóng' Internet với loạt ảnh chế

Sao thể thao

10:31:17 16/06/2024
Tấm ảnh cầu thủ tuyển Anh Cole Palmer chụp cho dịp EURO 2024 đã trở thành meme, được chế nhiều trên Internet nhờ động tác ăn mừng mang thương hiệu riêng.

Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua

Lạ vui

10:12:34 16/06/2024
Vào năm 2016, một kẻ trộm mộ đã đào một lỗ trong khu lăng mộ cổ rộng lớn ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hắn từ một góc của một ngôi mộ lấy trộm hiện vật rồi trốn mất.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

Tin nổi bật

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.