Thêm 1 nguyên liệu siêu quen thuộc này vào món súp hải sản, đảm bảo bạn sẽ ngạc nhiên vì ăn quá ngon!
Bánh phồng tôm không phải chỉ để chiên thôi đâu, nếu nấu súp hải sản cho phồng tôm vào ăn cũng ngon và lạ miệng lắm đấy!
Nguyên liệu:
Tôm sú 100g (4 con)
Mực ống làm sạch 100g
Tôm khô 10g
Cà rốt 1 củ
Bánh phồng tôm 100g
Trứng gà ta 2 quả
Hành lá, bột năng.
Cách làm
Bánh phồng cho vào nước ngâm 1h cho mềm.
Video đang HOT
Cà rốt tỉa hoa, thái lát dày vừa ăn.
Hánh lá thái nhỏ.
Tôm rửa sạch bỏ vỏ.
Mực thái khoanh vừa ăn.
Ướp tôm với mực 1/2 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng dầu hào và 1 ít tiêu xay.
Trứng luộc chín hoặc lòng đào tùy thích, bóc vỏ, cắt đôi.
Phi thơm hành tỏi băm, cho tôm mực vào xào săn, trút ra.
Đun sôi 1 lít nước, cho tôm khô vào nấu khoảng 10 với lửa nhỏ cho ra nước ngọt, vớt tôm khô ra.
Sau đó cho cà rốt và bánh phồng tôm vào nấu mềm, nêm 1 muỗng đường, 2/3 muỗng muối, 1/2 muỗng bột ngọt rồi đổ hải sản đã xào vào, nêm nếm vị vừa ăn, thêm nước bột năng vào nồi nước súp để nước súp hơi sánh rồi tắt bếp, cho hành cắt nhỏ vào, tắt lửa.
Cho súp ra tô, thêm tiêu ngò lên mặt là xong.
Thành phẩm
Bánh phồng dai ngọt, hải sản thì giòn tươi hòa với nước súp ngọt thanh thơm lừng hấp dẫn, đây sẽ là món ăn sáng hoặc tối dinh dưỡng cho cả nhà!
Theo Afamily
Bánh phồng tôm - một đặc sản miền sông nước Cà Mau
Bánh phồng tôm Đất Mũi từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước bởi mùi vị thơm ngon đặc trưng không nơi nào có được.
Kiểm tra bánh phồng tôm trong lò sấy bằng năng lượng mặt trời, có hộ có thể cung ứng 1 tấn bánh phồng tôm mỗi tháng. (Ảnh: Hồng Nhung/TTXVN)
Vào những ngày giáp Tết, các hộ sản xuất kinh doanh các mặt hàng đặc sản của vùng Đất Mũi nhộn nhịp hẳn lên để làm ra những đặc sản thơm ngon nhằm phục vụ khách du lịch đến thăm Đất Mũi vào những ngày xuân.
Đặc sản ở Đất Mũi ở tỉnh Cà Mau có rất nhiều loại như tôm khô, mắm tôm, ba khía...
Ngoài ra, huyện Ngọc Hiển còn có một loại đặc sản rất được ưa chuộng không thể không nhắc đến trong những ngày Tết đó là bánh phồng tôm.
Hiện huyện Ngọc Hiển có 15 hộ sản xuất bánh phồng tôm, tập trung tại các xã Tân Ân Tây, Tam Giang Tây, thị trấn Rạch Gốc, để cung cấp cho thị trường cả nước.
Hàng năm, làng nghề sản xuất khoảng 16 tấn bánh phồng tôm cung cấp cho thị trường các tỉnh thành phía Bắc, Tây Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, tạo việc làm ổn định cho hơn 50 lao động tại địa phương.
Nguyên liệu chủ yếu để chế biến bánh phồng tôm là tôm đất còn tươi sống. Với nguyên liệu dồi dào sẵn có tại địa phương, người dân chỉ cần thêm bột và gia vị trộn đều với tỷ lệ thích hợp là đã có bánh phồng tôm với hương vị thơm ngon.
Theo kinh nghiệm của những người trong nghề, muốn có bánh phồng tôm thơm ngon, phải chọn tôm đất còn tươi sống, tôm càng nhiều thì hương vị bánh càng thơm ngon, đậm đà.
Bánh phồng tôm Đất Mũi có hương vị đậm đà của tôm đất, trong mỗi miếng bánh thành phần tôm đất chiếm 60%, còn lại là bột năng và gia vị khác.
Cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Kim Tiền phơi bánh phồng tôm sau khi cắt nhỏ. (Ảnh: Hồng Nhung/TTXVN)
Bên cạnh đó, bánh phồng tôm phải được phơi đủ nắng mới bảo quản được lâu. Khi chiên bánh phồng to, trông giòn và xốp với hương thơm lừng.
Hiện nay, một số hộ dân đã tự sáng chế ra máy ép bánh để thay thế hình thức sản xuất thủ công trước đây, giúp tăng năng suất và tiết kiệm sức lao động.
Đến Cà Mau vào dịp cận Tết, du khách sẽ được thấy không khí nhộn nhịp của các cơ sở sản xuất bánh phồng tôm.
Bánh phồng tôm là món khai vị không thể thiếu tại một số nhà hàng ở nơi đây. Đến với Đất Mũi, không ai có thể bỏ qua bánh phồng tôm hấp dẫn này.
Đặc biệt, mặt hàng này đang được các du khách ưa chuộng dùng làm quà biếu cho người thân và bạn bè mỗi khi có dịp về thăm vùng tận cùng Tổ quốc này./.
Theo Vietnamplus.
Tuyệt chiêu nấu súp hải sản ngon như nhà hàng Súp hải sản là sự kết hợp giữa tôm, mực và nước dùng ngọt từ xương gà, cộng với trứng. Tất cả tạo thành món ăn bổ dưỡng mà không mất nhiều thời gian nấu. Súp luôn là một món ăn được nhiều người yêu thích bởi thơm ngon, hấp dẫn, dễ dùng và cách chế biến đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu...