Thế giới người điên
Trung Quốc – Bà Anh được đưa vào Bệnh viện Tâm thần An Định 14 năm và ra viện trong tấm khăn liệm để đến thẳng nhà xác.
Khoảng 3h sáng, tại khu phòng bệnh của Bệnh viện Tâm thần An Định, Bắc Kinh, bệnh nhân Lý Phụng Anh 86 tuổi trút hơi thở cuối cùng. Nhân viên cửa hàng tang lễ mang đến một tấm khăn liệm. Ngay sau đó, thi thể của bà quấn trong tấm khăn này được chuyển tới nhà xác của Bệnh viện Jishuitan (Tích Thủy Đàm).
Năm 2005, bà Lý Phụng Anh nhập viện với chứng bệnh tâm thần phân liệt. Lần nhập viện này kéo dài tới 14 năm. Bà không có cơ hội “về thăm nhà”. Cho đến khi qua đời, bà vẫn chưa có cơ hội nói lời từ biệt cuối cùng với con gái và chồng mình. Bà không biết cuộc sống, sinh mệnh của mình từ lâu đã bị gia đình từ bỏ.
Tại bệnh viện An Định, mỗi khi bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm, cửa hàng tang lễ sẽ được liên hệ ngay lập tức. Bệnh nhân cũng phải ký vào giấy cam kết “từ chối chuyển viện, chấp nhận mọi kết quả có thể xảy ra”.
Sự ra đi trong cô quạnh của bà Lý Phụng Anh không phải là trường hợp cá biệt. Tại khu phòng bệnh của bệnh viện có khoảng gần 800 bệnh nhân nội trú, 20% trong số này tuổi đã cao, nằm viện lâu dài. Thời gian của một bệnh nhân ở lâu nhất là hơn 20 năm. Phần lớn bệnh nhân nằm viện lâu dài ở đây đã không có cơ hội về nhà, qua đời là cách thức duy nhất để họ có thể bước chân ra khỏi bệnh viện.
Đối với gia đình của các bệnh nhân này, sự ra đi của họ có lẽ chính là một sự giải thoát.
Y tá đang hỏi thăm bệnh nhân tâm thần. Ảnh: Xinhua
Video đang HOT
Không giống như các bệnh thông thường khác, bệnh nhân tâm thần thường khiến cho người ta muốn xa lánh. Theo dữ liệu từ trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, số bệnh nhân tâm thần nước này đã vượt quá 100 triệu, trong đó người bị tâm thần phân liệt hơn 6,4 triệu.
Bệnh viện An Định là một trong những bệnh viện chuyên khoa điều trị bệnh tâm thần ở thủ đô, hàng ngày khám chữa cho khoảng 1.500 bệnh nhân ngoại trú. Nhiều bệnh nhân đến đây mang tâm thế không dễ dàng chấp nhận bản thân có vấn đề về thần kinh.
Ngày 14/7, một người chồng đang giữ chặt vợ mình, kéo cô vào khu phòng điều trị ngoại trú của bệnh viện. Trong lúc anh đăng ký lấy số khám bệnh, cô vợ đã nhanh chóng chạy ra khỏi phòng. Anh chỉ có thể quay người đuổi theo, dùng hết sức lực bảo vệ để vợ đừng làm chuyện dại dột. Người vợ không hiểu nổi hành động của anh, cô ngồi bệt xuống đất, la hét, gào khóc…
“Những cảnh tượng như vậy diễn ra hàng ngày tại đây”, bác sĩ Khương Đào – Trưởng khoa của bệnh viện An Định cho biết. Anh đã quen với điều này từ rất lâu rồi. Một tuần ba ngày tại phòng khám, ngồi đối diện anh là các bệnh nhân với đủ thứ bệnh về tinh thần khác nhau. Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân đủ điều kiện sẽ được sắp xếp nhập viện điều trị.
Khu phòng bệnh của bệnh viện tâm thần lầ một khu vực tương đối khép kín. Vì lý do an toàn, các cửa sổ bên ngoài chỉ có thể mở một vài cm. Từ phòng bệnh nhìn ra thế giới bên ngoài, khoảng cách chưa đến 50 mét nhưng phải qua hai lớp cửa. Các nhân viên y tế cẩn thận giữ chìa khóa, bất cứ ai ra vào cũng phải khóa cửa.
Trong thế giới đó, một ngày bắt đầu và kết thúc đều bằng việc uống thuốc. Có những bệnh nhân một ngày phải uống 6 viên thuốc.
Các bác sĩ cho biết những bệnh nhân rối loạn tâm thần sau khi được chữa trị khỏi, tâm tính sẽ ổn định, không gây hại cho xã hội. Không phải tất cả bệnh nhân rối loạn tâm thần đều có khuynh hướng bạo lực, ước tính chỉ khoảng 10 đến 20%.
Theo bác sĩ Khương Đào, vấn đề phục hồi chức năng cho các bệnh nhân tâm thần không được ủng hộ từ mọi người. Các yếu tố như gia đình vứt bỏ, xã hội kỳ thị… khiến một số bệnh nhân phải ở lại bệnh viện đến hết cuộc đời. Cái chết, với họ thật ra là sự giải thoát.
Hồng Tuyết
Theo X inhua/VNE
Bệnh viện Trung ương Huế: Thực hiện 'giờ vàng' cứu sống bệnh nhân
Thành lập tháng 6/2018, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện (BV) Trung ương Huế được trang bị thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ (BS) có trình độ chuyên môn vững đã điều trị 2.000 bệnh nhân nội trú, trong đó cứu sống nhiều trường hợp không để lại di chứng.
Hiện BV đang xây dựng Trung tâm Đột quỵ theo tiêu chuẩn mô hình trung tâm toàn diện phối hợp đa chuyên khoa trong điều trị bệnh nhân đột quỵ.
Điều dưỡng và bác sĩ Khoa Đột quỵ chăm sóc bệnh nhân.
Trung tâm có trang bị máy móc hiện đại như DSA, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT... lại đặt cạnh các khoa phòng liên quan để phối hợp điều trị bệnh như cấp cứu đa khoa , chẩn đoán hình ảnh, phòng phẫu thuật... nên rất thuận lợi trong việc tranh thủ "giờ vàng" điều trị cho bệnh nhân. Trung tâm đang áp dụng dựa vào công cụ chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, mở rộng cửa sổ can thiệp 24/24 giờ để điều trị bệnh nhân. Phòng Chăm sóc bệnh thực hiện chế độ vô trùng tuyệt đối, chỉ có bác sĩ, điều dưỡng và hộ lý thực hiện khám bệnh, chăm sóc, phục vụ bệnh nhân được vào. Người nhà không được vào đây. Mọi việc chăm sóc bệnh nhân do điều dưỡng và hộ lý đảm nhận.
BS chuyên khoa II- Trưởng Khoa Đột quỵ Dương Đăng Hóa, Thạc sĩ, BS Lê Vũ Huỳnh- Phó Khoa đã cho biết về nhiều trường hợp cứu sống bệnh nhân kỳ diệu. BS Huỳnh nhớ lại cách đây không lâu, bệnh nhân T.T.V. (81 tuổi, ở phường Phường Đúc, TP Huế) vào viện trong tình trạng bị tắc mạch máu não cấp, liệt nửa người, tính mạng nguy hiểm. Sau khi được chụp DSA (hệ thống chụp mạch xóa nền DSA), bệnh nhân được can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ trong vòng hơn 2 giờ đồng hồ. Quá trình điều trị chỉ trong 2 ngày, bệnh nhân đã tỉnh hẳn, đi lại bình thường. Chỉ trong vòng hai ngày, bệnh nhân bị tai biến liệt nửa người, sau điều trị đi lại bình thường thì đó là một kỳ tích.
Sau bệnh nhân V., có khá nhiều trường hợp được cứu sống ngoạn mục tương tự. Rất nhiều thư của bệnh nhân và người nhà gửi về bệnh viện trân trọng cám ơn lãnh đạo BV Trung ương Huế đã đào tạo rèn luyện được đội ngũ y bác sĩ coi lương y như từ mẫu. Bức thư của bà Nguyễn Thị Khen ở Thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chữ viết nghệch ngoạc trên tờ giấy vở học sinh rất cảm động: "Con rể tôi là Hồ.V.K., bị đột quỵ, tưởng không thể qua khỏi, gia đình tôi cực khổ, không một xu dính túi, nhưng các bác sĩ đã động viên gia đình và tận tình giúp đỡ, con rể tôi đã qua khỏi cơn nguy kịch. Bác sĩ, y tá của khoa đúng là lương y như từ mẫu. Giờ con tôi đã khỏi bệnh, gia đình chúng tôi chỉ có bó hoa này và vài dòng chữ thô sơ trên mảnh giấy này gửi đến các quí vị để tỏ lòng biết ơn..."
Một bức thư khác của người nhà bệnh nhân Nguyễn Thị M.T., số giường 33. Sau những lời cám ơn, có đoạn: "Mong các anh, chi tiếp tục là người mẹ hiền của tất cả bệnh nhan khi vào viện".
BS Huỳnh nhắc đến vấn đề quan trọng: Để điều trị đạt hiệu quả, người nhà bệnh nhân phải hiểu rõ vấn đề là bệnh nhân đột quỵ có tỉ lệ tử vong và tàn tật cao. Nhập viện trong những giờ đầu sau đột quỵ sẽ giảm tỉ lệ tử vong và gia tăng cơ hội hồi phục. Đột quỵ có thể chia thành 2 loại là xuất huyết não và nhồi máu não. Bệnh nhân nhồi máu não có tỉ lệ cao hơn, chiếm khoảng 80-85%, xảy ra do tình trạng tắc mạch máu não. Bệnh nhân bị nhồi máu não nếu đến viện trong "giờ vàng" là 3,5 giờ kể từ khi xuất hiện bệnh thì có thể được áp dụng các liệu pháp điều trị tái thông mạch máu. Trong 3-4,5 giờ đầu có thể tái thông bằng thuốc, thất bại có thể chuyển sang can thiệp nội mạch lấy huyết khối nếu không quá 6 giờ. Nếu bệnh nhân đến muộn thì đều thất bại với hai biện pháp tái thông. Hiện tại, trung bình chỉ khoảng 6-8% bệnh nhân nhồi máu não đang điều trị tại Trung tâm Đột quỵ, BV Trung ương Huế nhập viện sớm và được điều trị tái thông mạch máu từ đầu. Khi bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ, người nhà cần chuyển bệnh nhân qua Trung tâm cấp cứu 115 tới thẳng BV, không cần qua các tuyến y tế cơ sở để bảo đảm "giờ vàng" điều trị cứu sống bệnh nhân.
GS.TS.BS Phạm Như Hiệp - Giám đốc BV Trung ương Huế, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, BV Trung ương Huế cho hay: Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Nếu được cấp cứu đúng đắn trong giờ vàng (3 giờ - 4.5 giờ) bằng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp lấy huyết khối trong 6 giờ đầu thì khả năng cứu sống và hạn chế di chứng càng cao. Do đó, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ cần chuyển ngay tới cơ sở điều trị chuyên sâu sớm nhất có thể. Thời gian chậm trễ hay trì hoãn đưa bệnh nhân đến đơn vị sẵn sàng cấp cứu đột quỵ chỉ tính bằng phút cũng đã ảnh hưởng lớn đến tiên lượng và kết quả điều trị. Nhận dạng đột quỵ, nhanh chóng chuyển viện và báo trước đến BV Trung ương Huế qua các đường dây nóng của Khoa Đột quỵ, Khoa Cấp cứu là những bước đơn giản nhưng rất quan trọng mà các bác sĩ từ Trung tâm cấp cứu 115, các khoa cấp cứu của các cơ sở y tế có thể thực hiện.
Hiểu rõ vấn đề này, BV Trung ương Huế luôn tổ chức các hội thảo khoa học giữa Sở Y tế và nhiều cơ quan liên quan, công tác truyền thông về vấn đề đột quỵ nhắm tới 3 mục tiêu: Người bệnh và người nhà nhận biết được đột quỵ và nhanh chóng nhập viện; Nhân viên cán bộ y tế cơ sở tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ nhanh chóng chuyển viện; Đơn vị cấp cứu BV Trung ương Huế chữa bệnh sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân, kết hợp các khoa trong bệnh viện được điều trị sớm nhất.
Thạc sĩ, BS chuyên khoa II Trần Quốc Thắng, Trưởng Khoa Cấp cứu đa khoa nhấn mạnh, từ khi thành lập Trung tâm Đột quỵ, Ban Giám đốc BV quán triệt vấn đề trên rất quyết liệt. Ban Chủ nhiệm khoa luôn truyền đạt tinh thần này trong bác sĩ, điều dưỡng khoa thực hiện đúng qui trình cấp cứu đột quỵ, tranh thủ giờ vàng khám, phối hợp điều chuyển bệnh nhân đến Khoa Đột quỵ nhanh nhất để cứu sống bệnh nhân, giảm di chứng cho bệnh nhân.
Đinh Hoàng Xuân Hồng
Theo daidoanket
5 nguyên tắc ứng xử với người có vấn đề tâm thần ALGEE là nguyên tắc đánh giá nguy cơ gây hại cộng đồng của một người, lắng nghe, trấn an, hỗ trợ và khuyến khích bệnh nhân tìm sự giúp đỡ. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Mỹ, một phần năm người trưởng thành nước này gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng hầu hết không nhận được sự giúp đỡ...