Thấy gì từ chính sách “khuấy đảo thế giới ” của Tổng thống Trump?

Theo dõi VGT trên

Tổng thống Trump đã tạo ra sự thay đổi lớn không chỉ ở nước Mỹ mà còn trên toàn thế giới với những chuyển biến bất ngờ về chính sách đối ngoại.

Thấy gì từ chính sách khuấy đảo thế giới của Tổng thống Trump? - Hình 1

Tổng thống Donald Trump với chính sách đối ngoại nhiều tranh cãi. Ảnh: Reuters.

Ngày 21/1/2016, Tổng thống Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức. Bước vào Nhà Trắng với cam kết mang đến bộ mặt mới cho nền chính trị Mỹ và theo đuổi học thuyết “Nước Mỹ trên hết”, sau hai năm, Tổng thống Donald Trump đã tạo ra sự thay đổi lớn không chỉ ở nước Mỹ mà còn trên toàn thế giới với nhiều chuyển biến bất ngờ trong chính sách đối ngoại mang đậm dấu ấn cá nhân.

Tổng thống Trump đã nhận được nhiều lời khen ngợi lẫn lời chỉ trích trong chính sách đối ngoại của ông. Trong một nỗ lực “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, nhiều động thái đối ngoại của ông Trump bị những người phê bình xem là làm xói mòn và gây tổn hại các trụ cột chính của hòa bình quốc tế bao gồm các thể chế, quy tắc thương mại và luật lệ quốc tế mà Mỹ và các đồng minh của nước này đã tiên phong thực hiện sau khi Thế chiến II kết thúc.

Rút khỏi một loạt các cam kết quốc tế

Trong vòng 2 năm kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi một loạt các thỏa thuận quốc tế quan trọng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Thỏa thuận hạt nhân Iran. Chưa hết, ông còn mạnh miệng chỉ trích các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng nhiều tổ chức lớn của thế giới như Liên Hợp Quốc, Quỹ T.iền tệ quốc tế (IMF) và gần đây nhất là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời cho rằng Mỹ đang bị lợi dụng. Trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc hồi tháng 8 vừa qua, ông nhấn mạnh: “Mỹ sẽ luôn chọn sự độc lập và hợp tác hơn là việc kiểm soát, điều hành và thống trị toàn cầu”.

Động thái của Tổng thống Trump đã khiến nhiều học giả bất bình. Vào tháng 7 vừa qua, Tờ thời báo New York đã xuất bản một tuyên bố chung của 42 học giả tại Mỹ, lên án những lời chỉ trích của ông Trump. Tuyên bố nêu rõ: “Là các học giả chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế, chúng tôi rất quan ngại về sự công kích này. Chúng ta nên cải cách nhưng không nên phá hủy hệ thống mà đã phục vụ rất tốt cho Mỹ và các đồng minh suốt nhiều thập kỷ qua. Trật tự toàn cầu chắc chắn sẽ cần những thay đổi lớn nhưng tuyệt đối không phải là những thay đổi mà ông Trump đang cố gắng thực hiện”. Theo các học giả, mặc dù Mỹ đã đóng góp nhiều sức lực và chi phí để gây dựng nên các tổ chức này nhưng Mỹ cũng được hưởng những lợi ích đáng kể.

Xa rời đồng minh

Tổng thống Trump thường khẳng định chính sách “Nước Mỹ trên hết” không có nghĩa là nước Mỹ đi một mình. Song thực tế lại cho thấy nhiều đồng minh của Mỹ đang tỏ ra thất vọng trước những hành động của ông Trump.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 hồi tháng 6 ở Canada, Tổng thống Trump đã khiến nguyên thủ của các nước thành viên còn lại thực sự choáng váng khi bất ngờ tuyên bố trên Twitter rằng Mỹ sẽ không thông qua Tuyên bố chung của hội nghị. Chưa dừng lại ở đó, ông Trump còn không ngần ngại công kích các đồng minh đang lợi dụng Mỹ, chỉ trích mạnh mẽ nhà lãnh đạo Canada – chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh G7. Và thậm chí ngay trước thềm hội nghị, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp thuế với mặt hàng thép và nhôm của Liên minh châu Âu (EU).

Video đang HOT

Ông Trump cũng gây bão dư luận trong chuyến thăm Pháp để tham dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I cùng các lãnh đạo thế giới vào tháng 11 vừa qua. Tổng thống Trump nói rằng đề xuất của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron về việc châu Âu nên thành lập quân đội riêng để bảo vệ lục địa già trước Mỹ, Nga và Trung Quốc là sự xúc phạm, đồng thời tái khẳng định Châu Âu phải đóng góp đúng mức cho ngân sách quốc phòng của NATO.

Trong khi quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh chưa có dấu hiệu cải thiện, thì ngày 19/12, Tổng thống Trump lại có một động thái gây bão khi quyết định rút hết binh sỹ khỏi Syria. Việc ông Trump cho rút lực lượng Mỹ khỏi chiến trường Syria đảo ngược chính sách trước đây của Washington, khiến giới lập pháp trong nước và đồng minh nước ngoài bất ngờ, thậm chí tức giận. Israel lâu này vẫn là đồng minh được sự ưu ái nhiều nhất của Mỹ. Nước này từng vui mừng trước việc Tổng thống Trump quyết định chuyển đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem, thì nay lại hoang mang lo sợ bị “rơi vào thế cô lập”, khi phải một mình chống chọi với Iran và lực lượng Hezbollah.

Kết quả cuộc thăm dò của Gallup công bố vào đầu năm 2018 cho thấy có sự sụt giảm đáng kể tỉ lệ ủng hộ từ bên ngoài đối với vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước Mỹ. Nhiều người không chấp nhận các động thái trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump, đặc biệt là việc rút Mỹ khỏi Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu, lệnh cấm nhập cảnh Mỹ đối với công dân của một số nước Hồi giáo.

Thấy gì từ chính sách khuấy đảo thế giới của Tổng thống Trump? - Hình 2

Cái bắt tay lịch sử giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore sáng 12/6. Ảnh: BBC.

Mềm mỏng với Nga và Triều Tiên, cứng rắn với Iran

Một trong những thành tựu ngoại giao nổi bật nhất của Tồng thống Donald Trump là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên diễn ra Singapore hồi tháng 6/2018. Trước đó vào năm 2017, Mỹ gần như đứng trên bờ vực chiến tranh với Triều Tiên khi Tổng thống Trump cảnh báo Triều Tiên sẽ bị đáp trả bằng “lửa và sự giận dữ” nếu tiếp tục đe dọa Mỹ. Tuy nhiên những hiềm khích và lời chỉ trích đã nhường chỗ cho sự tiếp xúc ngoại giao khi các nhà lãnh đạo hai nước nhất trí gặp nhau tại Singapore. Giới phân tích cho rằng, dù chưa đạt được bước tiến đáng kể trong tiến trình phi hạt nhân hóa hạt nhân Triều Tiên nhưng Tổng thống Donald Trump đã thắng lợi khi phá vỡ thế bế tắc trên Bán đảo Triều Tiên – điều mà nhiều người t.iền nhiệm của ông chưa thực hiện được.

Một tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều, lại có một sự kiện ngoại giao khác khiến thế giới đổ dồn sự chú ý đó là cuộc gặp giữa ông Donald Trump và Tổng thống Nga Putin tại Helsinki, nơi Trump công khai chấp nhận tuyên bố của Putin rằng Nga không can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Tiếp đến, chính quyền ông Trump liên tiếp có các động thái nhượng bộ Nga như nới lỏng trừng phạt đối với RUSAL, tập đoàn nhôm khổng lồ của Nga. Ông Thomas Wright, giám đốc Trumg tâm nghiên cứu Mỹ và Châu Âu tại Viện Brookings nhận định, hành động của Tổng thống Donald Trump phát đi tín hiệu cho thấy ông Trump muốn theo đuổi một chính sách thân thiện hơn với Nga, trái ngược với nhiều nhân vật trong chính quyền của ông.

Thái độ này khác xa so với thái độ cứng rắn của ông Trump với Iran. Vào tháng 5/2018, ông Trump đã thực hiện một trong những cam kết chiến lược trong chiến dịch tranh cử, đó là rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà cựu tổng thống Obama đặt bút ký năm 2015. Quyết định của ông đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của một số cố vấn cấp cao và của nhiều lãnh đạo các nước đồng minh như Pháp và Đức. Chưa dừng lại ở đó, ông Trump tiếp tục tái áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay đối với Iran.

Xoáy sâu vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã xấu đi nhanh chóng trong thời gian qua. Cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trên nhiều chiến tuyến.

Chiến tuyến thứ nhất là chiến tranh thương mại. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nổ phát s.úng đầu tiên trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung với việc áp mức thuế 25% với 818 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD. Leo thang căng thẳng tiếp tục lan sang lĩnh vực quân sự khi ngày 21/9, Nhà Trắng đột nhiên tuyên bố trừng phạt Bộ Phát triển trang bị Quân ủy trung ương Trung Quốc (EDD) và người đứng đầu cơ quan này với cáo buộc vi phạm luật pháp của Mỹ khi tiến hành giao dịch mua khí tài quân sự của Nga. Chưa dừng lại ở đó, Tổng thống Donald Trump còn cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ ngay giữa phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Chỉ vài ngày sau khi hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận 90 ngày hòa hoãn trong cuộc chiến thương mại thì giới đầu tư lại đón nhận một tin vô cùng sốc là việc Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu – Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei theo yêu cầu của Mỹ, với cáo buộc tập đoàn này vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Huawei là tập đoàn công nghệ hàng đầu của Trung Quốc và đã vươn tầm ảnh hưởng tới cả khu vực Châu Âu lẫn Châu Á. Vụ việc này được coi là “cú đòn” giáng mạnh vào vào tham vọng “Made in China 2025″ mà Bắc Kinh đang theo đuổi.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục gia tăng sức ép lên Trung Quốc trên cả mặt trận thương mại, quân sự và ngoại giao cho thấy Mỹ hiện giờ đã xác định Trung Quốc là đối thủ chiến lược chính của nước này và “kìm hãm giấc mơ Trung Hoa” đang trở thành mục tiêu hàng đầu của ông Trump. Có lẽ chưa một nơi nào trên thế giới lại khiến ông Trump “hao tâm tổn trí” nhiều như Trung Quốc.

2019- năm khó khăn

Bước sang năm 2019 sẽ có nhiều khó khăn đã đặt ra trước mặt ông Trump. Khó khăn lớn nhất đối với ông có lẽ là sự tác động của phe Dân chủ đối với các quyết sách của chính quyền khi phe này bắt đầu kiểm soát Hạ viện từ tháng 1/2019. Giới phân tích cho rằng, định hướng chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump sẽ phải điều chỉnh ít nhiều do ảnh hưởng của phe Dân chủ và do có sự thay đổi các vị trí lãnh đạo phụ trách chính sách đối ngoại tại Quốc hội.

Sức ép của Mỹ với các đồng minh truyền thống ở châu Âu, Châu Á trong các vấn đề như san sẻ gánh nặng chi phí quốc phòng, giảm thâm hụt thương mại… nhiều khả năng sẽ dịu bớt. Quan hệ đồng minh giữa hai bờ Đại Tây Dương có hy vọng được cải thiện. Ngoài ra, do tác động của phe Dân chủ, Mỹ sẽ cứng rắn hơn đối với Nga, Saudi Arabia và Triều Tiên. Tuy nhiên nếu Tổng thống Trump vẫn khăng khăng giữ nguyên lập trường hoặc lưỡng đảng trong Quốc hội không đạt được sự thỏa hiệp trong vấn đề chính sách đối ngoại thì chính trường Mỹ sẽ bước vào thời kỳ bế tắc mới./.

Theo Hồng Anh

VOV.VN

Mỹ 'một mình một phách', kiên quyết không ủng hộ Hiệp định biến đổi khí hậu

Mỹ là quốc gia duy nhất không ủng hộ cam kết với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng G-20.

Tuyên bố chung G-20 được ký ngày 1/12 ở Buenos Aires, Argentina đã nêu ra một danh sách các đề mục được đại diện các quốc gia phê chuẩn bao gồm tuyên bố về tầm quan trọng thương mại và đầu tư quốc tế như động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới, tạo việc làm và phát triển, đồng thời khẳng định vai trò của hệ thống thương mại đa phương trong nỗ lực thực hiện mục tiêu này.

Tuy nhiên, 20 nước thành viên cũng thừa nhận hệ thống này đang thiếu các mục tiêu cần được cải thiện thông qua cải cách Tổ chức Thương mại thế giới.

Mỹ một mình một phách, kiên quyết không ủng hộ Hiệp định biến đổi khí hậu - Hình 1

Mỹ là thành viên duy nhất không cam kết ủng hộ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu tại G-20. (Ảnh: Getty)

Ngoài ra, tuyên bố cũng đề cập tới Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, tái khẳng định quan điểm của G-20 nhằm tiếp tục giải quyết biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, tuyên bố cho biết Mỹ vẫn tiếp tục nhắc lại quyết tâm rút khỏi Hiệp định Paris, nhưng khẳng định cam kết mạnh mẽ với tăng trưởng kinh tế và năng lượng, an ninh thông qua việc sử dụng tất cả các nguồn năng lượng và công nghệ, cũng như bảo vệ môi trường.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được gần 200 nước thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015 trong nỗ lực cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump đầu tháng 6/2017 đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi thỏa thuận này với lý do hiệp định trên chỉ mang lại cho các nước khác lợi thế trước ngành công nghiệp Mỹ và phá hủy việc làm ở quốc gia này.

19 quốc gia thành viên G20 khác tại Buenos Aires cuối tuần qua nhắc lại rằng "Hiệp định Paris là không thể đảo ngược và cam kết thực hiện đầy đủ".

"Chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế", 19 quốc gia khẳng định trong tuyên bố chung.

Tuyên bố chung cũng dẫn lại một báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cảnh báo những tác hại của hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ trầm trọng hơn các dự báo trước kia. Các nước thành viên G-20 ủng hộ hội nghị sắp tới của Liên Hợp Quốc ở Ba Lan nhằm thống nhất cách thức hiện thực hóa những cam kết của Hiệp định Paris.

(Nguồn: Sputnik)

SONG HY

Theo VTC News

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU
09:00:15 14/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
FAA thừa nhận lơ là giám sát trực tiếp Boeing
09:46:23 14/06/2024
Cháy khu nhà ở của công nhân Kuwait khiến 41 người c.hết
16:57:49 14/06/2024
Tấn công mạng tại Thụy Sĩ trước thềm Hội nghị hòa bình Ukraine
05:58:03 14/06/2024

Tin đang nóng

Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
"Nữ hoàng ảnh lịch" 57 t.uổi vẫn lẻ bóng, không chồng con, nhưng trẻ đẹp, sống vui tươi
17:53:47 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Song Hye Kyo tiếp tục gây thương nhớ với khoảnh khắc khoe "visual" cực đỉnh ở trời Tây
20:31:53 15/06/2024
Nguyễn Phi Hùng tiết lộ lý do 2 năm không tiếp xúc với thế giới bên ngoài
17:58:16 15/06/2024
Phim ngôn tình hot nhất hiện nay sở hữu dàn diễn viên toàn "học bá", có người còn đỗ đại học năm 15 t.uổi
20:35:44 15/06/2024

Tin mới nhất

Cường quốc và vũ khí laser

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nước sản xuất dầu hàng đầu cải cách kinh tế

22:17:55 15/06/2024
Các quan chức chính phủ Nigeria thừa nhận những cải cách đã gây khó khăn, nhưng họ đã nhiều lần kêu gọi người dân kiên nhẫn để những biện pháp cải cách có thời gian phát huy tác dụng.

Loài cá tí hon chỉ dài 12mm phát ra âm thanh to như tiếng máy bay cất cánh

22:01:09 15/06/2024
Danionella cerebrum, loài cá trong suốt chỉ có kích thước 12mm có thể tạo ra âm thanh lớn 140 dB, tương đương với âm thanh mà một người đứng cách máy bay 100m khi máy bay cất cánh có thể nghe được.

Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng

21:56:26 15/06/2024
Tòa án Tối cao tuyên bố không có chuyên môn trong việc giải quyết tranh chấp về chia sẻ nguồn nước nên đã đề nghị chính quyền Delhi tiếp cận Ủy ban thượng nguồn sông Yamuna (UYRB) để tìm kiếm hướng giải quyết cho vấn đề này.

Thêm một điểm trừ đối với tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới

21:51:35 15/06/2024
Ai Cập dự kiến sẽ tăng phí đối với các tàu sử dụng dịch vụ điện tử của Kênh đào Suez từ 50 USD hiện nay lên 300 USD từ ngày 1/9 tới.

Tổng thống Kenya kêu gọi G7 ủng hộ cải tổ hệ thống cho vay toàn cầu

21:49:33 15/06/2024
Nhiều nước châu Phi đang phải đối mặt với chi phí nợ ngày càng cao và thiếu vốn. Họ cần được phân bổ nguồn lực công bằng hơn để giải quyết tình trạng nghèo đói, ứng phó với thiên tai và các thách thức khác.

Quốc hội Nam Phi bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch

21:42:30 15/06/2024
Trước đó, bà Didiza từng giữ chức Chủ tịch Hạ viện Quốc hội phụ trách sắp xếp nội bộ và Chủ tịch Ủy ban đặc biệt sửa đổi Mục 25 Hiến pháp.

Phản ứng của Ukraine trước đề xuất hoà bình từ Tổng thống Nga Putin

21:34:35 15/06/2024
Trong khi nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng đề xuất này không thể chấp nhận được và không khác gì một bản tối hậu thư thì Moskva lại khẳng định đây là đề xuất mang tính xây dựng.

Rong biển và biến đổi khí hậu: Mối liên kết bất ngờ

21:31:43 15/06/2024
Nhóm cho biết: Rong biển đóng vai trò là tác nhân thu giữ carbon hiệu quả của tự nhiên. Giải pháp tự nhiên và bền vững của chúng mang lại tiềm năng cô lập carbon đáng kể, vượt xa các khu rừng trên cạn .

Câu chuyện đình công ở cường quốc về phẫu thuật thẩm mỹ

21:22:40 15/06/2024
Nhiều tổ chức y tế chuyên ngành của Hàn Quốc đã tuyên bố không tham gia cuộc tổng đình công vào ngày 18/6 do Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) phát động.

Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Australia

21:00:44 15/06/2024
Thủ tướng Trung Quốc cho biết năm 2023, Thủ tướng Albanese cũng đã có chuyến thăm thành công tới Trung Quốc khi quan hệ song phương đã trở lại đúng hướng sau những thăng trầm.

WHO cảnh báo về cuộc khủng hoảng y tế lan rộng ở Bờ Tây

17:11:20 15/06/2024
Bờ Tây - khu vực bị Israel chiếm đóng từ năm 1967, chứng kiến bạo lực gia tăng trong hơn một năm, đặc biệt kể từ khi xung đột giữa Hamas - Israel nổ ra hơn 8 tháng trước.

Có thể bạn quan tâm

Những loài động vật có khả năng dự đoán thời tiết, thiên tai

Lạ vui

01:24:30 16/06/2024
Một số loài vật có thể thích ứng với sự thay đổi môi trường nhanh hơn con người. Giác quan nhạy bén của chúng được cho là có thể dự đoán các hiện tượng thời tiết.

BTS liên tục lập kỷ lục dù thành viên vẫn đang làm nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

01:09:15 16/06/2024
Nhóm nhạc nam nổi tiếng Hàn Quốc BTS liên tiếp đón tin vui trong khi 6 thành viên của họ vẫn đang đi nghĩa vụ quân sự.

Người đàn ông 58 t.uổi tiết lộ bí quyết giữ vóc dáng như thanh niên

Làm đẹp

01:07:50 16/06/2024
Nam thần U60 người Singapore đã chia sẻ về chế độ ăn uống hàng ngày và bày tỏ niềm tin rằng những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác và vẻ ngoài của chúng ta.

Chặn đường đ.ánh học sinh thương tích, phụ huynh bị tuyên 2 năm tù treo

Pháp luật

00:11:46 16/06/2024
Chiều 15/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lâm Văn Lượng (trú thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình đã có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Tư Nghĩa và Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét

Tin nổi bật

00:09:04 16/06/2024
Người phụ nữ 39 t.uổi ở Đắk Nông điều khiển xe hơi rồi kéo lê một xe máy khoảng 200m trên đường và tiếp tục đ.âm nhiều ô tô khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"

Sao việt

23:51:21 15/06/2024
Mới đây, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã tiết lộ về một hành động nhạy cảm của cô với đạo diễn Lý Hải tại buổi lễ ra mắt phim L.ật m.ặt 7 ở Mỹ.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.

Mai là Ngày của cha 2024, làm 5 món vừa ngon lại có thể nhậu được đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

23:11:49 15/06/2024
Nhân dịp Ngày của cha, các bạn có thể vào bếp làm các món ăn ngon để đãi chồng hoặc người bố thân yêu của mình nhé!