Thấy gì qua loạt đảo chính ở các nước châu Phi?

Theo dõi VGT trên

Châu Phi lại hứng thêm một cuộc đảo chính do quân đội tiến hành. Đó là cuộc đảo chính quân sự ngày 30/8/2023 tại Gabon ngay sau khi có kết quả bầu cử tổng thống; theo đó Tổng thống đương nhiệm Ali Bongo Ondimba tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp.

Đâu là nguyên nhân khiến châu Phi diễn ra nhiều cuộc đảo chính như vậy?

Gia đình trị gây bất bình

Ngày 30/8/2023, một nhóm sĩ quan quân đội Gabon tuyên bố đã lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, khẳng định kết quả bầu cử đã bị hủy bỏ, tất cả biên giới đều đóng cửa cho đến khi có thông báo mới, đồng thời giải tán chính phủ, thượng viện, hạ viện và tòa án hiến pháp. Động thái này diễn ra sau khi cơ quan bầu cử quốc gia thông báo Tổng thống Ali Bongo Ondimba, 64 tuổi, đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 trong cuộc bầu cử diễn ra ngày 26/8 vừa qua.

Căng thẳng đã tăng cao ở Gabon trong bối cảnh lo ngại về tình trạng bất ổn sau cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội hôm 26/8, trong đó phe đối lập cho rằng ông Bongo tìm cách bám giữ quyền lực kéo dài 56 năm của gia đình mình trong khi phe đối lập thúc đẩy sự thay đổi ở quốc gia giàu dầu mỏ và ca cao nhưng nghèo đói này. Thêm vào đó, cuộc bầu cử lại thiếu quan sát viên quốc tế, việc đình chỉ một số chương trình phát sóng nước ngoài và quyết định của chính quyền cắt dịch vụ internet cũng như áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm trên toàn quốc sau cuộc bầu cử đã làm dấy lên lo ngại về tính minh bạch của quy trình bầu cử.

Thấy gì qua loạt đảo chính ở các nước châu Phi? - Hình 1
Cuộc đảo chính tại Gabon là cuộc thứ 8 tại châu Phi chỉ trong vòng hơn 2 năm qua.

Đây không phải lần đầu Gabon dưới sự lãnh đạo của ông Bongo xảy ra đảo chính. Năm 2016, tòa nhà quốc hội đã bị đốt cháy khi các cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố nổ ra phản đối việc ông Bongo tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Chính phủ đã đóng cửa truy cập internet trong vài ngày vào thời điểm đó. Một âm mưu đảo chính khác lại xảy ra vào năm 2019, khi một nhóm binh sĩ và sĩ quan quân đội xông vào trụ sở đài phát thanh và truyền hình nhà nước, bắt nhân viên làm con tin và tuyên bố họ đã nắm quyền kiểm soát đất nước. Họ tuyên bố không hài lòng với việc ông Bongo làm tổng thống, thề sẽ “khôi phục nền dân chủ” trong nước, tuy nhiên sau đó nhóm sĩ quan quân đội này đã bị lực lượng an ninh và quốc phòng Gabon khống chế, chấm dứt việc tiếp quản và giải cứu con tin. Kết quả là 2 binh sĩ thiệt mạng và 8 sĩ quan quân đội bị bắt.

Cuộc đảo chính lần này là biểu hiện rõ nhất của sự bất bình từ phía quân đội và phe đối lập đối với sự cầm quyền kéo dài của ông Bongo và gia đình ông. Ông Bongo lên nắm quyền vào năm 2009, kế thừa cha ông là Tổng thống Omar Bongo sau khi qua đời do bệnh tật. Ông Omar Bongo lên làm tổng thống vào năm 1967, lãnh đạo đất nước trong 42 năm. Cũng như các quốc gia đảo chính khác trong khu vực Tây Phi, đất nước Gabon giàu tài nguyên khoáng sản dầu mỏ và ca cao nhưng đời sống người dân vô cùng khó khăn, nghèo đói. Tất cả đều do sự điều hành kém cỏi của người đứng đầu Nhà nước chịu sự chi phối của nước ngoài, cụ thể là Pháp, nước thực dân đô hộ trước khi Gabon giành độc lập năm 1960 (tương tự như Niger).

Đi tìm lời giải cho những cuộc đảo chính

Video đang HOT

Cuộc đảo chính tại Gabon hôm 30/8 là cuộc đảo chính thứ 8 tại châu Phi tính từ năm 2020. Lần gần đây nhất là cuộc đảo chính hôm 26/7 tại Niger. Trước đó đã có 6 cuộc đảo chính quân sự xảy ra ở châu Phi trong vòng chưa đầy hai năm, trong đó có một cuộc đảo chính ở Burkina Faso vào tháng 1/2022, hai cuộc đảo chính ở Mali vào năm 2020 và 2021, và một cuộc đảo chính khác ở Guinea vào năm 2021. Chad và Sudan cũng có sự tiếp quản quân sự; tuy nhiên, phần lớn các sự cố này xảy ra ở Tây Phi, nơi phần lớn các quốc gia là thuộc địa của Pháp cũ.

Thấy gì qua loạt đảo chính ở các nước châu Phi? - Hình 2
Tổ chức ECOWAS không thể đảm bảo được sự ổn định cho khu vực Tây Phi.

“Chính trị châu Phi đang bị chệch hướng bởi những cuộc đảo chính này”, Mustafa Mheta, một nhà nghiên cứu cấp cao và là người đứng đầu Bộ phận châu Phi tại Media Review Network, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Johannesburg, nói với hãng thông tấn Anadolu.

Sultan Kakuba, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Kyambogo ở Uganda, đồng ý với nhà nghiên cứu Mheta, nói rằng lục địa đen đã tiến một bước trong quá trình chuyển đổi dân chủ, nhưng các cuộc đảo chính đã khiến tiến trình đó bị sai lệch. Ông nói với hãng thông tấn Anadolu: “Một trong những lý do chính dẫn đến đảo chính là khi các tổng thống nắm quyền quá mức và mất tập trung, (khiến) các thể chế chính phủ suy yếu và cuối cùng là quân đội tiếp quản”.

Theo trang Web The Conversation, các quốc gia châu Phi đã trải qua hơn 200 cuộc tiếp quản quân sự (đảo chính quân sự) từ những năm 1960 đến năm 2012. Cứ 55 ngày lại có một cuộc đảo chính xảy ra trong những năm 1960 và 1970, và hơn 90% quốc gia châu Phi đã từng trải qua đảo chính.

Nhiều nhà phân tích tin rằng các cuộc đảo chính sẽ “không còn hợp thời ở châu Phi” vào năm 2015 do số vụ đảo chính ở lục địa này còn hạn chế. Hiện nay, các cuộc đảo chính được nhiều người coi là “đang gia tăng” hoặc “trở lại một cách nguy hiểm” ở châu Phi, vì một số quốc gia, như Guinea Bissau, Guinea, Mali, Chad, Sudan và Burkina Faso đã trải qua một loạt các cuộc đảo chính. Những cuộc tiếp quản quân sự thành công và thất bại trong 3 năm qua. Ngoài nỗ lực thất bại nhằm lật đổ tổng thống đương nhiệm của Guinea Bissau, Umaro Sissoco Embaló, vào ngày 1/2/2022, cuộc đảo chính thành công gần đây nhất ở Burkina Faso, trong đó Tổng thống Roch Marc Christian Kaboré bị quân đội do Trung tá Paul-Henri Damiba chỉ huy lật đổ vào ngày 24/1/2022, nhấn mạnh các quốc gia Tây Phi phải chịu tổn thất nặng nề nhất bởi các cuộc đảo chính quân sự trên lục địa này. Điều này đã làm dấy lên một số lo ngại trong tiểu vùng và đặt câu hỏi về sự liên quan của tổ chức khu vực, Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS), trong việc duy trì hòa bình và an ninh ở Tây Phi.

Các nhà nghiên cứu quốc tế đã đưa ra một số lý do cho các cuộc đảo chính ở châu Phi, bao gồm hiện đại hóa, đa nguyên văn hóa, lòng tham và sự bất bình của binh lính, quản lý kém, tham nhũng, chế độ chuyên quyền, tăng trưởng kinh tế hạn chế và mức thu nhập thấp cùng các yếu tố khác. Nhiều cuộc thảo luận về nguyên nhân của các cuộc đảo chính quân sự ở châu Phi đã tập trung vào các tác nhân và yếu tố bên trong, và do đó đánh giá thấp vai trò then chốt của các thực thể nước ngoài. Trong khi một số yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như di sản thuộc địa và Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, được đưa vào nguyên nhân gây ra các cuộc đảo chính quân sự ở châu Phi, thì những cuộc thảo luận như vậy vẫn chưa được trình bày một cách thuyết phục.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Robin Luckham tại tổ chức Global Consortium on Security Tranformation (GCST) tuyên bố rằng các hệ thống chính trị khác nhau kế thừa từ người châu Âu đã dẫn đến các cuộc đảo chính quân sự ở châu Phi. Ngoài ra, còn có các yếu tố chính trị và kinh tế xã hội, chẳng hạn như tham nhũng và quản lý kém ở châu Phi. Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng các cuộc đảo chính quân sự ở châu Phi được hiểu rõ nhất qua lăng kính của chủ nghĩa thực dân mới. Giới phân tích nhấn mạnh đảo chính quân sự, mặc dù chúng không được mong muốn ở hầu hết các quốc gia, lại là sự tiếp nối của chính trị bằng các phương tiện khác.

Nhà nước lệ thuộc về kinh tế

Ý tưởng về chủ nghĩa thực dân mới xuất hiện khi thế hệ lãnh đạo chính trị đầu tiên ở các quốc gia châu Phi hiện đại, bao gồm Thủ tướng Kwame Nkrumah của Ghana và Tổng thống Nnamdi Azikiwe của Nigeria, phải đối mặt với những mâu thuẫn hậu độc lập.

Thấy gì qua loạt đảo chính ở các nước châu Phi? - Hình 3
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ghana, ông Alex Quaison-Sackey đưa ra thuật ngữ “chủ nghĩa thực dân mới”

Những nhà lãnh đạo châu Phi này nhận ra rằng họ có quyền kiểm soát chính trị chứ không phải kinh tế đối với quốc gia của mình, mặc dù đã giành được độc lập từ tay thực dân. Alex Quaison-Sackey, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ghana, người được cho là đã quốc tế hóa thuật ngữ “chủ nghĩa thực dân mới” tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) năm 1958, định nghĩa chủ nghĩa thực dân mới là “việc trao một loại độc lập với mục đích che giấu là tạo ra đất nước được giải phóng là một nhà nước khách hàng và kiểm soát nó một cách hiệu quả bằng các biện pháp khác ngoài các biện pháp chính trị.

Nói cách khác, chủ nghĩa thực dân mới nhấn mạnh đến cả việc chuyển giao quyền lực chính trị từ thực dân châu Âu sang các nhà lãnh đạo châu Phi và sự kiểm soát dai dẳng của nước ngoài đối với các nền kinh tế châu Phi thông qua các phương tiện khác. Bản chất của chủ nghĩa thực dân mới là Nhà nước lệ thuộc vào nó, về mặt lý thuyết, độc lập và có tất cả các biểu hiện bên ngoài của chủ quyền quốc tế. Trên thực tế, hệ thống kinh tế và do đó chính sách chính trị của nó được chỉ đạo từ bên ngoài”.

Chủ nghĩa thực dân mới cũng được thể hiện rõ qua cách những người quốc gia thực dân trước đây, bao gồm cả Pháp và Anh, đã làm suy yếu sự ổn định chính trị của châu Phi thông qua các cuộc đảo chính. Người ta thường biết rằng Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã được Anh hỗ trợ tài chính, chủ mưu và hướng dẫn qua điện thoại việc lật đổ Thủ tướng Kwame Nkrumah vào năm 1966 vì họ coi ông là mối đe dọa lớn nhất đối với lợi ích của họ. Hơn nữa, những quốc gia thực dân trước đây bị cáo buộc có liên quan đến một số vụ ám sát chính trị ở châu Phi. Chẳng hạn, Pháp bị cáo buộc có liên quan đến vụ sát hại ít nhất 22 tổng thống ở châu Phi kể từ năm 1963, trong đó có Tổng thống Thomas Sankara của Burkina Faso.

Giáo sư Kakuba tin rằng không thể loại trừ sự can thiệp của nước ngoài trong một số cuộc đảo chính này. Ông lập luận: “Một số nước phương Tây ủng hộ những nhà lãnh đạo phục vụ lợi ích của họ, nhưng một khi một nhà lãnh đạo ngừng phục vụ nhu cầu của họ, họ sẽ lên kế hoạch lật đổ ông ta”. Mheta đồng ý và tuyên bố rằng Pháp có thể đã nhúng tay vào một số cuộc đảo chính ở các thuộc địa cũ của họ ở Tây Phi. Ông cáo buộc: “Pháp can dự quá nhiều vào công việc của nhiều quốc gia Tây Phi và họ vẫn muốn thao túng các quốc gia này và tiếp tục vắt sữa họ”.

Ông cho biết những cuộc đảo chính này là một phần trong kế hoạch lớn của các cường quốc phương Tây, vốn nhận thức được sự trỗi dậy của Trung Quốc và đang sử dụng các cuộc đảo chính để ngăn chặn bước tiến của Bắc Kinh trong khu vực. Ông đặt câu hỏi: “Tại sao các cuộc đảo chính lại diễn ra trong thời kỳ căng thẳng gia tăng trên thế giới, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Mỹ?”. Mheta tuyên bố: “Các nước phương Tây đã nghĩ ra một kế hoạch lớn nhằm tận dụng các mối liên hệ của họ với các quân nhân ở châu Phi để cố gắng đẩy lùi bước tiến của Trung Quốc tại châu lục này”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy những cách lý giải về nguyên nhân đảo chính như trên chỉ đúng một phần. Các cuộc đảo chính gần đây ở các quốc gia vùng Sahel, như Mali, Burkina Faso, Niger đều xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là sự bất mãn của quân đội và người dân sở tại đối với sự lãnh đạo của các vị tổng thống đương nhiệm dưới sự chi phối rõ rệt của nước Pháp – quốc gia trước đây là thực dân đô hộ các quốc gia này. Và một điều không thể chối cãi, đó là phương Tây không thể ngờ rằng trong khi họ ra sức cản bước tiến của Trung Quốc, họ đã quên rằng chính nước Nga mới tạo ra những bước tiến dài và rộng ở châu Phi chứ không phải Trung Quốc. Niger là minh chứng rõ nhất cho việc người dân ủng hộ đảo chính và hô vang khẩu hiệu “Putin muôn năm!”

Đảo chính tại Gabon: Các nhà lãnh đạo châu Phi tìm cách ứng phó

Các nhà lãnh đạo châu Phi đang tìm cách ứng phó sau khi xảy ra đảo chính tại Gabon.

Đảo chính tại Gabon: Các nhà lãnh đạo châu Phi tìm cách ứng phó - Hình 1
(Hình ảnh chụp qua video) Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cộng hòa Gabon, Tướng Brice Oligui Nguema (giữa). Ảnh: AFP/TTXVN

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Trung Phi (ECCAS) ngày 31/8 đã ra tuyên bố kêu gọi nhanh chóng lập lại trật tự hiến pháp tại Gabon, đồng thời lên án việc sử dụng vũ lực như một phương tiện để giải quyết xung đột chính trị. Tuyên bố cho biết ECCAS dự kiến triệu tập một cuộc họp những người đứng đầu nhà nước của các quốc gia trong khối để thảo luận cách thức ứng phó, tuy nhiên không nêu thời gian cụ thể.

Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, hiện giữ cương vị chủ tịch Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), cho biết ông đang phối hợp chặt chẽ với các nhà lãnh đạo khác ở châu Phi tìm cách giải quyết tình hình hiện nay trong khu vực.

Ngày 30/8, một số sĩ quan quân đội cấp cao Gabon tuyên bố đã lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, đồng thời giải tán Chính phủ, Thượng viện, Hạ viện và Tòa án Hiến pháp. Động thái này diễn ra sau khi cơ quan bầu cử nhà nước thông báo Tổng thống Ali Bongo Ondimba, 64 tuổi, đắc cử nhiệm kỳ thứ ba.

Đây là cuộc đảo chính thứ 8 tại châu Phi kể từ tháng 8/2020. Trước đó, vào cuối tháng 7 vừa qua, một nhóm sĩ quan thuộc lực lượng cận vệ của Tổng thống Niger đã tiến hành đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum. Lực lượng đảo chính đã thành lập Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc, đứng đầu là Tướng Abdurahmane Tchiani, để điều hành đất nước.

Liên quan tình hình trên, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh, ông Josep Borrell cho biết khối này hiện chưa có kế hoạch sơ tán công dân khỏi Gabon sau cuộc đảo chính tại quốc gia Trung Phi này.

Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Borrell nêu rõ các nhà ngoại giao châu Âu đang làm việc để tìm hướng tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Gabon và không có kế hoạch sơ tán như từng tiến hành tại Niger.

Ông Borrell đưa ra phát biểu trên ngay trước cuộc họp của các ngoại trưởng EU tại thành phố Toledo của Tây Ban Nha. Dự kiến cuộc họp sẽ thảo luận cách thức hỗ trợ ECOWAS giải quyết khủng hoảng tại Niger.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybaraTranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybara
22:37:37 18/02/2025
Cố chụp ảnh tự sướng cùng cá mập, nữ du khách bị mất 2 tayCố chụp ảnh tự sướng cùng cá mập, nữ du khách bị mất 2 tay
22:55:58 17/02/2025
Ông Trump lên tiếng sau khi Ukraine cảnh báo Nga sẽ tấn công NATOÔng Trump lên tiếng sau khi Ukraine cảnh báo Nga sẽ tấn công NATO
00:56:15 18/02/2025
Khủng hoảng trứng ở Mỹ: Giá trứng cao kỷ lục, xuất hiện nạn "trứng tặc"Khủng hoảng trứng ở Mỹ: Giá trứng cao kỷ lục, xuất hiện nạn "trứng tặc"
08:12:31 18/02/2025
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú Elon Musk trong Chính phủ MỹNhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú Elon Musk trong Chính phủ Mỹ
07:22:41 19/02/2025
Thông số kỷ lục của dự án cáp ngầm dưới biển dài nhất thế giới, nối Mỹ và Ấn ĐộThông số kỷ lục của dự án cáp ngầm dưới biển dài nhất thế giới, nối Mỹ và Ấn Độ
16:58:34 18/02/2025
Phát biểu của ông Trump về 'người cứu đất nước' gây xôn xaoPhát biểu của ông Trump về 'người cứu đất nước' gây xôn xao
22:19:00 18/02/2025
Ông Trump và tinh thần "nước Mỹ trên hết" đến "nước Mỹ ở mọi nơi"Ông Trump và tinh thần "nước Mỹ trên hết" đến "nước Mỹ ở mọi nơi"
20:47:35 17/02/2025

Tin đang nóng

Chuyện gì đang xảy ra với diễn viên Quý Bình?Chuyện gì đang xảy ra với diễn viên Quý Bình?
13:15:04 19/02/2025
Tiếp viên hàng không bị bắt quả tang tạo dáng chụp ảnh trên cánh máy bayTiếp viên hàng không bị bắt quả tang tạo dáng chụp ảnh trên cánh máy bay
13:25:54 19/02/2025
Lễ đưa tang Kim Sae Ron: Mẹ ruột đi không vững trong giờ phút cuối cùng, dàn sao nghẹn ngào tiễn biệtLễ đưa tang Kim Sae Ron: Mẹ ruột đi không vững trong giờ phút cuối cùng, dàn sao nghẹn ngào tiễn biệt
11:10:06 19/02/2025
Nóng: Chủ tịch showbiz lĩnh án tù, thái độ vô cùng trắng trợn khi bị tố cáoNóng: Chủ tịch showbiz lĩnh án tù, thái độ vô cùng trắng trợn khi bị tố cáo
11:13:18 19/02/2025
Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi và nam thần kém tuổi bị khui tin hẹn hò với loạt bằng chứng khó chối cãiHot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi và nam thần kém tuổi bị khui tin hẹn hò với loạt bằng chứng khó chối cãi
14:35:07 19/02/2025
Diễn biến gây sốc vụ mỹ nam phim Thơ Ngây bị bắt cùng 10 người khácDiễn biến gây sốc vụ mỹ nam phim Thơ Ngây bị bắt cùng 10 người khác
14:50:18 19/02/2025
Triệu tập tài xế ủn lê xe máy dưới gầm suốt đoạn đường dài ở Hà NộiTriệu tập tài xế ủn lê xe máy dưới gầm suốt đoạn đường dài ở Hà Nội
13:04:33 19/02/2025
Yến Xuân lộ diện sau khi sinh con đầu lòng, hé lộ biệt danh liên quan đặc biệt đến Đặng Văn LâmYến Xuân lộ diện sau khi sinh con đầu lòng, hé lộ biệt danh liên quan đặc biệt đến Đặng Văn Lâm
12:14:25 19/02/2025

Tin mới nhất

Tại sao Tổng thống Ukraine bất ngờ hủy chuyến thăm Saudi Arabia?

Tại sao Tổng thống Ukraine bất ngờ hủy chuyến thăm Saudi Arabia?

15:47:45 19/02/2025
Cả Mỹ và Nga đều thông báo rằng họ đã nhất trí thúc đẩy các nỗ lực chấm dứt giao tranh ở Ukraine, tuy nhiên không có chi tiết cụ thể về nội dung thỏa thuận.
Tham vọng UAV vũ trang của Đài Loan

Tham vọng UAV vũ trang của Đài Loan

15:42:38 19/02/2025
Từ thực tế chiến trường Ukraine, Đài Loan đang đẩy mạnh phát triển máy bay không người lái nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trong bối cảnh tình hình eo biển không ngừng căng thẳng.
Bốn ứng viên Thủ tướng Đức tranh luận quyết liệt

Bốn ứng viên Thủ tướng Đức tranh luận quyết liệt

15:37:32 19/02/2025
Cuối tuần qua (16.2), lần đầu tiên trong lịch sử, 4 ứng viên Thủ tướng Đức đã tranh luận trực tiếp trên truyền hình trong 2 giờ liền khi còn 1 tuần nữa là đến ngày bầu cử.
LHQ chỉ trích Israel đột kích các cơ sở giáo dục tại Đông Jerusalem

LHQ chỉ trích Israel đột kích các cơ sở giáo dục tại Đông Jerusalem

15:37:19 19/02/2025
Đại sứ Trung Quốc đã nhắc lại sự ủng hộ của nước này đối với giải pháp hai nhà nước, tin rằng đây là con đường thực tế duy nhất để giải quyết các cuộc xung đột xung đột Israel - Palestine.
Mỹ: Bão mùa đông gây lũ lụt thảm khốc ở hàng loạt bang, nhiều người thiệt mạng

Mỹ: Bão mùa đông gây lũ lụt thảm khốc ở hàng loạt bang, nhiều người thiệt mạng

15:31:47 19/02/2025
Một trận lũ lụt thảm khốc đang càn quét nhiều bang của Mỹ, có nơi vừa hứng chịu lượng mưa đáng lẽ của 1 tháng chỉ trong vòng 24 giờ.
Tổng thống Trump lên tiếng về kết quả cuộc hội đàm Nga - Mỹ

Tổng thống Trump lên tiếng về kết quả cuộc hội đàm Nga - Mỹ

15:29:13 19/02/2025
Phái đoàn Nga tham gia hội đàm bao gồm Ngoại trưởng Sergey Lavrov, Trợ lý tổng thống Yury Ushakov và Giám đốc Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev.
Li Băng, Hamas cáo buộc Israel vi phạm lệnh ngừng bắn

Li Băng, Hamas cáo buộc Israel vi phạm lệnh ngừng bắn

15:27:04 19/02/2025
Máy bay chiến đấu của Israel đã thực hiện 2 cuộc không kích vào ngoại ô thị trấn Harbata và cuộc không kích thứ ba vào thị trấn Halbata (phía đông Li Băng), theo Hãng thông tấn NNA.
Starlink của tỷ phú Elon Musk chưa thể chiếm lĩnh thị trường internet châu Âu

Starlink của tỷ phú Elon Musk chưa thể chiếm lĩnh thị trường internet châu Âu

15:25:31 19/02/2025
Starlink - hệ thống internet vệ tinh của SpaceX, có thể truyền dữ liệu từ hàng nghìn vệ tinh trên quỹ đạo đến các thiết bị mặt đất. Tuy nhiên đến nay, công nghệ này vẫn chưa thực sự thu hút người dùng phổ thông tại châu Âu.
Ghana xác nhận 49 người tử vong do dịch tả

Ghana xác nhận 49 người tử vong do dịch tả

15:21:23 19/02/2025
Các trung tâm điều trị bệnh tả đã được thành lập tại các khu vực bị ảnh hưởng cùng với việc thực hiện các chiến dịch tăng cường nhận thức công cộng về căn bệnh này.
Tuần lễ khởi đầu cho tương lai hòa đàm Ukraine

Tuần lễ khởi đầu cho tương lai hòa đàm Ukraine

15:18:34 19/02/2025
Nga đang đẩy mạnh các cuộc tấn công ở miền đông Ukraine, trong bối cảnh Moscow được dự báo sẽ tăng tốc nhịp độ và cường độ chiến dịch quân sự vào thời điểm viễn cảnh hòa đàm đang đến gần.
Cái giá đắt đỏ khi châu Âu cắt đứt phụ thuộc năng lượng Nga

Cái giá đắt đỏ khi châu Âu cắt đứt phụ thuộc năng lượng Nga

15:15:41 19/02/2025
Đáng chú ý, các quốc gia vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva trong tháng này đã hoàn tất việc chuyển đổi từ lưới điện Nga sang hệ thống của EU, chính thức chấm dứt mối liên kết từ thời Liên Xô.
Tình hình bệnh của Giáo hoàng Francis diễn biến phức tạp, phải thở ôxy

Tình hình bệnh của Giáo hoàng Francis diễn biến phức tạp, phải thở ôxy

15:15:18 19/02/2025
Hôm (17.2), Vatican thông báo bệnh tình của Giáo hoàng Francis đang diễn biến phức tạp theo khía cạnh lâm sàng, buộc đội ngũ y bác sĩ phải thay đổi liệu pháp điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Vụ cô gái ở Hà Nội bị đánh hội đồng có mâu thuẫn từ chuyện yêu đương

Vụ cô gái ở Hà Nội bị đánh hội đồng có mâu thuẫn từ chuyện yêu đương

Tin nổi bật

15:55:40 19/02/2025
Liên quan đến vụ cô gái bị nhóm người đánh hội đồng ở Hà Nội, ngày 19/2, trao đổi với phóng viên, nạn nhân N.T.L. (17 tuổi) cho biết, vào tối 15/2, khi đi uống nước cùng hai người bạn thì gặp nhóm của H.
Đề nghị truy tố 14 bị can trong vụ vận chuyển hơn 7 tạ cần sa

Đề nghị truy tố 14 bị can trong vụ vận chuyển hơn 7 tạ cần sa

Pháp luật

15:23:59 19/02/2025
Ngày 19/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết, đã hoàn tất kết luận điều tra và chuyển Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 14 bị can trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh.
Doãn Hải My xinh bất chấp ảnh đời thường, nhan sắc sau khi sinh con cho Văn Hậu còn được khen hơn thời thi hoa hậu

Doãn Hải My xinh bất chấp ảnh đời thường, nhan sắc sau khi sinh con cho Văn Hậu còn được khen hơn thời thi hoa hậu

Sao thể thao

15:20:06 19/02/2025
Doãn Hải My từ trước khi yêu và kết hôn với hậu vệ Đoàn Văn Hậu đã được nhiều người biết đến khi tham gia Hoa hậu Việt Nam 2020. Tuy nhiên, thời điểm đó cô chỉ dừng chân ở Top 10, nhưng thực tế nét đẹp thời điểm đó của nàng WAG chưa đủ ...
Loạt Idol K-Pop lấn sân sang diễn xuất bị đánh giá thấp

Loạt Idol K-Pop lấn sân sang diễn xuất bị đánh giá thấp

Hậu trường phim

15:13:51 19/02/2025
Những Idol K-Pop dưới đây được nhận xét là có tài năng trong lĩnh vực diễn xuất, tuy nhiên đang bị đánh giá thấp và xứng đáng có nhiều vai diễn hơn.
Nga lên tiếng trước việc trạm bơm dầu quốc tế bị tấn công

Nga lên tiếng trước việc trạm bơm dầu quốc tế bị tấn công

15:12:00 19/02/2025
Ông đặt câu hỏi về động cơ của Ukraine khi thực hiện vụ tấn công này, đồng thời khẳng định: Điều này chỉ càng củng cố quyết tâm của tất cả mọi người rằng tình trạng này không thể tiếp diễn .
Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị tấn công

Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị tấn công

Nhạc quốc tế

15:09:44 19/02/2025
Ngày 14/2 vừa qua, Jisoo (BLACKPINK) phát hành E.P Amortage và MV earthquake, đánh dấu dự án âm nhạc đầu tiên hậu rời YG.
B Ray công khai bạn gái mới nóng bỏng, 1 chi tiết chứng minh nhan sắc không phải dạng vừa

B Ray công khai bạn gái mới nóng bỏng, 1 chi tiết chứng minh nhan sắc không phải dạng vừa

Sao việt

15:06:30 19/02/2025
Qua 2 bức hình hiếm hoi mà nam rapper chia sẻ với chi tiết trang phục sexy đáng chú ý, có thể thấy vóc dáng của cô nàng khá nóng bỏng, thu hút.
Thời điểm con người dễ gian lận nhất trong ngày

Thời điểm con người dễ gian lận nhất trong ngày

Lạ vui

14:41:16 19/02/2025
Đến buổi trưa chiều, con người thường bị đẩy vào tình trạng cạn kiệt năng lực tự chủ. Vì thế, con người dễ nói dối, gian lận hoặc sa vào hành vi lười biếng hơn.
Thái độ trái ngược của khán giả xem Cha Tôi Người Ở Lại tập 2, có 1 điểm khác xa bản gốc Trung Quốc

Thái độ trái ngược của khán giả xem Cha Tôi Người Ở Lại tập 2, có 1 điểm khác xa bản gốc Trung Quốc

Phim việt

14:37:10 19/02/2025
Vì bản gốc của bộ phim đã quá nổi tiếng, nên nhiều khán giả nhận định vẫn không thể thoát khỏi được bản gốc, xem bản Việt khó vào .
Nghiên cứu mới hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tim

Nghiên cứu mới hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tim

Sức khỏe

14:29:28 19/02/2025
Phát hiện về hai loại sẹo ở tim khác nhau và vai trò của TIMP-1 đã mở ra một hướng đi mới, hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng trong việc điều trị bệnh tim và suy tim mãn tính.
1 Anh Trai gặp nguy hiểm: Fan hoá anti, xin lỗi rối rít vì bị vạch trần có hành vi cố ý đầu độc

1 Anh Trai gặp nguy hiểm: Fan hoá anti, xin lỗi rối rít vì bị vạch trần có hành vi cố ý đầu độc

Nhạc việt

14:16:46 19/02/2025
Mới đây, một tài khoản trên MXH Threads đã đăng tải dòng trạng thái liên quan đến Captain Boy khiến netizen dậy sóng phẫn nộ.