Ông Trump và tinh thần “nước Mỹ trên hết” đến “nước Mỹ ở mọi nơi”
Ngay đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có hàng loạt tuyên bố thể hiện quan điểm quyết liệt mới mẻ, khác với tinh thần “nước Mỹ trên hết” trước đây.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã muốn sáp nhập Canada, mua Greenland, kiểm soát kênh đào Panama và tiếp quản Dải Gaza (Ảnh: Reuters).
Khi nói về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, “nước Mỹ trên hết”, “chính sách cô lập” có lẽ là các cụm từ được nhắc đến nhiều nhất. Tuy vậy, khi bước vào Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ hai, dường như suy nghĩ của ông Trump đã có sự thay đổi.
Từ Canada tới kênh đào Panama, từ Greenland tới dải Gaza, ông Trump đã đưa ra bản danh sách lãnh thổ mà ông mong muốn nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ. Ban đầu, giới quan sát chỉ xem đây là lời nói đùa, tuy nhiên chúng dường như ngày càng được coi là nghiêm túc.
“Nước Mỹ ở mọi nơi”
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đẩy mạnh đối đầu với Trung Quốc và gây áp lực mạnh mẽ lên Iran – tiêu biểu là vụ ám sát tướng Qasem Soleimani.
Tuy nhiên, từ sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, các tuyên bố của ông Trump ngày càng có xu hướng quyết liệt, thể hiện tham vọng mở rộng nước Mỹ “về mọi hướng” rõ nét hơn.
Ông nhiều lần đề cập đến khả năng sáp nhập Canada là bang thứ 51, thậm chí gọi Thủ tướng Canada Justin Trudeau là “thống đốc”. Ông cũng đe dọa giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama và nêu ý tưởng mua lại Greenland từ Đan Mạch.
Mới đây nhất, ông chủ Nhà Trắng đề xuất di dời 1,8 triệu người Palestine khỏi dải Gaza, giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này và đầu tư các dự án phát triển.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, các vùng đất trên hoặc chỉ có dân cư bản địa rải rác và có nhiều khu vực có thể định cư hoặc triển khai các dự án cơ sở hạ tầng; hoặc, trong trường hợp của kênh đào Panama, là nơi từng bị Mỹ kiểm soát.
Ngoài thỏa mãn tinh thần mở rộng, các vùng lãnh thổ mà ông Trump nhắm đến cũng đem lại những lợi ích cụ thể về chiến lược, an ninh và kinh tế với nước Mỹ. Greenland và Panama đều có vị trí chiến lược, cả về quân sự lẫn án ngữ các tuyến hàng hải quan trọng.
Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 7/2 tuyên bố Mỹ mong muốn biến nước này thành bang thứ 51 vì nguồn tài nguyên mà nước này đang sở hữu, theo Guardian.
Cũng có những quan điểm cho rằng các tuyên bố của ông Trump chỉ là con bài đàm phán. Panama đã miễn phí cho tàu chiến Mỹ đi qua kênh đào và rút khỏi sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, Canada cũng có một số nhượng bộ để đổi lấy việc ông Trump tạm hoãn áp thuế 25% lên các sản phẩm nhập khẩu từ Canada như đe dọa.
Khó có thể đánh giá chính sách của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai chuyển dịch hẳn về hướng “mở rộng”. Tính chất “nước Mỹ trên hết” vẫn thể hiện rõ ràng trong chính sách của ông Trump.
Ông Trump nhanh chóng khởi động quá trình rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông cũng giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và đóng băng hầu hết khoản viện trợ nước ngoài mà tổ chức này đang quản lý.
Ông Trump cũng lên kế hoạch áp thuế lên các sản phẩm nhập khẩu của nhiều quốc gia – đúng với tinh thần bảo hộ thương mại mà ông đã thúc đẩy trong nhiều năm qua. Trong khi đó, tại châu Âu, Mỹ cắt giảm viện trợ với Ukraine với mong muốn Kiev phải thỏa hiệp.
Kênh đào Panama – một trong những khu vực bị ông Trump đòi quyền kiểm soát (Nguồn: Reuters).
Câu hỏi về sự ủng hộ
Chính sách “nước Mỹ ở mọi nơi” dường như cũng là sự mở rộng của chính sách đối nội mà ông Trump đang áp dụng. Từ khi nhậm chức, chiến lược của ông Trump và phe Cộng hòa dường như là ban hành hàng loạt chính sách – gồm cả những vấn đề gây tranh cãi – trong những ngày đầu tiên. Từ nhập cư đến khí hậu, từ văn hóa đến bộ máy, chính quyền Trump 2.0 dường như không lảng tránh chủ đề nào.
Chưa rõ các cử tri ủng hộ tới mức độ nào, kể cả với Greenland, Canada và khu vực kênh đào Panama.
Theo khảo sát của Reuters/Ipsos ngay sau khi ông Trump nhậm chức, chỉ có 16% số người Mỹ được hỏi ủng hộ ý tưởng gây áp lực buộc Đan Mạch bán Greenland. Khoảng 29% ủng hộ kiểm soát kênh đào Panama.
Chỉ 21% nghĩ rằng Mỹ có quyền mở rộng lãnh thổ tại Tây Bán Cầu. Trong đó, chỉ có 9% cho rằng Mỹ có thể làm điều này bằng quân sự. Tỷ lệ này trong phe Cộng hòa cũng chỉ là 15%.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta bầu cho chính sách “nước Mỹ trên hết”. Chúng ta không có lý do gì phải xem xét một cuộc chiếm đóng khác – vốn sẽ tiêu tốn nguồn lực và làm đổ máu binh sĩ của chúng ta”, Thượng nghị sĩ Rand Paul, một đồng minh của ông Trump, viết trên mạng xã hội sau khi ông Trump trình bày kế hoạch với Gaza.
Tuy nhiên, một bộ phận phe Cộng hòa đã lên tiếng ủng hộ ông Trump – đặc biệt là các nhóm “cánh hữu mới” có quan điểm trí thức bảo thủ và liên hệ với thung lũng Silicon. Một số nhà lý luận tin rằng nếu mua Greenland, nước Mỹ sẽ khơi dậy trở lại tinh thần mở rộng biên giới, thứ đã thúc đẩy nước Mỹ trong những thế kỷ trước, theo Politico.
Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump
Từ kế hoạch mua Greenland đến ý định sáp nhập Canada, các tuyên bố gần đây của ông Trump hé lộ một tầm nhìn địa chính trị đầy táo bạo, đậm dấu ấn học thuyết Monroe thế kỷ XXI.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái). Ảnh: AP/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 25/1, các tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc có thể mua lại Greenland, sáp nhập Canada và kiểm soát Kênh đào Panama không chỉ là những phát ngôn thất thường, mà còn là biểu hiện sống động của một tư duy địa chính trị mang đậm dấu ấn của quan điểm "Nước Mỹ trên hết".
Quan điểm của ông Trump về "Nước Mỹ trên hết" là sử dụng sức mạnh của Washington để theo đuổi không ngừng các lợi ích quốc gia hẹp hòi, thậm chí bằng cách ép buộc các đồng minh nhỏ hơn.
Các chuyên gia cho rằng, Tổng thống Trump đang vật lộn với các thách thức an ninh quốc gia trong một thế giới mới được định hình bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự bất bình đẳng của toàn cầu hóa và sự bất đồng giữa các cường quốc. Ông Trump không chỉ đơn thuần là một nhà đầu tư bất động sản, mà còn là một nhà chiến lược với những ý đồ mở rộng ảnh hưởng của Mỹ.
Hal Brands, Giáo sư về các vấn đề toàn cầu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Nâng cao Johns Hopkins, nhận định rằng ông Trump đang hướng tới một "chủ nghĩa lục địa" có thể thay thế cho "chủ nghĩa toàn cầu" truyền thống. Các tuyên bố của ông Trump về Greenland hay Panama thực chất là một bản cập nhật táo bạo của Học thuyết Monroe năm 1823, nhằm chống lại ảnh hưởng của các cường quốc như Trung Quốc, Nga và Iran tại Tây bán cầu với tuyên bố: "Chúng tôi cam kết duy trì nền độc lập của mình khỏi sự xâm lấn của các thế lực nước ngoài". Chương trình Monroe thế kỷ 21 đặc biệt nhắm vào các mối quan hệ kinh tế, quân sự và tình báo của Trung Quốc tại các quốc gia như Venezuela, Bolivia, Nicaragua và Cuba.
Những cảnh báo không phải là lời nói suông
Khi được hỏi về khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát Kênh đào Panama hay Greenland, ông Trump không loại trừ khả năng này. "Tôi sẽ không loại trừ khả năng này, có thể Mỹ sẽ cần phải làm gì đó", Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nói trong cuộc họp báo tại Mar-a-Lago ở Florida.
Thậm chí, ông còn gợi ý sẽ đánh thuế Đan Mạch ở mức cao nếu không đạt được nhượng bộ về Greenland, và mô tả việc trao trả Kênh đào Panama năm 1999 là một sai lầm. Ông Trump khẳng định Mỹ "đã trao Kênh đào Panama cho Panama. Chúng tôi không trao nó cho Trung Quốc, và họ đã lạm dụng nó".
Những tuyên bố này phản ánh triết lý cốt lõi của Tổng thống Trump: mỗi quốc gia nên theo đuổi lợi ích của mình một cách đơn phương, với sự quyết đoán và không khoan nhượng. Ông Trump từng tự hào tuyên bố tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2020: "Tôi đặt nước Mỹ lên trên hết, và các bạn cũng nên đặt quốc gia của mình lên trên hết".
Quan điểm của ông cũng thể hiện nguyên tắc "Nước Mỹ trên hết" là sử dụng sức mạnh của Washington để theo đuổi không ngừng các lợi ích quốc gia hẹp hòi, thậm chí bằng cách ép buộc các đồng minh nhỏ hơn.
Trước bối cảnh này, phản ứng từ các quốc gia bị nhắm đến là sự lo ngại. Thủ tướng Canada Justin Trudeau công khai chỉ trích: "Không có một cơ hội nào về việc Canada sẽ trở thành một phần của Mỹ". Về phần mình, Aaja Chemnitz, nghị sĩ Quốc hội Đan Mạch, cho biết người dân Greenland cảm thấy "khá đáng sợ và khó chịu" trước những tuyên bố của ông Trump.
Hệ quả ngoại giao
Các chuyên gia cảnh báo rằng cách tiếp cận này là một rủi ro lớn và có vẻ như sẽ đi ngược lại luật pháp quốc tế. Và ông Trump có thể làm tổn hại đến quyền lực của nước Mỹ bằng cách phá hoại các liên minh được xây dựng qua nhiều thế hệ và bị bạn bè xa lánh. Một số chuyên gia chính sách đối ngoại thậm chí còn lo ngại rằng các mối đe dọa và áp lực của Mỹ ở Mỹ Latinh thực sự có thể đẩy các quốc gia xích lại gần Trung Quốc hơn.
CNN lưu ý, ông Trump khó có thể đạt được điều mình muốn với Canada, Panama hay Greenland. Vì vậy, chiến lược của ông có thể hướng đến việc đạt được những thỏa thuận tốt hơn cho Mỹ - có thể là giảm giá cho các tàu thuyền của Mỹ đi qua tuyến đường thủy quan trọng giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Mỹ tiếp cận nhiều hơn với các khoáng sản đất hiếm ở Greenland, cũng như một thỏa thuận thương mại mới với Canada có thể mang lại lợi thế cho các nhà sản xuất Mỹ.
Tổng thống Trump sẽ mô tả bất kỳ điều nào trong số này là một chiến thắng lớn mà chỉ ông mới có thể đạt được, ngay cả khi chúng kết thúc không giống kỳ vọng như hiệp ước Mỹ-Mexico-Canada trong nhiệm kỳ đầu của ông.
Nga cảnh báo Tổng thống Mỹ Trump về việc 'đòi lại' kênh đào Panama Nga đã gửi thông điệp rõ ràng đến tân Tổng thống Donald Trump về việc Mỹ muốn giành quyền kiểm soát kênh đào Panama. Tàu chở hàng di chuyển qua kênh đào Panama gần thành phố Panama. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Tháng 12/2024, ông Trump cảnh báo sẽ yêu cầu chuyển giao lại kênh đào Panama nếu Panama không quản lý công trình...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du châu Á vào tuần tới

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga sau tối hậu thư đầu hàng ở Kursk

Mỹ tung tiêm kích thế hệ 6: "Át chủ bài" mới của lực lượng không quân

Ông Trump nói đang đàm phán phân chia lãnh thổ Nga, Ukraine

Ông Trump: Sẽ sớm có lệnh ngừng bắn toàn diện cho xung đột Nga - Ukraine

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Thủ đô Tokyo, Nhật Bản bắt đầu bước vào mùa hoa anh đào

Nhật - Trung - Hàn khẳng định tầm quan trọng của tăng cường hợp tác với ASEAN

Mỹ nhập khẩu trứng để giải quyết khủng hoảng do dịch cúm gia cầm gây ra

Nhật - Hàn nỗ lực thúc đẩy quan hệ, giải quyết các vấn đề lịch sử còn tồn đọng

Bộ An ninh Nội địa Mỹ cắt giảm trên 100 nhân viên của các cơ quan giám sát

Đặc phái viên Mỹ: Ukraine 'về cơ bản' chấp nhận từ bỏ gia nhập NATO
Có thể bạn quan tâm

1 sao nam Vbiz gây hoang mang khi phải thở bình oxy trong hậu trường concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
Sao việt
23:46:17 22/03/2025
NewJeans bị toà án cấm hoạt động độc lập
Nhạc quốc tế
23:36:10 22/03/2025
Lý do diễn viên phim "Âm dương lộ" từ chối quay trong phim trường
Hậu trường phim
23:32:21 22/03/2025
Con trai mất khi chữa cháy rừng, mẹ đau đớn nhớ khoảnh khắc cuối cùng
Tin nổi bật
23:29:46 22/03/2025
Bước ngoặt "đáng ghét" của Kang Ha Neul
Phim châu á
23:24:59 22/03/2025
Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai mở màn đỉnh nóc kịch trần, dàn Anh Tài quá "chiến" bùng nổ MXH
Nhạc việt
23:14:27 22/03/2025
Ông Park gửi tặng hoa cưới cho Văn Toản
Sao thể thao
22:54:54 22/03/2025
Anh em sinh 3 được cả làng ngưỡng mộ, cùng đỗ đại học, cưới cùng 1 ngày
Netizen
22:54:01 22/03/2025
Mẹo luộc cua, ghẹ không rụng càng
Ẩm thực
22:52:40 22/03/2025
Minh Tú 'đáp trả' khi Á hậu Quỳnh Châu đôi co, chất vấn giám khảo
Tv show
22:46:24 22/03/2025