Thụy Điển kỳ vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phê chuẩn đơn gia nhập NATO vào tháng 10 tới
Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm ngoái để phản ứng với cuộc xung đột ở Ukraine và hầu hết các thành viên trong liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu đã nhanh chóng phê chuẩn đơn của nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson bắt tay trước Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào ngày 10/7. Ảnh: AFP
Hãng tin Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom ngày 2/9 cho biết, ông vẫn hy vọng rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phê chuẩn tư cách thành viên NATO theo kế hoạch của Thụy Điển khi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập lại vào tháng 10 tới, theo cam kết của Tổng thống Tayyip Erdogan tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh quân sự hồi tháng 7 vừa qua.
Phát biểu với các phóng viên, Ngoại trưởng Tobias Billstrom nói: “Chính phủ Thụy Điển không nhận được bất kỳ tín hiệu nào trong suốt mùa hè ngoài tuyên bố được đưa ra tại hội nghị ở Vilnius”, lưu ý thêm rằng quốc hội là một tổ chức độc lập nhưng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết ở Vilnius sẽ đảm bảo “sự phê chuẩn nhanh chóng” việc Thụy Điển gia nhập NATO.
Video đang HOT
Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm ngoái để phản ứng với cuộc xung đột ở Ukraine và hầu hết các thành viên trong liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu đã nhanh chóng phê chuẩn đơn của nước này.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối với lý do lo ngại về hợp tác an ninh. Sau nhiều tháng chịu áp lực, Tổng thống Tayyip Erdogan cho biết ông sẽ chuyển đơn gia nhập NATO của Thụy Điển lên Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10 khi phiên họp được tổ chức lại sau kỳ nghỉ hè.
Nhưng không có gì đảm bảo rằng Thụy Điển sẽ được “bật đèn xanh” gia nhập NATO vào thời điểm đó.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ muốn thấy Chính phủ Thụy Điển có nhiều hành động hơn đối với các thành viên của Đảng Công nhân người Kurd (PKK), nhóm mà Ankara coi là “khủng bố” và cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính thất bại năm 2016.
Căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng cao do các cuộc biểu tình ở Thụy Điển, nơi những người biểu tình đốt kinh Koran, khiến nhiều người Hồi giáo phẫn nộ.
Lý do Thụy Điển 'chưa thể ăn mừng' về gia nhập NATO
Thụy Điển đã có một bước đột phá lớn trên con đường trở thành thành viên NATO trong tuần này khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan "bật đèn xanh" cho tư cách thành viên của Stockholm.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ ủng hộ tư cách thành viên NATO của Thụy Điển. Ảnh: AP
Nhưng tại thủ đô của Litva, nơi các nhà lãnh đạo NATO đang tập trung cho hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày (11 - 12/7), Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói với tờ Politico trong một cuộc phỏng vấn hôm 11/7 rằng: "Chúng tôi nghĩ rằng việc ăn mừng gia nhập NATO sẽ phải đợi cho đến khi có các phê chuẩn (từ Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary)".
Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm 2022 cùng với Phần Lan sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Nhưng mặc dù đưa ra những thay đổi pháp lý để giải quyết những lo ngại của Ankara về các nhóm người Kurd, nỗ lực của Stockholm đã bị đình trệ khi vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.
Là một phần của thỏa thuận được công bố hôm 10/7, Ankara và Stockholm đã đồng ý thiết lập Hiệp ước An ninh song phương mới và đẩy mạnh hợp tác kinh tế.
"Chúng tôi thực sự cam kết hợp tác về lâu dài liên quan đến chống khủng bố, chống tội phạm có tổ chức", Thủ tướng Kristersson cho biết.
Để đáp lại cam kết của Thụy Điển, Tổng thống Erdoğan đã đồng ý chuyển đơn xin gia nhập NATO của Stockholm tới Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ để thông qua, đồng thời nêu rõ "sẽ hợp tác chặt chẽ với quốc hội để đảm bảo việc phê chuẩn", theo một tuyên bố chung.
Động thái này được ca ngợi là một thành tựu chính trị quan trọng của NATO. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Thụy Điển có nhận được sự đảm bảo từ ông Erdoğan rằng việc phê chuẩn sẽ được thực hiện sớm hay không, Thủ tướng Thụy Điển bày tỏ sự tin tưởng vào quá trình này nhưng thừa nhận quyền quyết định nằm ở cơ quan lập pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Kristersson nói: "Quốc hội là cơ quan lập pháp và họ sẽ đưa ra quyết định của riêng mình. Tôi tin rằng điều này sẽ xảy ra. Chúng ta cần cần tôn trọng quyết định của quốc hội. Tôi nghĩ chúng tôi đã tiến một bước rất lớn vào ngày hôm qua (10/7)".
Trước các cuộc đàm phán, ông Erdoğan bất ngờ liên kết việc gia nhập NATO của Thụy Điển với nguyện vọng trở thành thành viên EU bị đình trệ của chính Thổ Nhĩ Kỳ. Và trong thỏa thuận sau đó, Thụy Điển cam kết "tích cực hỗ trợ khôi phục quá trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm hiện đại hóa Liên minh Hải quan EU - Thổ Nhĩ Kỳ và tự do hóa thị thực".
Nhưng khi được hỏi về động thái này, Thủ tướng Thụy Điển cho biết hành động đó là một phần trong lập trường lâu dài ủng hộ Ankara.
"Thụy Điển từ lâu đã ủng hộ mạnh mẽ cho sự hợp tác tích cực giữa EU - Thổ Nhĩ Kỳ", ông Kristersson lưu ý, nhưng nhấn mạnh rằng: "Tất nhiên, [hội nghị] NATO rõ ràng không thể đưa ra bất kỳ quyết định nào về các vấn đề của EU và ngược lại".
Thụy Điển tránh đề cập cam kết dẫn độ liên quan Thổ Nhĩ Kỳ Ngày 3/7, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson đã từ chối phủ nhận tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ rằng Stockholm đã hứa trục xuất các cá nhân theo yêu cầu của Ankara để đổi lại việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson tới tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh...