Phát hiện địa điểm thờ cúng tổ tiên thời tiền Inca ở Peru
Một nhóm nhà khảo cổ học Peru và Nhật Bản mới đây đã khai quật được một địa điểm thờ cúng tổ tiên thời kỳ tiền Colombo (thời kỳ trước khi người châu Âu tìm ra châu Mỹ) ở miền Bắc Peru.
Bộ hài cốt được phát hiện tại địa điểm thờ cúng thời kỳ tiền Colombo thuộc nền văn hóa Wari ở vùng Cajamarca, Peru. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 2 khu vực chôn cất, một số bộ hài cốt người và đồ thờ cúng bằng gốm.
Cổ vật được phát hiện tại địa điểm thờ cúng thời kỳ tiền Colombo thuộc nền văn hóa Wari ở vùng Cajamarca, Peru. Ảnh: AFP/TTXVN
Chia sẻ với báo giới ngày 2/9, nhà khảo cổ học Nhật Bản Shinya Watanabe cho biết địa điểm khảo cổ trên thuộc nền văn hóa Wari, niên đại từ 800 đến 1.000 năm sau Công nguyên, nằm ở vùng Cajamarca, cách thủ đô Lima của Peru 900 km về phía Bắc. Wari được xem là nền văn hóa thống trị, phát triển cực thịnh trước khi đế chế Inca ở Peru (1250-1532) xuất hiện.
Cổ vật được phát hiện tại địa điểm thờ cúng thời kỳ tiền Colombo thuộc nền văn hóa Wari ở vùng Cajamarca, Peru. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Ông Watanabe, giáo sư tại Đại học Nanzan ở Nhật Bản, cho hay, tại địa điểm này, các nhà khảo cổ học phát hiện 2 khu vực chôn cất có các hố để đặt xác ướp và đồ cúng tổ tiên. Mỗi khu chôn cất có 2 tầng, trên tường có 5 hốc lớn đặt các đồ thờ cúng như vỏ nhuyễn thể, mảnh gốm và một chiếc đĩa 3 chân có 3 giá đỡ hình nón.
Giáo sư Watanabe nhận định đây là một phát hiện quan trọng đối với các nhà khảo cổ học đang tìm kiếm bằng chứng về nền văn hóa Wari.
Các nhà khảo cổ khai quật địa điểm thờ cúng thời kỳ tiền Colombo thuộc nền văn hóa Wari ở vùng Cajamarca, Peru. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, quan chức cấp cao phụ trách văn hóa ở vùng Cajamarca, bà Judith Padilla, cho biết phát hiện này cung cấp thêm hiểu biết về “lối sống và thực hành nghi lễ” của các xã hội cổ xưa sinh sống trong khu vực.
Văn hóa Wari tồn tại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13 trên lãnh thổ ngày nay là Peru, nhưng đến năm 1100 sau Công Nguyên, Wari đã suy tàn do sự xuất hiện của đế chế Inca.
Phát hiện dấu tích cộng đồng sinh sống ven hồ cổ xưa nhất tại châu Âu
Dưới làn nước màu xanh ngọc của hồ Ohrid, vốn được ví như "Viên ngọc vùng Balkan", mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra những tàn tích của cộng đồng dân cư được tin là cổ xưa nhất tại châu Âu.
Giới khoa học đang tìm cách giải mã những bí ẩn xung quanh những tập quán sinh hoạt của cộng đồng này.
Thợ lặn tìm kiếm những tàn tích của cộng đồng dân cư cổ xưa dưới lòng hồ Ohrid, đông nam Albania, ngày 29/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khảo cổ học tin rằng bờ hồ Ohrid phía Albania đã được một cộng đồng dân cư chọn làm nơi sinh sống trong các nhà sàn từ khoảng 8.000 năm trước. Điều này đồng nghĩa đây là ngôi làng bên hồ cổ xưa nhất ở châu Âu được phát hiện cho tới nay. Kết quả phân tích carbon phóng xạ tại địa điểm này cho thấy cộng đồng dân cư này tồn tại trong khoảng 6.000 đến 5.800 năm trước Công nguyên.
Giáo sư khảo cổ học Albert Hafner, thuộc Đại học Bern của Thụy Sĩ, cho biết theo kết quả nghiên cứu thì cộng đồng dân cư cổ này có thể tồn tại trước hàng trăm năm so với cộng đồng ven hồ lâu đời nhất từng được phát hiện trước đó ở vùng Địa Trung Hải và các khu vực gần dãy Alps. Một số làng mạc cổ xưa tương tự từng được phát hiện ở gần dãy Alps tại Italy, có từ khoảng 5.000 năm trước Công nguyên.
Giáo sư Hafner và đội ngũ của ông gồm các nhà khảo cổ học Thụy Sĩ và Albania đã tiến hành khai quật nhiều địa điểm ở bên hồ Ohrid phía Albania, trải dài trên vùng biên giới đồi núi giữa Bắc Macedonia và Albania. Khu vực định cư này được cho là nơi sinh sống của từ 200 - 500 người, trong đó nhà cửa được xây theo kiểu nhà sàn trên mặt hồ hoặc tại các vùng thường bị ngập úng khi nước dâng.
Giáo sư khảo cổ học Albert Hafner kiểm tra những cổ vật được phát hiện dưới lòng hồ Ohrid, đông nam Albania, ngày 27/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc khai quật cũng mang lại những bí ẩn thú vị. Trong một số lần lặn thám hiểm mới thực hiện, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy cộng đồng tại đây được bảo vệ kiên cố với hàng nghìn tấm ván có gắn chông nhọn, có thể được sử dụng để phòng thủ. Theo nhóm nghiên cứu, ước tính có khoảng 100.000 tấm ván gắn chông được thả xuống lòng hồ và để tự vệ theo cách này, người dân phải chặt cây rừng.
Các nhà khảo cổ học hiện vẫn tìm hiểu mục đích người dân làng dựng những hàng rào này. Giáo sư Hafner coi phát hiện này là "một kho báu".
Hồ Ohrid là một trong những hồ lâu đời nhất trên thế giới, có thể đã tồn tại hơn 1 triệu năm qua. Với sự hỗ trợ của các thợ lặn chuyên nghiệp, các nhà khảo cổ học đã thu thập được nhiều mảnh gỗ hóa thạch hoặc những mẩu gỗ sồi quý giá.
Theo nhà khảo cổ học Adrian Anastasi, việc phân tích những thảm thực vật đã giúp nhóm nghiên cứu hiểu hơn về cuộc sống thường ngày của cộng đồng cổ xưa này, cung cấp những hiểu biết giá trị về khí hậu và môi trường thời kỳ đó.
Để tránh làm tổn hại thực trạng hiện trường khảo cổ, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các hoạt động một cách tỉ mỉ và thận trọng. Trước mắt, các nhà khoa học tin rằng người dân tại cộng đồng này sống dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi gia súc để phục vụ nhu cầu thực phẩm. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy hóa thạch các loại hạt giống, thực vật và xương của nhiều loài động vật hoang dã cũng như động vật nuôi. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng sẽ phải nghiên cứu trong khoảng 20 năm mới có thể hiểu đầy đủ và rút ra kết luận chính xác về cộng đồng dân cư cổ xưa này.
Peru phải ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia vì căn bệnh thần kinh hiếm gặp Chính phủ Peru đã phải ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia kéo dài 3 tháng do gia tăng số ca mắc rối loạn thần kinh hiếm gặp có tên gọi hội chứng Guillain-Barré. Bao myelin là một lớp bao quanh các tế bào thần kinh. Ảnh: DW Hội chứng này ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể người, gây...