Thay đổi vài thói quen, 3 cô gái tiết kiệm thêm vài triệu mỗi tháng, dư tiền mang mua vàng
Nếu bạn đang gặp khó khăn để sống tiết kiệm, hãy cùng học hỏi cách quản lý tài chính của 3 cô gái dưới đây.
Nhận lương 13 triệu, tiết kiệm được 10 triệu
Phương Chi (23 tuổi) đang là nhân viên văn phòng tại Bắc Ninh, nhận lương 13 triệu/tháng. Cứ mỗi khi nhận lương, cô nàng sẽ dành 5 triệu gửi tiết kiệm, 5 triệu để mua vàng. Còn lại khoảng 3 triệu/tháng là chi phí sinh hoạt, được Phương Chi phân bổ thành từng khoản nhỏ như sau:
- Tiền nhà: 1,3 triệu.
- Tiền ăn: 700 ngàn, bao gồm tiền mua đồ ăn vặt khi đi làm cùng đồng nghiệp và ăn uống cùng bạn bè vào thời gian rảnh. Phương Chi cho hay, do được công ty hỗ trợ 2 bữa sáng và trưa nên cô nàng hầu như không tốn chi phí mua thực phẩm hàng ngày.
- Tiền xăng xe: 300 ngàn.
- Tiền mua đồ vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm, quần áo, đồ dùng sinh hoạt: 700 ngàn.
Khi được hỏi “ chỉ tiêu 3 triệu/tháng thì có khó sống không”, cô nàng cho hay: “Mình không phải là người theo chủ nghĩa tiêu dùng, không có nhu cầu mua sắm hay mua đồ để làm vui bản thân.
Cũng vì thế, mình không thấy áp lực và stress gì. Mình vẫn mua quần áo cơ bản, đi ăn uống cùng bạn bè và đồng nghiệp. Ngoài ra, cá nhân mình cũng có nhiều khoản chi tiêu tiết kiệm được, đó là được công ty bao ăn và thuê nhà trọ giá rẻ của người quen. Đây là những yếu tố mà một số bạn trẻ khác ở thành phố không có được. Mình muốn tận dụng khoảng thời gian này để có quỹ tiết kiệm lớn một chút, chẳng may nay mai có việc cần dùng đến”.
Ảnh minh hoạ
Thay đổi 1 thói quen, tiết kiệm thêm vài triệu đồng/tháng
Như Ngọc (25 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, tổng thu nhập của cô là 15 triệu đồng/tháng. Lúc trước, cô chủ yếu không xài tiền mặt, mà dùng quẹt thẻ để thanh toán. Dù phương thức này thuận tiện nhưng Như Ngọc không tiết kiệm được đồng nào vì thường xuyên chi tiêu quá mức. Giờ đây, sau khi có lương, cô đều rút một phần tiền mặt để chi tiêu hàng ngày, còn lại bao nhiêu thì giữ lại ở tài khoản ngân hàng để tiết kiệm. Nhờ theo đuổi cách chi tiêu bằng tiền mặt nên Như Ngọc sống tiết kiệm hơn, tình hình tài chính cải thiện rõ rệt.
Như Ngọc tâm sự: “Thời gian đầu chuyển qua xài tiền mặt, mình chỉ tiết kiệm được 1/3 lương thôi. Cụ thể, tháng nào mình cũng đổi 10 triệu tiền mặt, còn lại bao nhiêu thì dành để gửi tiết kiệm hoặc mua vàng. Với 10 triệu này mà mang đi chi tiêu, nếu còn dư thì tốt quá, mà nếu mình lỡ xài hết thì dừng. Sau này, có tháng mình tiết kiệm được nhiều nhất là 2/3 lương cũng bởi cách trên”.
Theo cô bạn, việc dùng tiền mặt để thanh toán sẽ hạn chế các khoản mua sắm linh tinh mà đôi khi cả chính chủ cũng không nhớ. Bởi lẽ, so với tiền mặt thì việc quẹt thẻ để thanh toán ít mang lại cảm giác “tiếc tiền”, tâm lý muốn chi tiêu thoải mái nhiều hơn.
“Với mình, dùng tiền mặt khá tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Khi mua sắm, bạn không cần nhân viên trả tiền thừa hoặc mất công đăng nhập các app. Nếu trong ví có nhiều tiền mà chi tiêu quá nhiều thì chúng sẽ xẹp xuống, bạn sẽ nhận ra ngay và xót tiền, từ đó giảm chi tiêu liền”, cô bạn cho biết.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ
Không bao giờ dám tiêu hết tiền lương có được
Phương Chi chia sẻ từ khi còn nhỏ, cô được phụ huynh dạy rằng phải nỗ lực học tập, làm việc chăm chỉ để hướng đến độc lập tài chính. Khi có tiền trong tay, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và thuận lợi hơn. Tích lũy nhiều, không chỉ để phòng ngừa rủi ro mà còn giúp mỗi bước đi hàng ngày tự tin và suôn sẻ.
“Mẹ luôn bảo với mình rằng có những lúc nếu không có tiền thì sẽ chẳng làm gì được chẳng hạn như ốm đau, hay muốn giúp đỡ gia đình. Không nhất thiết cả đời phải sống vì tiền, nhưng nếu có tài chính ổn định, mình sẽ tránh được những rắc rối. Cũng vì thế, từ khi đi làm, mình chưa bao giờ tiêu hết số tiền kiếm được, mà cố gắng hàng tháng để dành ít nhất 1-2 triệu”, Phương Chi nói.
Một trường hợp khác, Mỹ Duyên (SN 1997) đang làm freelancer trong mảng chăm sóc và sales các sản phẩm du lịch ở TP.HCM. Sinh ra trong gia đình có bố mẹ không quá giàu có về mặt tài chính, Mỹ Duyên sớm chủ động học cách tự lập và quản lý chi tiêu. Cho đến hiện tại, cô nàng đã luôn duy trì được mục tiêu tiết kiệm 50% trên tổng thu nhập hàng tháng.
Cô nàng chia sẻ: “Mình thường để dành 50% thu nhập vào sổ tiết kiệm, chi 30% cho sinh hoạt cần thiết, 20% để dành cho sở thích cá nhân. Vì công việc của mình là làm tự do nên thu nhập cũng bấp bênh lắm. Tháng nào chăm chỉ thì có thể ở mức 50-80 triệu, nhưng cũng có những tháng kiếm 30-40 triệu thôi. Tháng nào thu nhập kém hơn thì mình sẽ cắt phần chi tiêu cho sở thích xuống để đảm bảo tiết kiệm ít nhất 20 – 40 triệu/tháng trở lên, đồng thời tháng sau sẽ phải cố gắng nhiều hơn để bù lại”.
Từng trải qua quãng thời gian khó khăn về tài chính và sau này rút ra được nhiều bài học tiết kiệm cho bản thân, Mỹ Duyên gửi quan điểm đến nhiều bạn trẻ đang muốn học hỏi về quản lý tài chính: “Các bạn trẻ bây giờ thường chạy theo xu hướng và không quan tâm đến việc trong túi mình có bao nhiêu tiền, họ thường chi trước rồi mới tính sau. Mình nghĩ, việc quan trọng nhất trong quá trình quản lý tài chính đó là bạn biết được bạn là ai, đang ở đâu trong xã hội và không chạy theo những thứ vượt quá tầm với thì bạn sẽ biết cách chi tiêu đúng mức”.
Mẹ đã giúp tôi tiết kiệm được 3,5 tỷ đồng đầu tiên chỉ nhờ những thói quen chi tiêu đơn giản
Tiền không phải là tất cả. Hãy học cách kiểm soát và để nó phục vụ cho cuộc sống của chúng ta.
Mẹ đã đưa chúng tôi đến với thế giới đầy màu sắc này và dành cuộc đời lớn lên cùng chúng tôi. Nói một cách khác, mọi điều chúng ta nói và làm đều có dấu ấn của mẹ. Chuyện quản lý tài chính cá nhân của tôi cũng thế. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn những nguyên tắc đơn giản nhưng chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho bạn suốt đời về việc tiết kiệm này!
Tiền có ý nghĩa nhiều hơn chỉ là những con số
Tiền không phải là tất cả, nó chỉ là công cụ phục vụ cuộc sống của chúng ta. Đừng để tiền chi phối cuộc sống của chúng ta, mà hãy học cách kiểm soát và để nó phục vụ chúng ta.
Khi tôi khoảng 7 tuổi, mẹ tôi đã dạy tôi khái niệm "tiền" bằng cách trực tiếp để tôi làm chủ gia đình và dùng ngân sách 400 nhân dân tệ (khoảng 1,4 triệu đồng) để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình trong một tháng.
Kết quả là tôi đã tiêu hết một nửa số tiền chỉ trong tuần đầu tiên. Mẹ tôi nói: "Con là chủ gia đình nên mọi quyết định của con sẽ được cả nhà chia sẻ trong 3 tuần tới, mọi chi phí đều được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng!".
Trong vòng một tháng, tôi đã hiểu được khái niệm cụ thể về tiền và những biểu hiện của nó trong cuộc sống chứ không phải chỉ theo cách phát âm và nghĩa đen của "tiền".
Khi lớn lên, tôi cũng làm theo tư tưởng này, nghiêm túc xem xét từng đồng kiếm được và cẩn trọng học hỏi về quản lý tài chính.
Đến tuổi 35, tôi đã tiết kiệm được hơn 1 triệu tệ (tương ứng hơn 3,5 tỷ đồng) đầu tiên trong đời dù khi đó tôi chỉ làm duy nhất 1 công việc. Đồng thời, tôi cũng sở hữu hai căn nhà và một cửa hàng ở một thành phố hạng hai, đồng thời vẫn có thể dành toàn tâm toàn ý để chăm lo tốt cho cả gia đình.
Tôi nghĩ bạn nên hiểu 1 vấn đề cốt lõi như thế này, tiền không phải để tiêu mà phải tìm cách tiêu làm sao cho xứng đáng. Đừng tin những gì người khác nói về việc bạn phải kiếm được thật nhiều tiền, bằng mọi giá. Thay vào đó, mẹ tôi chỉ nói: "Nếu con kiếm được nhiều tiền hơn cho bản thân thì sau này con sẽ ít phải nhờ tới sự trợ giúp của người khác hơn. Hãy coi tiền như chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn đến những trải nghiệm nhất định".
Trước khi tiêu tiền, hãy lên kế hoạch trước
Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã dạy tôi: "Nếu không biết tính toán, tiết kiệm thì cả đời con sẽ luôn phải sống trong cảnh nghèo đói, túng thiếu và thậm chí là nợ nần". Từ lúc nhà bà nội phải sống trong căn nhà xiêu vẹo, thông gió tứ phía, bố mẹ tôi đã dạy dỗ ba anh em chúng tôi và trở thành những người đầu tiên xây nên những ngôi nhà khang trang, kiên cố trong làng.
Khi tôi còn nhỏ, mỗi tháng bố mẹ đến ngày lĩnh lương, họ sẽ dồn tiền lại, không làm những gì họ muốn mà chỉ làm những gì cần thiết, ví như: Chi phí sinh hoạt gia đình, điện nước, học phí, tiền ưu đãi cùng các khoản tiền khẩn cấp... Từ đó, tôi rút ra kinh nghiệm, dù thu nhập có dư dả đến thế nào cũng nên hình thành thói quen quản lý tài chính, dành dụm tiền bạc cho những mục đích cụ thể để có những sắp xếp hợp lý nhằm tăng thu, giảm chi.
Theo đó, tôi được mẹ dạy rằng, dù giàu hay nghèo thì việc đầu tiên phải làm vẫn là lập ngân sách cẩn thận, suy nghĩ kỹ trước khi mua đồ, tránh mua những thứ vô dụng chất đống khắp nơi trong nhà. Bạn có thể ăn ít hơn nhưng là những món ngon hơn, giàu dưỡng chất hơn để cải thiện chất lượng của mình... Nhìn chung, bạn phải có khoản tiết kiệm theo kế hoạch của riêng mình. Bằng cách này, bạn sẽ dần dần có khoản tiết kiệm của riêng mình để có thể sử dụng để giải quyết các trường hợp khẩn cấp khác nhau.
Bà và mẹ tôi đều nói với tôi rằng chỉ cần có đủ cơm ăn đủ mặc thì cả đời bạn sẽ không có ý định nghèo khó. Mục tiêu rõ ràng, bám sát kế hoạch và hướng dẫn từng bước của cuộc sống.
Tiết kiệm ít tiền cho tương lai
Những gì tôi còn nhớ hồi nhỏ là mẹ đã đưa tôi tham gia vào mọi việc nhỏ nhặt trong cuộc sống, điều đó khiến tôi sớm hiểu rằng kiếm ít tiền rất khó nhưng lại có rất nhiều việc trong cuộc sống cần tới tiền. Dần dần, tôi cũng sẽ chia tiền thành nhiều phần và lên kế hoạch sử dụng. Tôi không tiết kiệm được nhiều ngay từ khi kiếm được những đồng đầu tiên, nhưng dù thế nào, lương cao hay thấp thì tôi vẫn để dành được chút ít cho bản thân.
Tiết kiệm ít tiền mang lại cho bạn sự tự tin và sự chủ động trong cuộc sống. Đừng mua những mặt hàng tiêu dùng lớn (chẳng hạn như ô tô) trước khi bạn có đủ số vốn mà bạn nghĩ mình có. Nhưng bạn không được tiết kiệm đồ ăn và chăm sóc tốt cho cơ thể mình.
Sống trong khả năng của bạn, những gì bạn tiết kiệm được là những gì bạn kiếm được
Triết lý của mẹ tôi là "tiền phải được tiết kiệm". Trước khi có việc làm, tôi tin rằng mục tiêu của cuộc sống nằm ở chỗ "phải kiếm được tiền". Bây giờ đi làm tôi mới thấy mẹ nói đúng, kiếm ít tiền không hề dễ dàng, vậy nên nhất định phải tiết kiệm. Đó là lý do tôi học cách may vá để tự sửa chữa những món đồ khi chúng gặp 1 vài lỗi nhỏ nào đó.
Mỗi khoản tiền phải chi tiêu rõ ràng, ghi chép chi tiết, hàng tháng phải gửi vào ngân hàng thì ít rồi cũng thành nhiều, từng đồng nhỏ sẽ nhân lên và cuối cùng sẽ có ngày bạn phải bất ngờ với số tiền mình đã tiết kiệm được.
Thời buổi của tôi không có hình thức để "tiền đẻ ra tiền" nào khác ngoài cách gửi vào ngân hàng. Thói quen tôi hình thành cho đến nay là tận dụng mọi thứ một cách tốt nhất, không lãng phí, hạch toán cụ thể, hiểu rõ mọi khoản chi tiêu và không tiêu tiền bừa bãi.
Tiết kiệm ít tiền không chỉ là keo kiệt mà còn là tiêu tiền một cách có kế hoạch. Ví dụ, hàng tháng bạn nên dành một khoản ngân sách nhất định cho các chi phí trong gia đình như tiền nước, điện, ga, điện thoại để đảm bảo các chi phí cơ bản của cuộc sống.
Mẹo quản lý tiền bạc cho các bà mẹ
Mẹ tôi tuy không có trình độ học vấn cao nhưng có thể quan sát phương pháp quản lý tài chính của người khác và sử dụng tiền theo ba phần:
1. 1/3 được dùng cho những thứ bạn thường muốn mua (chẳng hạn như đồ dùng học tập, hoặc các lớp học bạn yêu thích).
2. 1/3 dùng để mua bảo hiểm.
3. 1/3 được dùng để mua vốn đầu tư cố định.
Ngoài ra bà cũng dạy tôi vài điều tuy "cổ hủ" nhưng luôn hữu ích như sau:
- Đừng vay tiền để tiêu: Nếu có nhiều tiền hơn, bạn có thể chi tiêu nhiều hơn. Còn nếu có ít tiền thì hãy điều chỉnh chi tiêu. Một khi người ta vay tiền để theo đuổi những mục đích tiêu dùng không cần thiết thì bạn sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền.
- Hãy tiết kiệm ít tiền trước rồi mới tiêu: Phải tiết kiệm một cách mạnh mẽ, nếu không hàng tháng bạn sẽ là kẻ lãng phí.
- Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ: Ở thị trấn nhỏ của chúng tôi, mẹ tôi đã biết từ rất sớm rằng chúng tôi cần phải chia nhỏ số tiền tiết kiệm được vào các "giỏ" khác nhau.
Đầu tư vào cuộc sống
Mẹ tôi không bao giờ thỏa hiệp về chất lượng thực phẩm và thà mua nó với mức giá cao hơn 1 chút nếu nó thực sự tốt cho sức khỏe. Quan điểm của mẹ tôi: "Sức khỏe là sự giàu có vô giá".
Ngoài chuyện ăn uống thì việc đầu tư cho con cái cũng là điều được mẹ tôi ưu tiên. Dù trước đây điều kiện gia đình rất nghèo nhưng mẹ tôi vẫn chu cấp cho hai anh em tôi ăn học. Bây giờ chúng tôi đã ra ngoài xã hội, có khả năng kiếm ít tiền, kết hôn và sinh con. Mẹ tôi làm điều đó chỉ với ước mong duy nhất rằng chúng tôi có thể sử dụng kiến thức để thay đổi vận mệnh của chính mình trong tương lai.
Hơn nữa, điều mẹ dạy tôi nhiều nhất là không lãng phí, sống trong khả năng của mình, sẵn sàng chia sẻ, đầu tư vào các mối quan hệ, để sự giàu có sớm muộn sẽ quay trở lại với mình và phải sáng suốt về tiền bạc.
Bên cạnh các mối quan hệ xã hội có chất lượng, mẹ tôi cũng chọn đầu tư vào:
- Con cái: Quần áo có thể không cần phải đắt tiền nhưng phải thoải mái, tinh tế và có chất lượng tốt. Quần áo phải phù hợp với nhiều dịp khác nhau.
- Với bố mẹ, ông bà và người thân: Hãy hiếu thảo!
Mỗi tháng khi gặp ông bà, tôi đều phải mang theo quà. Khi nào dư dả sẽ biếu ông bà chút tiền.
- Bạn bè: Ai cũng cần giao tiếp với bạn bè. Hãy chọn lọc và dành một khoản nhỏ cho việc gặp gỡ bạn bè mỗi tháng.
Chúng ta đã được hưởng lợi rất nhiều từ "trường học" của mẹ và chúng ta sẽ mang theo trí tuệ này bên mình trong thế giới hỗn loạn cho đến hết cuộc đời. Điều chúng ta hy vọng không chỉ là một cuộc sống giàu sang mà còn là tinh thần giàu sang.
22 tuổi có 100 triệu thì làm gì? - MC VTV khuyên cách đầu tư hiệu quả để "tiền đẻ ra tiền" Vừa mới ra trường, nếu có 100 triệu trong tay thì bạn sẽ đầu tư thế nào? Đầu tư số tiền 100 triệu đồng như thế nào cho sinh lời là điều không dễ với các bạn trẻ, đặc biệt với những người mới ra trường, không có nhiều kinh nghiệm về quản lý tài chính. "Ở độ tuổi 22-23, nếu có 100...