3 năm sau khi l.y hô.n, tôi nói “không” với 20 thói quen này và đã tiết kiệm được tiề.n trả trước mua nhà
Đã 3 năm tôi làm quen với việc từ bỏ thói quen mua sắm vô nghĩa cùng rất nhiều điều khác chỉ để tiết kiệm .
“Thực ra, xung quanh tôi, mọi người luôn rất nỗ lực trong việc tiết kiệm ít tiề.n. Nhưng tôi thì khác, ngay cả khi đã lập gia đình thì điều này vẫn trở nên khó khăn với tôi. Có lẽ đó cũng là lý do mà sau này, khi chia tay, tôi ra đi với 2 bàn tay trắng, chẳng thể đem theo thứ gì”, chị Phương (31 tuổ.i, Lạng Sơn) nói.
Sau khi đổ vỡ hôn nhân và sắp xếp lại cuộc sống, chị Phương đã kiên quyết nói không với 20 thói quen cũ, để thoát khỏi tình cảnh không có tiề.n tiết kiệm. Theo chị Phương, đây đều là những điều nhỏ nhặt, nhưng lại có tác dụng lớn trong công cuộc tiết kiệm, thậm chí giúp chị gom được đủ số tiề.n trả trước để mua một căn nhà. Với chị Phương, ngôi nhà này có ý nghĩa rất lớn. Nó là nơi giúp chị có thể ổn định cuộc sống và bắt đầu lại mọi thứ, đồng thời giúp chị xoá tan những vấn đề tiêu cực về mặt tinh thần.
01. Không uống trà sữa
“Tôi từng thích uống trà sữa vô cùng. Nhưng sau này, khi tính đến bài toán tiết kiệm, tôi mới thấy uống trà sữa quá tốn kém nên quyết định bỏ uống trà sữa đã 3 năm nay. Thay vào đó, mỗi lần ra ngoài mình thường sẽ mang theo trà hoặc nước ép tự chuẩn bị ở nhà. Hầu hết các loại đồ uống tự chuẩn bị đều rất ít đường, thậm chí không có đường nên giúp tôi khỏe mạnh hơn rất nhiều”, chị Phương chia sẻ.
02. Không ăn vặt nữa
Khi phân tích kỹ chi tiêu của mình, bạn sẽ biết rằng việc mua đồ ăn vặt thực sự rất tốn kém, và nó cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ.
03. Không mua quá nhiều son môi
Son là thứ mà bất cứ cô gái nào cũng thích và cần, Phương cũng không ngoại lệ.
“Tôi từng có rất nhiều thỏi son, nhưng sau khi phân loại, tôi thực sự không sử dụng nhiều đến thế. Tôi chỉ sử dụng một vài màu phổ biến mà tôi yêu thích nhất và tôi tin các cô gái khác cũng vậy”, chị Phương chia sẻ.
04. Không làm móng tay/chân nữa
Ngày nay, việc làm móng tay/chân trở nên phổ biến nhưng giá thành cho mỗi lần cũng không hề rẻ. Thông thường tốn từ khoảng 100.000 – 200.000 đồng (hoặc hơn) cho một bộ móng. Tuy việc sơn sửa móng tay/chân giúp bạn có một bộ móng xinh xắn hơn, nhưng về lâu dài lại khiến bạn bị phụ thuộc và bề mặt của móng mỏng hơn, yếu hơn.
“Vậy nên, tôi bắt đầu nuôi lại bộ móng tự nhiên. Hàng tháng chỉ cần cắt tỉa sạch sẽ là đủ khiến bàn tay/bàn chân đẹp một cách nhẹ nhàng và tự nhiên, lại tiết kiệm ít tiề.n rồi”, chị Phương nói.
05. Không cần nhuộm tóc nữa
“Tôi từng rất thích nhuộm tóc và muốn thử bất kỳ màu nào phổ biến. Sau này, tôi phát hiện ra rằng chất lượng tóc của tôi ngày càng kém, chưa kể còn tạo điều kiện để các chất độc hại từ hóa chất trong thuố.c nhuộm tóc sẽ xâm nhập vào cơ thể”, Phương sau cùng thừa nhận bản thân hiện tại thấy tóc đen tự nhiên trông đẹp nhất.
06. Không còn mua đồ ăn sẵn
Đồ ăn cầm đi có vẻ không đắt, vị ngon, đa dạng nhưng thường tốn rất nhiều tiề.n. Vậy nên, Phương cũng đã dừng thói quen này và tự nấu cho mình bữa ăn sạch sẽ, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
07. Không mua quần áo bừa bãi
Mua quá nhiều quần áo không chỉ lãng phí tiề.n bạc mà còn tăng thêm gánh nặng cho công việc nhà khi phải sắp xếp tủ quần áo mỗi khi chuyển mùa. Nhìn chung, quần áo không quan trọng về số lượng mà nên tập trung vào chất lượng.
08. Từ bỏ thói quen mua cốc
“Mua cốc là một thú vui nhưng bây giờ tôi thấy thật sự chẳng có ích gì khi ở nhà có quá nhiều cốc, khiến việc cất giữ trở thành gánh nặng. Chưa kể, tôi cũng tốn rất nhiều tiề.n cho thú vui vô nghĩa này”, Phương nhấn mạnh.
Video đang HOT
09. Không mua điện thoại theo xu hướng
Điện thoại di động được cập nhật nhanh đến mức bạn sẽ không bao giờ theo kịp. Đừng lãng phí tiề.n của bạn. Nếu điện thoại của bạn vẫn đang hoạt động tốt, hãy tiếp tục sử dụng. Nếu không mới cần nghĩ tới việc thay thế.
10. Không mua giày chỉ vì đẹp
Đừng mua giày vì vẻ ngoài của chúng, hãy mua chúng vì sự thoải mái của chúng. Dù đôi giày đẹp đến đâu thì cũng sẽ lãng phí tiề.n nếu mang không thoải mái.
11. Không còn mua sắm chỉ để được giảm giá
Thực chất, đây là 1 cái bẫy mà các siêu thị, trung tâm mua sắm tạo ra nhằm kích cầu tiêu dùng. Bạn sẽ thấy rằng những thứ bạn mua cùng nhau không phải là thứ bạn muốn và hầu hết bạn sẽ không dùng tới. Nếu như vậy, đó thực sự là một sự lãng phí tiề.n bạc.
12. Không tích trữ đồ
Tận dụng tối đa mọi thứ, đừng tích trữ quá nhiều thứ và chỉ mua khi bạn đã sử dụng hết.
13. Không đăng kí thẻ thành viên
“Điều này thực ra không cần thiết. Tôi đã từng đăng ký thành viên trên một số nền tảng để theo dõi các bộ phim truyền hình hoặc các ứng dụng chỉnh ảnh và phí được khấu trừ hàng tháng. Rồi cuối cùng nhận ra nó chẳng đem lại lợi ích gì”, Phương cho biết.
14. Không còn mua sắm tuỳ hứng
Lập danh sách mua sắm trước khi đi siêu thị. Đừng lãng phí tiề.n bằng cách đi loanh quanh và mua sắm ngẫu hứng. Bởi rất có thể, sau khi hết hứng, bạn sẽ chẳng biết mình nên làm gì với món đồ đó.
15. Không còn duy trì các mối quan hệ không cần thiết
Hãy dọn sạch vòng kết nối bạn bè của bạn. Có những người sẽ chỉ tiêu tốn tiề.n của và mang tới cảm giác tiêu cực. Việc chọn lọc 1 cách có chủ đích sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
16. Hạn chế đi taxi
“Đừng đi taxi ở bất cứ nơi nào có thể đến được bằng phương tiện công cộng. Nó quá đắt, nên bạn hãy cân nhắc thật kĩ nhé”, Phương đưa lời khuyên.
17. Hạn chế thanh toán bằng thẻ tín dụng
Đây là một phương thức thanh toán không đau . Nhưng phương thức thanh toán này sẽ khiến bạn nghiệ.n tiêu tiề.n một cách vô hình và khiến tiề.n bạc bị rò rỉ 1 cách dễ dàng.
18. Tránh tiêu dùng quá mức
Việc tiêu dùng phải nằm trong khả năng của mỗi người, thẻ tín dụng phải được hoàn trả đúng hạn để không bị tính phí. Lãi suất trả chậm của thẻ tín dụng là rất cao.
19. Ngừng xem livestream “chốt đơn”
Thói quen này khiến bạn dễ tiêu thụ một cách bốc đồng. Theo đó, bạn có thể xem nhưng hãy cân nhắc ít nhất 3 ngày trước khi quyết định mua 1 món đồ nào đó nhé.
20. Không mua đồ chơi bừa bãi cho con
Đồ chơi là thứ cần thiết đối với mỗi đứ.a tr.ẻ và bạn nên mua nó, nhưng đừng mua quá nhiều. Thay vào đó, khi có thời gian, hãy đưa con đến gần thiên nhiên và ngắm hoa, chim, cá, côn trùng… Chúng có ý nghĩa và tốt với con bạn hơn nhiều so với việc để chúng chơi đồ chơi hoặc xem ipad, tivi cả ngày.
“Có thể nói, tôi đang sống một cuộc sống hợp lý. Sau khi từ bỏ những điều này, tôi thấy cuộc sống dễ thở hơn, việc tiết kiệm ít tiề.n cũng trở nên dễ dàng hơn. Mọi thứ chứng minh thông qua sự đủ đầy trong cuộc sống về cả vật chất lẫn tinh thần của tôi ở thời điểm hiện tại”, Phương khẳng định.
6 thói quen tiết kiệm gây hại đến thân, đừng vì tiếc tiề.n mà lơ là với sức khoẻ
Không phải lúc nào tiết kiệm cũng tốt.
Tiết kiệm là một thói quen sống tốt, nhưng tằn tiện thì ngược lại. Có những thứ trong nhà sử dụng đã lâu hoặc bị hỏng nhưng lại không nỡ vứt đi mà tiếp tục dùng, lâu ngày sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây hại đến sức khỏe mà bạn không hề nhận ra.
Dưới đây là 6 thói quen tiết kiệm phổ biến nhưng không nên có, mọi người cần chú ý để tránh vì dễ ảnh hưởng đến bản thân mình.
1. Không thay giày cũ
Bên cạnh tính thời trang thì chức năng chính của giày là bảo vệ đôi chân. Khi mua giày, bạn nên chọn những đôi giày thoải mái, vừa vặn.
Sau một thời gian sử dụng, đôi giày nào cũng sẽ dần bị trầy xước, mòn hoặc bung đế, chưa kể bị mất phom qua những lần giặt sạch. Khi bạn đi giày cũ liên tục sẽ gây tổn thương cho đôi chân, thậm chí gây biến dạng chân nếu trong trường hợp nghiêm trọng.
Vì vậy, giày bị hỏng, bung đế hoặc rách thì nên sửa ngay nếu còn tận dụng được hoặc bỏ đi thay đôi mới. Đồng thời, khi mua giày đừng ham rẻ. Giày kém chất lượng sẽ khiến đôi chân bạn bị đau, nhức mỏi hơn.
2. Không thay lõi gối
Sau thời gian dài sử dụng, gối sẽ bị bám nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, tế bào chế.t, thậm chí là dầu nhờn tiết ra từ cơ thể chúng ta cũng như từ trong không khí bám vào. Lúc này, gối sẽ bị ố vàng, ẩm, trở thành môi trường lý tưởng cho mạt và vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng.
Lõi gối cũ cũng mất độ đàn hồi dẫn đến tư thế ngủ không đúng, gây đau cổ, vai và lưng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
Chưa kể việc tích tụ các chất bẩn và vi khuẩn trong lõi gối có thể gây ra mùi hôi khó chịu. Lõi gối bẩn lâu ngày cũng gây tổn thương cho da, trường hợp nặng bạn có thể bị viêm nhiễm dị ứng.
Do đó, vỏ gối cần được giặt khoảng 1-2 tuần/lần, còn lõi gối thì nên được thay mới định kỳ khoảng nửa năm - một năm/lần. Khi trời nắng, bạn cũng có thể phơi lõi gối để khử trùng và làm sạch.
3. Không bật máy hút mùi khi nấu ăn
Chức năng chính của máy hút mùi là giúp bạn xả khói trong nhà một cách nhanh chóng. Thế nhưng vì tiết kiệm chi phí, nhiều người không đầu tư hoặc không bật máy hút mùi thường xuyên mà chỉ mở cửa sổ khi nấu ăn.
Khi nấu ăn, các loại khí như carbon monoxide, nitrogen dioxide và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) từ quá trình đun nấu sẽ tích tụ trong không gian bếp. Nếu không bật máy hút mùi, các khí này không được lọc và thoát ra ngoài, có thể gây hại cho hệ hô hấp và làm tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến phổi.
Đặc biệt khi chiên, xào đồ ăn thì khói rất nặng và tạo ra nhiều hơi dầu mỡ. Các hạt dầu này sẽ bám vào tường, bếp và cả quần áo, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Điều này có thể gây dị ứng da và các vấn đề sức khỏe khác.
Vì vậy, chúng ta cần phải sửa thói quen này khi nấu ăn. Bạn cũng cần lưu ý không nên tắt máy ngay sau khi nấu mà phải tiếp tục bật khoảng 10 phút cho hết mùi và khói trong bếp để không khí cũng như không gian sạch sẽ hơn.
4. Không thay bọt biển rửa chén
Bọt biển rửa chén là món đồ được sử dụng thường xuyên nhưng nhiều người lại lơ là việc thay mới định kỳ.
Bọt biển là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển do tính chất ẩm ướt và thường xuyên tiếp xúc với thức ăn thừa, dầu mỡ. Nghiên cứu cho thấy bọt biển có thể chứa hàng triệu vi khuẩn, bao gồm cả những vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Salmonella và bám đầy chất bẩn.
Những vết bẩn này rất khó làm sạch, thậm chí dùng xà phòng rửa chén cũng không thể loại bỏ hoàn toàn. Thế nên nếu không thay thường xuyên thì việc tiếp tục dùng để rửa chén sẽ càng lây lan vi khuẩn và gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
1 miếng bọt biển không hề đắt, đừng vì tiết kiệm mà sử dụng đến nhàu nát, cũ rách mới thay. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên thay bọt biển rửa chén thường xuyên, lý tưởng là 1 tháng/lần tùy theo tần suất rửa chén. Việc này giúp tránh tích tụ vi khuẩn, giữ cho chén dĩa và nhà bếp luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả gia đình.
5. Ăn trái cây hỏng, mốc
Trái cây ở nhà không được ăn kịp thời thì theo thời gian sẽ bị mốc từng phần. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thấy bình thường, luôn nghĩ rằng có thể né những phần bị mốc và tiếp tục ăn phần còn lại.
Nếu bạn cũng có thói quen này thì phải bỏ ngay. Nấm mốc không chỉ xuất hiện ở bề mặt trái cây mà có thể lan sâu vào bên trong mà mắt thường không thấy được. Nấm mốc sản sinh ra mycotoxin, một loại chất độc có thể gây ngộ độc thực phẩm, buồn nôn, đau bụng và thậm chí các vấn đề nghiêm trọng hơn như tổn thương gan, thận.
Một số loại nấm mốc còn sinh ra chất aflatoxin là tác nhân có khả năng gây ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Dù chỉ ăn một phần nhỏ trái cây bị mốc, cơ thể vẫn có thể tiếp nhận một lượng độc tố nhất định, tích tụ lâu dài và gây hại.
Mặt khác, khi trái cây bị mốc, sẽ không chỉ có nấm mốc mà còn có nhiều loại vi khuẩn khác sinh sôi, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm.
6. Không thay đũa hàng năm
Những chiếc đũa gỗ quanh năm không được thay thế có thể bị mốc đen. Nguyên nhân chủ yếu là do bạn sử dụng và vệ sinh không đúng cách. Đũa gỗ phải được phơi khô dưới nắng càng sớm càng tốt sau khi sử dụng, còn nếu đặt trực tiếp vào hộp đựng, đũa sẽ dần hư hỏng vì ẩm ướt, sinh nấm mốc.
Sử dụng những chiếc đũa như vậy chính là bạn đang trực tiếp đưa nấm mốc, vi khuẩn vào cơ thể. Do đó, mọi người nên hình thành thói quen thay đũa gỗ thường xuyên để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Tôi chân thành khuyên bạn bỏ ngay 6 cách tiết kiệm ngược này: Nó chỉ khiến nhà bạn ngày càng nghèo đi Không phải mọi thói quen tiết kiệm đều tốt. Có những cách tiết kiệm vô ích sẽ ngày càng làm hao mòn ví tiề.n của bạn. 1/ Mua nhiều đồ để được nhận mã giảm giá Mặc dù nhìn bề ngoài thì bạn mua được đồ với mức giá rẻ hơn, nhưng gộp lại tổng hoá đơn thì cho thấy bạn đang chi...