Tính “tiết kiệm vô ích” của mẹ chồng khiến tôi không thể chịu nổi, cả gia đình nhiều lần cãi vã
Sống với mẹ chồng thực sự đã dạy tôi “ý nghĩa của việc tiết kiệm”.
Tất nhiên, tiết kiệm là một điều tốt cần được duy trì thành thói quen, nhưng nếu nó quá mức và thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn cần phải suy nghĩ kỹ về điều đó.
Hôm nay tôi sẽ nói về thói quen “tiết kiệm” của mẹ chồng khiến cả nhà tôi gặp nhiều phen “dở khóc dở cười”.
01. “ Fan cuồng” của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
Mẹ chồng tôi là một người điển hình!
Bình thường, mẹ tôi sẽ không bao giờ chịu bỏ tiề.n ra để ăn một món ngon đắt tiề.n, được làm từ nhiều thứ quý giá, tốt cho sức khỏe nhưng lại sẵn sàng chi hàng triệu đồng để mua thực phẩm chức năng.
Hỏi lý do tại sao thì mẹ tôi luôn nói: “Mẹ thấy họ giới thiệu thành phần của hộp thuố.c này rất tốt, uống vào sẽ không lo bệnh tật hay đau nhức xương khớp. Chưa hết, họ còn tặng thêm cho mẹ ít trái cây. Nếu không mua chẳng phải lãng phí lắm sao?”.
Tôi nghĩ, thực chất, đây không phải là tằn tiện, rõ ràng là mẹ tôi đang bị lừa mà không biết đó thôi.
02. Cố chấp cả với đồ ăn/hoa quả đã hỏng
Mẹ chồng tôi luôn ngại ăn trái cây tươi bà mua về nhà. Phải để đến lúc sắp hỏng mới vội lấy ra, cắt bỏ những phần dở, cắt thành từng miếng cho mọi người ăn. Sau nhiều lần, tôi không nhịn được nữa và lén vứt trái cây đó đi mỗi khi nhận thấy trái cây đó có dấu hiệu hư hỏng.
03. Luôn ăn đồ thừa
Cách vứt đồ thừa của mẹ chồng tôi cũng vô cùng độc đáo.
Nếu nhà còn cơm dư trong hai ngày, bà sẽ mang cơm xào với một ít trứng, hành lá và cà rốt. Bà cho rằng, cơm có mùi thiu nhẹ cũng sẽ không còn mùi và trở nên thơm ngon trở lại.
Video đang HOT
Tuy vậy, lần đó đã khiến cả gia đình chúng tôi đau bụng! Số tiề.n đi bệnh viện nhiều gấp mấy lần số tiề.n tiết kiệm được từ thực phẩm trong khi sức khỏe của cả gia đình lại bị ảnh hưởng theo.
04. Bệnh nhẹ trở thành bệnh nặng
Mẹ chồng tôi cũng có tật xấu là không đi khám thường xuyên hoặc khi gặp những căn bệnh nhẹ. Ví dụ, một cơn ho kéo dài cả năm trời nói mãi cũng không chịu đến bệnh viện.
Mẹ tôi không hề cảm thấy hoảng sợ cho đến khi bà ho ra má.u. Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện mẹ tôi có u ở phổi. Bây giờ mẹ tôi hối hận vô cùng vì đã không đi kiểm tra sớm hơn.
Vì vậy, nếu người già có vấn đề thì nhất định phải đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
05. Bậc thầy tích trữ trở thành bậc thầy “vứt đồ”
Khi Tết đến gần, mẹ chồng tôi luôn hào hứng tích trữ rất nhiều rau vì nói rẻ và ngon. Kết quả là Tết đã qua mà rau vẫn còn rất nhiều, trong đó nhiều loại đã hư hỏng. Tôi cảm thấy thật xó.t x.a khi nhìn thấy đống rau thối đó bị vứt đi.
Vậy, tiết kiệm ở đâu trong việc này? Rõ ràng là vô cùng lãng phí!
06. Sử dụng đồ gia dụng không đúng cách
Mẹ chồng tôi không bao giờ đọc hướng dẫn hay hỏi ý kiến ai khi sử dụng đồ gia dụng. Vậy là đã rất nhiều lần, nhà tôi khi thì máy xay sinh tố bị kẹt, ngăn hấp của nồi cơm điện bị cháy thành từng mảnh, các dụng cụ bằng kim loại đặt trong lò vi sóng phát ra tia lửa điện… Chúng tôi sợ chế.t khiếp!
07. Luôn thích dùng điện thoại trong bóng tối
Vợ chồng tôi thường xuyên nhắc mẹ mỗi khi nhìn vào điện thoại di động phải bật đèn, nhưng bà không nghe! Chỉ sau 1 thời gian, bà liền bị bệnh tăng nhãn áp và loạn thị. Tôi ngay lập tức phải nhỏ mắt và cho bà uống thuố.c hàng ngày. Những gia đình nào đang sống cùng người cao tuổ.i nhất định phải lưu ý điều này nhé!
08. Đam mê “săn” đồ rẻ ở siêu thị
Mỗi buổi sáng khi siêu thị mở cửa hay vào buổi tối trước giờ đóng cửa, không khó để tôi nhìn thấy dáng vẻ hoạt bát của mẹ chồng lúc bà đang tất bật chọn các loại đồ ăn được khuyến mãi.
Tôi thường cãi nhau với người khác vì thói tranh giành đồ của mẹ. Mẹ chồng tôi nhiều khi vì muốn tiết kiệm mà sợ người khác lấy mất, nên phải như vậy. Tôi hiểu cho bà nhưng cũng rất lo lắng khi không may bà bị người khác xô đẩy, ngã xuống thì rất nguy hiểm.
09. Quần áo mới trở thành “đồ cổ”
Mẹ tôi luôn ngại mặc những bộ quần áo mới mua, phải đợi đến những sự kiện lớn như đám cưới, đi du lịch hay lễ kỉ niệm…, bà mới mặc ra ngoài… Còn lại, bà thường mặc quần áo cũ từ 7, 8 năm trước.
Cứ thế, đầy ắp những món đồ mới tinh luôn bị bà vứt đầy nơi xó tủ còn quần áo hay mặc lại sờn rách khắp nơi.
10. “Tái sử dụng” nước giặt
Mẹ chồng tôi thích giặt quần áo bằng tay vì bà cho rằng máy giặt tiêu tốn nước và điện, còn nước giặt tay có thể tiết kiệm để xả bồn cầu…
Đôi khi nó bị ôi thiu trong vài ngày và sinh ra vi khuẩn, điều này không thể chịu nổi, đặc biệt là vào mùa hè! Cả gia đình tôi đều khốn khổ vì điều đó. Sau đó, chúng tôi phải tìm cách nói chuyện với mẹ chồng thay đổi thói quen này. Thật may, bây giờ mọi thứ đã tốt hơn nhiều rồi.
Nhưng tôi vẫn tin rằng, khi sống chung với người lớn tuổ.i, mọi người thực sự cần phải chú ý đến cách thức, hành động và lời nói của mình. Chúng ta không thể làm một cách ép buộc mà phải hướng dẫn, thay đổi suy nghĩ của họ. Chỉ bằng cách này, mọi người mới có thể sống một cuộc sống thoải mái hơn mà vẫn vui vẻ với mẹ chồng. Suy cho cùng, bà tiết kiệm cũng chỉ bởi muốn tốt cho gia đình.
Quy tắc "3 không" khi chọn nồi cho bếp từ: Nhiều người ước biết sớm hơn để tiết kiệm được mớ tiề.n
Chọn đúng loại nồi, chảo sẽ giúp bếp từ hoạt động vừa hiệu quả lại tiết kiệm.
Ngày nay, nhắc tới các loại bếp hỗ trợ đắc lực cho công việc nấu nướng của các gia đình, không thể không bỏ qua cái tên bếp từ. So với bếp ga, bếp từ được đán.h giá hiện đại hơn, hình thức sạch sẽ, gọn nhẹ, nhiều mẫu mã đa dạng. Bếp từ cũng được đán.h giá giúp tiết kiệm điện năng, thuận tiện sử dụng hơn.
Về cơ bản, thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng từ tính. Khi người dùng khởi động bếp thông qua nút bấm cảm ứng, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng, đặt dưới mặt kính bếp. Đồng thời lúc này dòng từ trường sẽ được sinh ra trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp. Các yếu tố kết hợp lại với nhau, đưa nhiệt độ làm nóng đáy nồi rồi làm chín thức ăn nấu.
Mang nhiều ưu điểm tuy nhiên có một nhược điểm lớn của bếp từ cũng được nhiều người dùng chỉ ra, đó là: Bếp từ là loại bếp "kén nồi". Cụ thể, không phải loại nồi, xoong hay chảo nào cũng có thể đặt lên và đun nấu hiệu quả với bếp từ.
Không phải loại nồi nào cũng phù hợp để dùng cho bếp từ
Dưới đây là quy tắc "3 không" cần tránh khi chọn nồi, xoong, chảo cho bếp từ. Việc lựa chọn đúng sẽ giúp bếp hoạt động tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm cho gia chủ.
1. Chọn nồi chất liệu không phù hợp
Chất liệu của các loại nồi, xoong, chảo là một trong những tiêu chí quan trọng nhất người dùng cần lưu ý. Như đã giải thích, bếp từ hoạt động theo nguyên lý truyền, dẫn nhiệt nên các loại xoong nồi cần được làm bằng những chất liệu có tính chất, đặc điểm dẫn nhiệt tốt. Từ đó có thể đảm bảo bếp từ hoạt động hiệu quả nhất.
Không nên sử dụng các loại xoong nồi làm bằng thủy tinh, sứ hay nhôm... Thay vào đó, hãy ưu tiên các chất liệu như inox, gang, sắt, thép không gỉ... Những chất liệu này có khả năng nhiễm từ và hấp thụ nhiệt tốt, giúp tiết kiệm năng lượng và đạt hiệu quả cao hơn khi nấu nướng.
2. Chọn nồi không đúng loại
Ở các loại nồi, xoong, chảo dùng riêng cho bếp từ và phù hợp để dùng bếp từ, dưới đáy nồi thường sẽ có ký hiệu về chủng loại. Người dùng có thể kiểm tra ký hiệu này để mua được đúng, tránh chọn sai loại, vô tình dẫn tới "mất tiề.n oan".
Hãy lật phần đáy nồi, xoong, chảo lên, nếu thấy có ký hiệu cuộn dây điện trở như hình ảnh, tức là sản phẩm hoàn toàn phù hợp để dùng trên bếp từ. Nếu không có, hãy thử hỏi ý kiến của người bán hàng, các đại lý phân phối, và xem xét kỹ và chất liệu của đồ dùng như điều 1.
3. Chọn nồi không vừa với bếp
Nhiều người dùng gặp phải trường hợp khi đi mua nồi, xoong, chảo cho bếp từ song lại vô tình quên mất kích thước của vùng nấu bếp nhà mình. Việc này dẫn tới có thể mua phải các loại nồi quá lớn hoặc quá nhỏ, khi nấu không khớp với vùng nấu.
Nồi quá to sẽ khiến thức ăn không được chín đều, còn nồi quá nhỏ lại gây lãng phí điện năng và tiề.n của gia chủ. Thông thường, mỗi vùng nấu trên bếp sẽ có những vòng tròn khác nhau, dao động đường kính trong khoảng từ 10 - 26cm. Vì thế, người dùng hãy kiểm tra kỹ kích thước cụ thể của các vùng nấu bếp từ nhà mình. Sau đó mới tiến hành chọn nồi, xoong, chảo có đường kính đáy vừa vặn với con số của đường kính của vùng bếp nấu đó.
Bên cạnh tuân thủ quy tắc 3 không như trên khi chọn nồi, xoong, chảo cho bếp từ, người dùng cũng nên ưu tiên lựa chọn các loại nồi đến từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các loại nồi, xoong, chảo này được làm từ thành phần nguyên liệu rõ ràng, đặc biệt là các loại có lớp chống dính, đảm bảo không thôi ra các chất gây hại, ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Cách tiết kiệm của gia đình 3 người ở Hà Nội: Tăng xin giảm mua, kết quả 1 tháng chỉ 2 triệu tiề.n ăn! Tiết kiệm đến mức này đúng là không phải ai cũng làm được. Với nhiều người độc thân, 2 triệu có khi còn chẳng đủ ăn trong 2 tuần, chứ nói gì tới việc ăn cả tháng, lại còn cho hẳn 3 người? Câu chuyện tưởng chừng vô lý này hóa ra là có thật! Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ...