Thay đổi lối sống và chế độ ăn như thế nào để ngừa ung thư?
1/3 số bệnh ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và cùng với điều trị chăm sóc hỗ trợ sẽ làm tăng chất lượng sống cho 1/3 số bệnh nhân ung thư còn lại.
Hơn 100.000 người Việt chết vì ung thư mỗi năm
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến những phần khác trong cơ thể.
Bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng. Theo Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, tại Việt Nam, ung thư mắc mới tăng từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020.
Mỗi năm ở Việt Nam cũng có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày. WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1).
Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi. Phần lớn ung thư đều có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết người bị bệnh ung thư ở Việt Nam đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho rằng, hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 15 loại ung thư; 20% các ca ung thư liên quan đến bệnh truyền nhiễm; ăn uống không lành mạnh gây ra 1/3 gánh nặng ung thư; đáng sợ hơn nữa là các yếu tố nguy cơ ung thư do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của con người bắt tay nhau để hủy hoại cơ thể.
40% ung thư có thể phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh
Video đang HOT
40% ung thư ở mọi giới, mọi lứa tuổi có thể phòng ngừa nếu mọi người theo lối sống lành mạnh.
Theo đó, để phòng bệnh, các chuyên gia y tế trong và ngoài nước khuyến cáo cộng đồng cần chủ động bảo vệ bản thân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể, trong ăn uống cần ưu tiên cho dinh dưỡng thực vật gồm các loại rau, trái tươi, hạt, củ, đậu nguyên hạt.
Thực vật nên chiếm ít nhất một nửa trong khẩu phần bữa ăn bởi thực vật chứa ít chất béo, nhiều chất xơ và nhiều chất kháng ung thư. Phần còn lại dành cho cá, thịt, trứng và thức ăn từ sữa, tuy nhiên nên dùng ít thịt bởi nó chứa nhiều chất béo gây ung thư.
Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp kích hoạt miễn dịch, đưa chất dinh dưỡng khắp cơ thể, rửa sạch chất độc nhưng cần tránh các loại giải khát có đường.
Rau trái có màu đậm, sáng, tỏi, gừng, bột cà ri là nhóm thức ăn có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó giúp phòng tránh ung thư hiệu quả.
Nên lựa chọn cá, thịt gà nhiều hơn các loại thịt đỏ như bò, heo, cừu. Dùng dầu thực vật, giảm ăn các món chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, đồ muối xổi.
Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia; chú ý ngủ sớm, ngủ đủ giấc; tăng cường vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư cho cơ thể.
Những người có "2 xấu" trong ăn uống và "3 xấu" trong sinh hoạt thường có tỷ lệ mắc ung thư rất cao
Ung thư xuất hiện thường phụ thuộc vào lối sống và thói quen sinh hoạt của chúng ta, nếu có 2 thói quen xấu trong ăn uống và 3 thói quen xấu trong sinh hoạt này, tỷ lệ mắc ung thư của bạn rất cao.
Ngày nay, ung thư dườn như đã trở thành một căn bệnh khá phổ biến, nó xuất hiện ở nhiều độ tuổi, giới tính khác nhau và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Ung thư không tự nhiên mà xuất hiện, nó có thể bắt nguồn từ việc di truyền qua gen nhưng thông thường nó bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ của con người.
Những người có "2 xấu" trong ăn uống, "3 xấu" trong sinh hoạt này thường có tỷ lệ mắc ung thư rất cao, thử kiểm tra xem bạn có nguy cơ hay không.
1. Thường xuyên ăn uống đồ quá nóng
Ăn đồ quá nóng tuy là sở thích của một số người bởi suy nghĩ thức ăn ăn khi còn nóng hổi là ngon nhất, giúp làm ấm bụng, nhưng nó cũng là một thói quen ăn uống không tốt. Thực tế, khi nhiệt độ quá cao (trên 65 độ C) sẽ làm ảnh hưởng đến khoang miệng và thực quản, gây kích thích và dễ làm tổn thương ác tính ở tế bào mô tại chỗ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã khẳng định, việc thường xuyên ăn uống đồ ăn quá nóng trên 65 độ C sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản ở con người.
2. Ăn quá nhiều thịt, ít rau quả
Những người ăn thịt thường xuyên, ít ăn rau sẽ không chỉ dễ bị tăng cân mà đôi khi còn gây ra nhiều bệnh khác nhau, điển hình nhất là làm tăng nguy cơ ung thư tuyến, phổ biến nhất là ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Bởi khi bạn ăn thịt quá nhiều và rau ít thường xuyên, chất xơ trong thực phẩm của bạn sẽ không đủ để giúp hệ tiêu hóa quét sạch các chất bã bên trong đường ruột do thịt và các thức ăn khác tạo nên, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể và làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
3. Ít vận động, ngồi trong thời gian dài
Có thể thấy trong cuộc sống, thể lực chung của những người lâu ngày không tập thể dục sẽ bị giảm sút đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại, sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm đi đáng kể.
Những người này khó có thể chống lại bệnh tật. Dù việc không tập thể dục trong thời gian dài không trực tiếp gây ra ung thư, nhưng sau khi chức năng miễn dịch bị suy giảm, nguy cơ bị ung thư tấn công sẽ tăng lên, và nó sẽ rất khó khăn trong việc điều trị sau khi đã bị ung thư tấn công.
4. Thức khuya
Thức khuya có thể nói là một trong những yếu tố dễ gây ung thư, vì nó ảnh hưởng đến chức năng nội tiết của con người. Về đêm cơ thể con người tiết ra melatonin, đây là chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhưng nếu thức khuya lâu ngày sẽ làm quá trình tiết ra chất này không được bình thường.
Thiết melatonin trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Về lâu dài, việc thức khuya trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến gen, ức chế khối u trong cơ thể, từ đó sinh ra proto-oncogene (tiền gen sinh ung) tiếp tục kích thích ung thư tế bào.
5. Hút thuốc và uống rượu
Thuốc lá và rượu là những chất gây ung thư phổ biến đã được WHO liệt vào danh sách đen. Thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khoang miệng và phổi, làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng và ung thư phổi. Rượu bia dễ làm tổn thương tế bào gan và là thủ phạm chính dẫn đến ung thư gan.
Vì sao có người mới 30 đã già nua, nhưng có những người 50 tuổi vẫn trẻ trung, khỏe khoắn? Thì ra tất cả đều phụ thuộc vào những món ăn này! Bên cạnh sự ảnh hưởng bởi gen, tốc độ lão hóa còn liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của chính bạn. Phụ nữ thường sợ sự lão hóa sẽ khiến mình già nua, xấu xí nhưng thực tế hậu quả của quá trình lão hóa còn nguy hiểm hơn cả thế. Theo trung tâm y...