Thay đổi để tái lập ‘Hành tinh Xanh’
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2021 là dịp để các nhà lãnh đạo công bố những gì sẽ thay đổi cách mà tất cả chúng ta đang sống, như người đứng đầu diễn đàn Klaus Schwab gọi là “Sự tái lập vĩ đại”.
Ông Klaus Schwab – Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Ảnh: THX/TTXVN
“Chúng ta chỉ có một hành tinh và chúng ta biết rằng biến đổi khí hậu có thể là một thảm họa toàn cầu tiếp theo với những hậu quả còn nặng nề hơn nhiều đối với nhân loại. Chúng ta cần phải khử carbon cho nền kinh tế trong khoảng thời gian ngắn và đưa suy nghĩ cũng như hành động của chúng ta trở lại hòa hợp với thiên nhiên”. Chủ tịch WEF Schwab nói về chương trình nghị sự tháng 1/2021 như vậy.
Có thể nói chính thực tế rằng thách thức về biến đổi khí hậu đang trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh cả thế giới phải gồng mình ứng phó với đại dịch COVID-19 đã khiến lãnh đạo nhiều nước và tổ chức tận dụng hội nghị trực tuyến WEF năm nay để đưa ra những lời kêu gọi khẩn thiết về chống biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đánh giá thế giới đã nói rất nhiều về mối quan hệ giữa mất đa dạng sinh học và đại dịch COVID-19 và giờ là lúc phải chuyển sang hành động.
Trong phát biểu trước Diễn đàn Davos, bà von der Leyen đã đưa tất cả đến một ngôi làng xa xôi ở Guinea. Ở đó, có hình ảnh một cậu bé chơi bên cạnh một cái cây rỗng do bị dơi phá hoại. Các loài động vật đã bị đẩy sát về phía ngôi làng, vì 80% diện tích rừng trong khu vực đã bị phá hủy. Chủ tịch EC nêu rõ: “Chúng ta không biết chính xác những gì đã xảy ra ở đó. Nhưng những gì chúng ta biết là cậu bé bị ốm nặng và qua đời sau đó ít lâu, chị gái và người mẹ đang mang thai của cậu cũng vậy”.
Cậu bé được cho là nạn nhân đầu tiên của một trong những đợt bùng phát tồi tệ nhất của dịch Ebola ở châu Phi, đại dịch mà hậu quả của nó trên khắp châu Phi và thế giới là hết sức thảm khốc.
Video đang HOT
Từ dịch Ebola đến COVID-19, bà von der Leyen nhấn mạnh thế giới phải học hỏi từ cuộc khủng hoảng y tế lịch sử này, phải thay đổi cách sống và cách kinh doanh để có thể giữ được những gì đáng trân trọng và yêu quý. Thông điệp của nhà lãnh đạo EC rất rõ ràng: Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng và thiên nhiên tiếp tục biến mất, loài người sẽ chứng kiến nhiều thảm họa thiên nhiên và bệnh truyền nhiễm từ động vật. Nếu chúng ta không khẩn trương hành động để bảo vệ thiên nhiên, đại dịch tiếp theo sẽ đến gần.
Hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu phụ thuộc vào đa dạng sinh học và hệ sinh thái – từ thực phẩm đến du lịch. Trong Báo cáo rủi ro toàn cầu mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới, 5 rủi ro toàn cầu hàng đầu đều liên quan đến yếu tố môi trường. Gần ba phần tư bề mặt Trái Đất đã bị thay đổi và con người đang phải chứng kiến những biến động trong cuộc sống hằng ngày: thiên nhiên bị tàn phá và các loài động vật hoang dã ngày càng giảm, nhiệt độ Trái Đất tăng và thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn.
Khi nền kinh tế toàn cầu đang quay cuồng vì đại dịch, hầu hết các quốc gia đều phải tung ra các chương trình kích thích nhằm phục hồi việc làm. Có thể thấy rằng EU đang tiến về phía trước với sáng kiến Thỏa thuận Xanh, với việc đưa ra một khuôn khổ để thực hiện “khử carbon nền kinh tế” và thúc đẩy phần còn lại của thế giới làm theo.
Bà von der Leyen cho biết Luật khí hậu châu Âu đầu tiên hy vọng sẽ sớm có hiệu lực. EU đã thống nhất mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 55% vào năm 2030. Luật này được đưa ra để giúp EU đạt được mục tiêu từ năng lượng tái tạo đến kinh doanh khí thải, từ hydro sạch đến nền kinh tế tuần hoàn.
Khối đã dành 37% của Kế hoạch phục hồi 750 tỷ euros cho Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Tuy nhiên, lãnh đạo EC cũng cho rằng chỉ trông chờ vào tài trợ công sẽ là không đủ, bởi mọi người đều phải có trách nhiệm và tất cả phải cùng chia sẻ một cách công bằng. Bà von der Leyen kêu gọi ủng hộ mạnh mẽ văn hóa quản trị doanh nghiệp bền vững đang ngày càng phát triển.
Tại Diễn đàn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết nước này tiếp tục thúc đẩy phát triển bền vững và Trung Quốc sẽ thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững bằng cách chuyển đổi và cải thiện cấu trúc công nghiệp và sự kết hợp năng lượng với tốc độ nhanh hơn, thúc đẩy cách sống và sản xuất xanh, ít carbon.
Ông Tập Cận Bình đã công bố mục tiêu của Trung Quốc là giảm phát thải carbon dioxide trước năm 2030 và đạt được mức độ cân bằng carbon trước năm 2060. Theo ông, Trung Quốc làm điều này như một hành động cụ thể để duy trì chủ nghĩa đa phương và góp phần bảo vệ ngôi nhà chung và thực hiện sự phát triển bền vững vì nhân loại.
Có thể nói biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định môi trường sống của con người. Vì vậy, tăng trưởng xanh và sự phát triển bền vững phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.Cùng với chủ đề khí hậu, môi trường và phát triển bền vững, tại Diễn đàn Davos, các diễn giả đã thảo luận về vấn đề gia tăng bất bình đẳng, đang bị khoét sâu hố ngăn cách do đại dịch.
Từ Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đến cả Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều đưa ra các cảnh báo về những rủi ro gây ra bởi khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất.
Chủ đề này đã được nhắc nhiều tại các hội nghị trước, nhưng đại dịch COVID-19 thậm chí còn khiến bất bình đẳng được đặt vào trung tâm của các mối quan tâm. Trong một chuyên mục được xuất bản trên trang web “The Project Syndicate” giữa tháng 1, người sáng lập Diễn đàn Davos, Klaus Schwab, kêu gọi “suy nghĩ lại về chủ nghĩa tư bản” trong bối cảnh đại dịch đã càng làm “trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng”.
Đối với những người nghèo nhất thì tình trạng càng tồi tệ bởi theo ước tính, khoảng 200 triệu đến 500 triệu người nữa có thể rơi vào cảnh nghèo đói vào năm 2020. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, do các trường học phải đóng cửa, đại dịch có nguy cơ xóa sổ những tiến bộ đạt được trên thế giới trong 20 năm qua trong việc giáo dục trẻ em gái. Về mặt việc làm, 103 quốc gia đã phải đối mặt với đại dịch khi mà một phần ba số người lao động không có bất kỳ sự bảo vệ hoặc các quyền lao động khác.
Bất bình đẳng thu nhập sẽ càng gia tăng mạnh do hậu quả của đại dịch. Tờ Financial Times kêu gọi “cải cách triệt để” để đảo ngược “các định hướng chính trị thống trị trong 40 năm qua”, với lập luận ủng hộ việc phân phối lại và áp dụng thu nhập cơ bản.
Phát biểu tại Diễn đàn, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định điều quan trọng là phải chuyển từ tuyên bố chung chung sang hành động khi muốn giảm bất bình đẳng xã hội và kinh tế. Ông nói thêm mỗi người phải có một môi trường thoải mái để sống, nhờ vào cơ sở hạ tầng đầy đủ và các quốc gia nên tập trung vào việc xây dựng “một nền kinh tế không coi con người là phương tiện mà đặt họ làm trung tâm”.
Các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế trên khắp thế giới đang sử dụng những thuật ngữ như “Tái thiết vĩ đại” cùng lời kêu gọi “xây dựng trở lại một thế giới tốt đẹp hơn”. Tại WEF năm nay, nhiều ý kiến thừa nhận rằng toàn thế giới đang phải đối mặt với một loạt thách thức. Nhưng con người có thể hóa giải chúng với điều kiện tất cả cùng đoàn kết và hợp tác, những yếu tố này sẽ tạo ra nguồn sức mạnh để cộng đồng quốc tế có thể “tái lập” thế giới tốt đẹp hơn.
Australia chỉ trích Trung Quốc 'nói không đi đôi với làm'
Bộ trưởng Tài chính Australia cho rằng phát biểu "nước mạnh không bắt nạt nước yếu" của ông Tập không nhất quán với hành động của Trung Quốc.
"Chúng ta đồng ý với quan điểm rằng nước lớn không nên 'ỷ mạnh hiếp yếu', nhưng dường như có sự thiếu nhất quán giữa lời nói và hành động của Trung Quốc", Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg hôm nay nói với các phóng viên.
Frydenberg đưa ra tuyên bố này khi nhận xét về bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra theo hình thức trực tuyến hôm 25/1 ở Davos, Thụy Sĩ. Trong bài phát biểu, Chủ tịch Trung Quốc nói rằng quan hệ giữa các nước nên điều chỉnh bằng quy tắc và thể chế, chứ không phải quyền lực.
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu qua hội nghị video tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2021. Ảnh: Xinhua.
"Kẻ mạnh không nên bắt nạt kẻ yếu. Quyết định không nên được đưa ra chỉ bằng cách phô diễn sức mạnh cơ bắp hay nắm đấm", ông Tập nói, kêu gọi các quốc gia nên tôn trọng sự khác biệt lẫn nhau, không cố áp đặt ý chí của mình lên quốc gia nhỏ hơn.
Bộ trưởng Tài chính Australia cho rằng lời nói của ông Tập không phù hợp với những hành vi "chèn ép kinh tế" mà Trung Quốc áp đặt lên Australia. "Thực tế là Australia đang bị đối xử bất công trong một số vấn đề thương mại", ông nói.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra "rơi tự do" suốt năm qua, khi hai bên liên tục khẩu chiến về các vấn đề nguồn gốc Covid-19, kinh tế và thương mại.
Trung Quốc đã đánh thuế nhập khẩu hàng tỷ USD với hơn 10 sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Australia, bao gồm lúa mạch, thịt bò, than đá, đồng, gỗ và rượu. Bắc Kinh cũng công bố hồ sơ nêu 14 sự việc "đầu độc" mối quan hệ hai nước, trong đó có việc Australia kêu gọi điều tra nguồn gốc Covid-19 và cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G.
EU hối thúc Mỹ hợp tác kiểm soát các tập đoàn công nghệ khổng lồ Chủ tịch EC kêu gọi Mỹ cùng EU tạo ra bộ quy tắc kinh tế kỹ thuật số có giá trị trên toàn thế giới bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cũng như đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạ tầng quan trọng. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen. (Ảnh: THX/TTXVN) Ngày 26/1, Chủ tịch Ủy ban châu...