Thầy cô thay đổi đề dạy tốt, học tốt, xây dựng trường học hạnh phúc
Thầy cô thay đổi để cả thầy và trò cũng đến trường, cảm nhận được những điều hạnh phúc – nhà giáo Lê Thị Phương Dung, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Đinh, chia sẻ.
Giờ học tiếng Anh của HS nhà trường (ảnh trong bài chụp thời điểm chưa giãn cách_
Thay đổi để tốt đẹp hơn
Nằm ở trung tâm Tp Nam Định, Trường THPT Nguyễn Khuyến là một trong những điểm sáng của phong trào dạy tốt – học tốt. Ở mái trường này các thầy cô giáo cũng động viên nhau thay đổi để hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Để cả giáo viên và học sinh đến trường đều cảm nhận được mái ấm hạnh phúc, trường học là nơi dạy chữ- rèn người, nâng bước các em học sinh đến những bến bờ vinh quang.
Nhà giáo Lê Thị Phương Dung cho biết: Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện tốt các cuộc vận động lớn” Đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức , phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động ” Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đực, tự học, sáng tạo”. Phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy học” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã mang lại hiệu quả ở tất cả các mặt hoạt động.
Một buổi ngoại khóa, học sinh dược nghe cô giáo nói về truyền thống giáo dục Nam Định
Vận dụng phối hợp, linh hoạt, hiệu quả các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực (dạy học theo dự án, … và các phương pháp dạy học tích cực khác) phù hợp với đối tượng, điều kiện dạy học cụ thể từng lớp; đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy và học. – cô Lê Thị Phương Dung
Nhà trường và các đoàn thể, tổ chức trong trường có ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động, đôn đốc theo dõi, tác động từng đợt thi đua có các hoạt động thiết thực thúc đẩy phong trào. Các đợt thi đua lớn trong năm học mà trọng tâm là thi đua Dạy tốt, Học tốt… Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh giỏi, chất lượng đại trà thông qua các kỳ thi, kiểm tra và được đánh giá công bằng, khách quan.
Thay đổi để hướng đến dạy tốt – học tốt hơn, các thầy cô giáo đều chủ động xây dựng phương pháp, hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh.Các thầy cô luôn tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc; Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Cô Lê Thị Phương Dung, chia sẻ thêm: Việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và dạy học theo chủ đề. Trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề, soạn giảng theo tinh thần đổi mới, chú trọng dạy học tích hợp, dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối.
Đ ổi mới dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá
Cô Lê Thị Phương Dung cho biết: Ở Trường THPT Nguyễn Khuyến, ngay từ đầu các năm học, nhà trường tổ chức phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo viên dựa trên các tiêu chí sau: Mặt bằng lao động; Năng lực chuyên môn và nguyện vọng của giáo viên. Quy trình tổ chức phân công: Giáo viên đề xuất nguyên vọng; Tổ phân công và thảo luận tại tổ; Ban Giám hiệu duyệt. Việc phân công giáo viên bảo đảm tính khoa học, công bằng.
Nhà trường xây dựng khung chương trình cho các môn học, tổ trưởng lập kế hoạch hoạt động chuyên môn cho tổ trước tháng 10. Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Xây dựng kế hoạch dạy học và triển khai thực hiện theo Khung kế hoạch dạy học theo quy định của Sở, thực hiện giảng dạy các môn theo Hướng dẫn giảng dạy bộ môn.
Các thầy cô luôn đồng hành với học sinh để cùng thay đổi hướng đến những điều tốt đẹp hơn
Video đang HOT
Cô Dung cho biết, việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực (dạy học theo định hướng STEM, nhân rộng mô hình về giáo dục STEM, ngày hội STEM, dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh…) đã phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia các diễn đàn (online hoặc offline) chuyên môn để tăng cường giao lưu, hợp tác không ngừng mở rộng kiến thức, tiếp thu các phương pháp dạy học hiện đại bồi đắp năng lực chuyên môn. Tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh.
Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lý, rèn luyện kĩ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vài trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học.
Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm hướng đến chất lượng và sự công bằng. Ở Trường THPT Nguyễn Khuyến, những thay đổi này đã tạo nền tàng bền vững cho phong trào dạy tốt học tốt. Các thầy cô luôn chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối học kì, cuối năm học. Những điều này đã và đang làm nên một thương hiệu THPT Nguyễn Khuyến giữa lòng đất học Nam ĐỊnh.
Nhiều năm nay, phong trào dạy tốt – học tốt của Trường THPT Nguyễn Khuyến đã được đẩy mạnh. Cùng với việc thực hiện dạy học đại trà, các thầy cô giáo đã luôn chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi; đẩy mạnh việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; chú trọng hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, phát huy năng lực sáng tạo, nâng cao kỹ năng thích ứng với cuộc sống cho học sinh. Kết quả thi HS giỏi hàng năm và các cuộc thi khoa học kỹ thuật…. đã cho thấy nỗ lực thay đổi với kết quả ngày càng tốt đẹp hơn. – cô hiệu trưởng Lê Thị Phương Dung
Xây dựng trường học hạnh phúc thông qua giáo dục STEM
Dạy học thông qua giáo dục STEM giúp cô và trò trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng và Tiểu học Trần Văn Ơn tiến gần hơn với mục tiêu trường học hạnh phúc.
Chiều 29/4, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng phối hợp với Trường Tiểu học Trần Văn Ơn tổ chức chuyên đề "Xây dựng trường học hạnh phúc thông qua giáo dục STEM".
Tới dự chương trình có ông Vũ Văn Trà - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng; bà Lâm Tuyết Trinh - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hải Phòng, bà Hoàng Thị Minh Hương - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng cùng nhiều cán bộ, giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
Phương pháp dạy học hướng tới trường học hạnh phúc
Đổi mới giáo dục là vấn đề được cả xã hội quan tâm, đòi hỏi ngành giáo dục phải luôn mạnh dạn nghiên cứu, thử nghiệm để tìm ra hướng đi đúng đắn, chắc chắn và phù hợp với xu thế phát triển thời đại.
Trong những năm học vừa qua, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng và Trường Tiểu học Trần Văn Ơn đã mạnh dạn áp dụng những phương pháp, hình thức dạy học mới vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
Tổ chức dạy học Stem hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc (Ảnh: Phương Linh)
Bà Hoàng Thị Minh Hương - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng cho biết: "Chuyên đề "Xây dựng trường học hạnh phúc thông qua giáo dục STEM" được thực hiện với mục đích định hướng, thống nhất nội dung chương trình kế hoạch giáo dục đổi mới phương pháp và hình thức dạy học các nội dung mới và khó trong chương trình các môn học.
Bên cạnh đó, kịp thời tháo gỡ các khó khăn về chuyên môn và có giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường.
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong chỉ đạo chuyên môn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học.
Tạo mối quan hệ chia sẻ, học tập và giúp đỡ lẫn nhau giữa cán bộ quản lý và giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa các tổ khối chuyên môn của các trường tiểu học.
Tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên phát huy được khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Qua chuyên đề ngày hôm nay, các giáo viên sẽ cùng trao đổi tập trung vào tổ chuyên môn đã triển khai sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới như thế nào; các tổ chuyên môn đã có những giải pháp gì góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.
Giáo viên đã tổ chức việc dạy học thông qua giáo dục STEM như thế nào và các trường khác đã có những giải pháp nào đã áp dụng có hiệu quả".
Cô và trò cùng nhau tìm hiểu về âm thanh
Tại chuyên đề, cô giáo Bùi Thị Tuấn cùng học sinh lớp 4A7 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng và lớp 4D2 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn mang đến tiết học minh họa môn Khoa học với chủ đề "Âm thanh trong cuộc sống".
Tiết học minh họa của cô Bùi Thị Tuấn và học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng và Tiểu học Trần Văn Ơn (Ảnh: Phương Linh)
Mở đầu tiết học, cô giáo Tuấn cùng học sinh hát vang ca khúc có chủ đề liên quan đến âm thanh của các loại nhạc cụ để tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi.
Đồng thời, thông qua bài hát, cô giáo khơi gợi cho học sinh những kiến thức cơ bản về âm thanh trong tiết học trước đó.
Phần tiếp theo của tiết học, học sinh được chia được 5 nhóm với các tên gọi: nhóm sáo, nhóm chuông gió, nhóm đàn bầu, nhóm trống và nhóm nhạc cốc.
Tương ứng với tên gọi của nhóm là sản phẩm do chính các em cùng nhau nghiên cứu và thực hiện.
Các nhóm học sinh lần lượt lên thuyết trình, giới thiệu về sự lựa chọn nguyên liệu, quá trình hoàn thiện và những ưu điểm, sự khác biệt của sản phẩm nhóm mình.
Sản phẩm của học sinh được đánh giá dựa trên các tiêu chí: về kĩ thuật, yếu tố thẩm mỹ, khả năng hoạt động và tính an toàn của sản phẩm.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tham quan các sản phẩm do các nhóm học sinh thực hiện (Ảnh: Lã Tiến)
Thông qua phần thuyết trình, các em học sinh đã thể hiện được sự tự tin của bản thân. Mỗi bạn trong nhóm được phân công nhiệm vụ như trình bày, mô tả sản phẩm và trả lời các câu hỏi liên quan đến sản phẩm.
Điển hình như nhóm Chuông gió, các em đã dày công tìm nguyên vật liệu đảm bảo vừa tiết kiệm lại vừa thân thiện với môi trường. Quá trình thực hiện, các em đã sáng tạo chuông gió với nhiều hình dạng, đặc điểm riêng biệt.
Hay như nhóm Nhạc cốc, mặc dù nguyên liệu rất đơn giản chỉ gồm cốc thủy tinh và nước màu nhưng các em dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu mực nước tương ứng với nốt nhạc khác nhau và biểu diễn thành một bài hát hoàn chỉnh, sinh động.
Song song với phần thuyết trình của các nhóm, học sinh còn trao đổi và đặt ra những câu hỏi cho sản phẩm của nhóm bạn. Qua đó, các em hiểu hơn những đặc điểm riêng của nhạc cụ, những kiến thức về âm thanh.
Các em học sinh thể hiện sự tự tin, tích cực trong tiết học (Ảnh: Lã Tiến)
Cô giáo Tuấn cũng đưa ra những góp ý về sản phẩm, định hướng cho học sinh để trong những tiết học tiếp theo các em có thể làm ra nhiều sản phẩm sáng tạo, tốt hơn.
Có mặt tại chuyên đề, một phụ huynh chia sẻ rằng tiết học minh họa của cô Tuấn và học trò rất bổ ích và sau những tiết học như thế này học sinh sẽ ngày càng yêu thích môn khoa học hơn.
Cô Bùi Thị Tuấn chia sẻ: "Tiết học minh họa đã cung cấp cho học sinh kiến thức đa dạng, nâng cao kỹ năng mềm, tư duy phản biện, kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng giao tiếp.
Qua đó, khơi gợi hứng thú trong học tập, làm tiền đề cho các bậc học cao hơn và giúp cho học sinh yêu thích đến trường, hạnh phúc khi đến trường.
Khi thực hiện tiết dạy này, học sinh rất là vui, có nhiều ý tưởng sáng tạo khi làm các sản phẩm, nhiều em tích cực tham gia, làm được nhiều sản phẩm đẹp, có hiệu quả sử dụng.
Đối với các sản phẩm đòi hỏi cách thực hiện khó hơn, các em học sinh sẽ có sự hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên".
Các thầy, cô giáo cùng thăm quan Khu trưng bày các sản phẩm sáng tạo của học sinh (Ảnh: Lã Tiến)
Kết thúc chuyên đề, nhiều giáo viên đại diện các trường tiểu học trên địa bàn thành phố đã đưa ra nhiều nhận xét tốt đối với tiết học của cô Bùi Thị Tuấn và học sinh.
Nhiều giáo viên bày tỏ, qua tiết học trên, học sinh được trải nghiệm hết khả năng vốn có của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên và phụ huynh.
Theo đại diện Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (quận Ngô Quyền), chuyên đề giúp học sinh chủ động, tích cực và tự tin hơn khi sáng tạo những sản phẩm đa dạng.
Đồng thời, có được sự tương tác tốt với giáo viên và phụ huynh. Qua đó, các em học sinh sẽ thực sự cảm thấy hạnh phúc và xây dựng một trường học hạnh phúc.
Đại diện lãnh đạo một trường tiểu học thuộc huyện An Dương chia sẻ: "Công tác chuẩn bị, sự nhiệt tình của thầy cô giáo rất đáng để chúng tôi học hỏi.
Học sinh trong tiết học của nhà trường thực sự tự tin và hướng tới năng lực mà chúng ta đang triển khai trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 là tư duy phản biện, năng lực tự học phát hiện rất rõ, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp rất tốt.
Đây là những điều chúng tôi cần học hỏi từ nhà trường!".
Lào Cai: Nâng cao chất lượng giáo dục từ "Trường học hạnh phúc" Ngày 28/4/20021, Sở GD&ĐT Lào Cai đã tổ chức hội nghị tập huấn cho 240 Phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học về vấn đề "Trường học hạnh phúc". Hội nghị thu hút 240 Phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học. Đây được xem như giải pháp làm nên chất lượng giáo dục nên được cán bộ quẩn lý trường học đón nhận...