“Thầy cô hãy dạy sinh viên biết ước mơ, biết biến ước mơ thành hiện thực”
Phó Giáo sư Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng trường đại học quốc tế Hồng Bàng đã nhắn nhủ như vậy với thầy cô nhà trường trong lễ khai giảng năm học mới.
Sáng ngày 14/11, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới, năm học 2020 – 2021 cho hơn 2.300 tân sinh viên khóa K20 của nhà trường.
Phát biểu tại lễ khai giảng, Phó Giáo sư Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng trường đại học quốc tế Hồng Bàng (HIU) cho biết, nhà trường sắp bước vào tuổi 24 với nhiều thành tựu đáng kể, như:
Trường hiện có 547 người lao động, trong đó có giảng viên, viên chức là 219 người, gồm 25% giảng viên đạt trình độ Tiến sĩ, Phó Giáo sư và Giáo sư.
Hơn 2.300 tân sinh viên của HIU tham dự lễ khai giảng năm học mới (Ảnh: P.L)
HIU có 120 giảng đường, 98 phòng thực hành, phòng thí nghiệm hiện đại, thư viện trường có hàng chục nghìn đầu sách các loại, 5.000 đầu sách tiếng Anh…
Trường hiện đang đào tạo song song cả bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Quan hệ quốc tế của trường đã hợp tác với rất nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới từ Mỹ, Anh, Úc.
Phó Giáo sư Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng phát biểu tại lễ khai giảng (ảnh: P.L)
Video đang HOT
Tại lễ khai giảng, Phó Giáo sư Hồ Thanh Phong đã nhắn nhủ tới các tân sinh viên: Bước chân vào trường đại học là một thành công quan trọng, là chiếc chìa khóa mở ra cửa tri thức, là cơ hội giúp các em đạt được những điều hay hơn trong cuộc sống sau này, và phải xác định rằng không ai khác ngoài các em phải tự mình cầm chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tương lai của chính mình.
Đối với các Khoa, Bộ môn thuộc HIU, thầy Hiệu trưởng mong các thầy cô hãy nhanh chóng sửa đổi, cập nhật chương trình giảng dạy, giúp cho các bạn sinh viên đạt được niềm đam mê học tập suốt đời, giúp cho các em xác định được sẽ học những gì, sau đó được gì.
“Hãy dạy cho các em biết ước mơ, biết biến ước mơ đó trở thành hiện thực, hãy dạy cho các em không chỉ học trong công việc, mà còn tạo ra công việc cho nhiều người khác” – Thầy Hồ Thanh Phong chia sẻ.
Dịp này, HIU cũng đã trao rất nhiều suất học bổng trị giá hơn 2 tỷ đồng cho các tân sinh viên là học sinh giỏi, học sinh tài năng, Thủ khoa và Á khoa đầu vào của khóa K20.
Học bổng nghị lực mùa thi: Vỡ òa khi chạm được giấc mơ
Đã không biết bao lần phải tính đến chuyện nghỉ học giữa chừng vì gia đình quá khó khăn, thế nhưng nhờ có học bổng Nghị lực mùa thi , các em đã được bước vào giảng đường đại học viết tiếp ước mơ của mình...
Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Phó tổng biên tập thường trực Báo Thanh Niên (giữa) trao tặng học bổng cho các học sinh
Tại chương trình trao học bổng "Nghị lực mùa thi" được tổ chức tại Báo Thanh Niên ngày 13.11, những học sinh nhận được học bổng và sự hỗ trợ từ bạn đọc đã vỡ òa cảm xúc khi chạm được giấc mơ tiếp tục học hành của mình.
"Em đã được là sinh viên"
Câu nói đầu tiên khi gặp lại người viết mà như gói trọn cả niềm hạnh phúc và vui sướng của Nguyễn Thị Như Quỳnh, cô học trò mồ côi cả cha lẫn mẹ, được người bà hàng xóm nhận nuôi từ nhỏ: "Chị ơi, em đã được là sinh viên".
Vốn dĩ cái ăn còn thiếu trước hụt sau, bữa đói bữa no thì việc học đại học là điều quá xa vời với Quỳnh. Tại chương trình, Quỳnh nghẹn ngào: "Lúc đầu em có ước mơ nhưng không dám nghĩ tới vì hoàn cảnh của em thế này. Nhưng rồi như một cái duyên, em được chị phóng viên Báo Thanh Niên viết bài, rồi sau bài viết nhà trường tìm đến để cấp học bổng miễn phí 4 năm học, nên ngày hôm nay em mới được là sinh viên".
Khi kể về những trải nghiệm đầu tiên trở thành sinh viên, Quỳnh hồn nhiên: "Ngày đầu em bước vào trường đại học, em đã thốt lên "Ối giời ôi, sao trường to thế này". Từ cổng trường lên lớp mà em đi lạc đến mấy lần".
Trong lời kể của Quỳnh, chúng tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc vô bờ bến của cô học trò mồ côi. Căn nhà của 2 bà cháu bé tí, ẩm thấp, nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở Q.4, TP.HCM. Sống trong căn nhà xập xệ đó, em chưa bao giờ dám mơ đến một giảng đường đại học, nơi sẽ chắp cánh để những giấc mơ của em được trở thành hiện thực. Và ngày hôm nay, khi chạm đến được giấc mơ, niềm hạnh phúc của 2 bà cháu Quỳnh sao nói nổi được nên lời.
Không chỉ nhận được học bổng của chương trình và tiền bạn đọc hỗ trợ, mà còn được mạnh thường quân tài trợ tiền học phí suốt 4 năm học đại học nên Đào Đình Đức (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cũng nghẹn ngào trong hạnh phúc và biết ơn.
Đức không còn cha, chỉ một mình mẹ gồng gánh nuôi con. Và chính hoàn cảnh gia đình là động lực rất lớn để Đức không bao giờ bỏ cuộc. "Được tiếp tục học là niềm hạnh phúc rất lớn của em. Sắp tới, sau khi đã ổn định thời khóa biểu trên trường, em sẽ kiếm việc làm thêm để phụ giúp mẹ và trang trải việc học. Em rất biết ơn tấm lòng của các mạnh thường quân đã giúp đỡ để chặng đường học tập của em bớt vất vả, và em hứa sẽ phấn đấu hết mình để không phụ lòng của mọi người", Đức cảm động bày tỏ.
Các học sinh và người nhà xúc động bày tỏ lòng biết ơn tại chương trình - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Cũng giống Quỳnh và Đức, 14 cô cậu học trò được nhận học bổng và sự hỗ trợ của bạn đọc thông qua chương trình Nghị lực mùa thi đều vỡ òa cảm xúc vì nhờ những hỗ trợ này mà giấc mơ của các em được viết tiếp.
Rơi nước mắt với những số phận
Khi màn hình chiếu các phóng sự về em Phạm Hoàng Tân, cậu học sinh đi đẩy thịt heo thuê lấy tiền đóng học và Nguyễn Thị Như Quỳnh, cô bé được bà hàng xóm làm nghề nhặt ve chai nuôi từ tấm bé, dưới hội trường nhiều người đã không cầm được nước mắt.
"Tôi biết rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người. Và tôi hiểu những gì mình cần phải làm để có thể giúp đỡ nhiều hơn những cô cậu học trò xung quanh mình, để các em có một cuộc sống tốt hơn", thầy Lương Thành Tâm, giáo viên Trường THPT Bình Chánh, H.Bình Chánh, TP.HCM, bộc bạch.
Liên tục lau nước mắt, Nguyễn Bảo Trâm và Nguyễn Phúc Loan Châu, hai nữ sinh viên năm 1 ngành ngôn ngữ, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho hay xem hình ảnh người bà khắc khổ nhặt từng chiếc vỏ chai nuôi cháu hàng xóm nên người, cô nghĩ ngay tới bà ngoại của mình.
Còn Đào Nguyễn Tuấn Tới, sinh viên năm nhất ngành du lịch, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, chia sẻ, chương trình xúc động này đã thay đổi rất nhiều suy nghĩ của em. "Những bạn bè xung quanh em vất vả, khó khăn như thế nhưng họ vẫn khao khát học, học rất giỏi, vậy thì mình càng không thể bỏ cuộc. Em thấy mình phải nỗ lực hơn rất nhiều", Tới chia sẻ.
Đưa con tới tòa soạn Báo Thanh Niên từ sáng sớm, chị Lê Thị Trúc Phương, mẹ của em Phạm Hoàng Tân, còn dắt theo cậu con trai út chừng 2 tuổi. Ngồi dưới hội trường, nghe những lời tâm sự của con, chị khóc. "Hôm nay tôi xin nghỉ một bữa bưng phở thuê để tới động viên con. Thấy con có học bổng thế này, tôi mừng lắm", chị Phương nghẹn ngào.
Liên tục nắm tay người viết, bà ngoại của Bùi Xuân Nhất Long, sinh viên Trường CĐ Kỹ nghệ 2, nói trong nước mắt: "Bà mừng lắm, vì khả năng của bà bây giờ già yếu không thể đi làm mướn được. Từ ngày thằng Long đi học tới giờ phải ăn mì gói suốt nên nó ốm yếu như thế này đây, nhìn cháu mà bà xót vô cùng. Nếu không được Báo Thanh Niên hỗ trợ và nhận được sự giúp đỡ, mấy bà cháu không biết sẽ như thế nào...".
Mong các em học sinh thêm ý chí và nghị lực
Chia sẻ với các em học sinh tại chương trình, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Phó tổng biên tập thường trực Báo Thanh Niên , cho hay những câu chuyện của các em học sinh với những hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha, mồ côi cả cha lẫn mẹ... trong chương trình trao học bổng Nghị lực mùa thi 2020 đã chạm tới trái tim của tất cả mọi người.
Nhà báo Ngọc Toàn động viên các em cố gắng học tập, có ý chí mạnh mẽ hơn. Hiện nay các em còn may mắn hơn rất nhiều học trò miền Trung chịu cảnh bão lũ liên tiếp, nhiều trường học bị sập, tốc mái, trò chưa thể đến trường. Nhà báo Ngọc Toàn động viên, đằng sau các em là Báo Thanh Niên, là các nhà hảo tâm... giúp đỡ để các em vững tâm bước tiếp. Trong hơn 30 năm qua, học bổng Nguyễn Thái Bình của Báo Thanh Niên đã tiếp sức cho rất nhiều thế hệ người trẻ, nhiều người giờ đã trưởng thành, quay trở lại giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác...
Quyết định trao ngay 2 học bổng
Một chi tiết đặc biệt là ngay sau chương trình, chị Nguyễn Thị Xuân Hoa, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Western Gate, đã quyết định trao ngay 2 học bổng là học phí trong tất cả các năm học cho Đào Đình Đức (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) và Phạm Hoàng Tân (Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng). "Tôi quê ở miền Trung, cũng từng trải qua thời học sinh khó khăn, xem chương trình mà tôi rớt nước mắt. Tôi sẽ hỗ trợ và đồng hành với các em, không chỉ 3, 4 năm học mà còn khi các em ra trường", chị Xuân Hoa nói.
Báo Thanh Niên xin trân trọng cảm ơn các quý vị phụ huynh, thầy cô, sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và các đơn vị đã tham dự chương trình: chị Lưu Kim Yến, đại diện Tập đoàn Thiên Long (tặng học bổng); anh Nguyễn Bá Anh, đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (tặng báo cho thí sinh mùa thi THPT 2020); anh Bùi Hải Thành, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Tổng công ty điện lực TP.HCM (tặng báo cho thí sinh mùa thi THPT 2020); chị Phạm Vân Hà, đại diện Tổng công ty cấp nước Sài Gòn Sawaco (tặng báo cho thí sinh mùa thi THPT 2020); chị Nguyễn Thị Xuân Hoa, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Western Gate (tặng học bổng).
Ấn Độ: Lớp học ngoài trời thời Covid-19 Hàng loạt học sinh tại Ấn Độ bị tụt lại phía sau khi đại dịch bùng phát. Các tổ chức từ thiện đã nỗ lực, giúp các em được tiếp cận với giáo dục. Các trung tâm học tập ngoài trời đã mọc lên khi trường học trên khắp Andhra Pradesh đóng cửa. Đại dịch bùng phát, khiến các trường học tại Ấn...