Thành tựu y học Việt Nam nhìn từ cuộc chiến chống Covid-19
Trong khi Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia đang phải đối mặt với diễn biến rất khó lường của dịch COVID-19 thì thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 rất mạnh mẽ và bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực.
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát rất nhanh và ngành Y tế cũng phản ứng rất nhanh. Trong ảnh: ội ngũ cán bộ chuyên môn được tăng cường tới các chốt kiểm tra giám sát dịch bệnh tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Hoàng Hùng
Phòng tuyến dự phòng chắc chắn
Chỉ trong vòng vài ngày qua, số bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hàn Quốc tăng lên hàng trăm người, với 7 ca tử vong, quốc gia này buộc phải ban bố cảnh báo cao nhất với dịch và thừa nhận “mất kiểm soát”. Tại Trung Quốc dịch vẫn chưa hạ nhiệt với hàng nghìn ca tử vong.
Trong khi đó Việt Nam 15/16 bệnh nhân dương tính với Covid- 19 đã hoàn toàn khoẻ mạnh, từ ngày 13/2 chưa xuất hiện ca bệnh mới. Bên cạnh đó, công tác cách ly được tổ chức bài bản, hiệu quả, kiểm soát được tình trạng lây nhiễm ra cộng đồng.
Trước đó, nước ta đã thành công trong việc ngăn chặn và khống chế nhanh các bệnh dịch truyền nhiểm nguy hiểm mới nổi trên phạm vi toàn cầu. Cụ thể, năm 2003 Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS, đồng thời ngăn chặn thành công không để một số dịch bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập như cúm A/H7N9, Ebola, Mers-CoV… góp phần rất lớn vào việc ổn định an sinh xã hội trong bối cảnh giao lưu du lịch, thương mại giữa các nước trên thế giới ngày càng gia tăng.
Với dịch COVID-19, để có được thành tích đáng tự hào nêu trên không thể thiếu vai trò chỉ đạo, điều hành của Chính phủ với các biện pháp đưa ra rất tổng thể và sự phối hợp nhịp nhàng các bộ ngành, địa phương với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Song hơn hết trong chiến đấu với dịch COVID-19, nỗ lực của ngành Y tế là rất lớn từ khâu dự phòng kiểm soát bệnh, tổ chức cách ly tới phác đồ điều trị hiệu quả.
Cụ thể, từ giữa tháng 1/2020, khi dịch Covid -19 xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, truyền thông nước ngoài bắt đầu đưa tin. Thời điểm này, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, Cục Khám chữa bệnh lập tức lật giở lại dịch SARS, đưa ra phác đồ điều trị.
Video đang HOT
Với các thông tin ban đầu này đã giúp ngành Y tế hình dung phải chiến đấu với dịch bệnh này như thế nào. Sau đó, dịch bệnh COVID-19 bùng phát rất nhanh và ngành Y tế cũng phản ứng rất nhanh. Tất cả các bộ phận như hệ thống y tế dự phòng đã kích hoạt ngay lập tức, đưa ra các kịch bản bệnh và phương pháp đối phó khác nhau.
PGS.TS.Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng cục Y tế Dự phòng, chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, tất cả kịch bản ứng phó dịch bệnh và các biện pháp Việt Nam triển khai từ trước đến nay để ứng phó với COVID-19 đang rất phù hợp.
Cụ thể, ngay tại cửa khẩu, sân bay, chúng ta đã làm tốt công tác kiểm soát, hạn chế sự xâm nhập ca bệnh. Khi có ca bệnh nghi ngờ, công tác cách ly và điều trị bệnh được tiến hành khẩn trương, đồng bộ trong toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Chẳng hạn tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa, TPHCM… ngay sau khi xuất hiện ca bệnh, công tác cách ly được tổ chức hiệu quả, hạn chế tối đa dịch lây lan.
Ở cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp thực hiện công tác rà soát, nắm đối tượng nước ngoài về, tìm hiểu về lịch sử di chuyển của các trường hợp này và tư vấn thực hiện phòng bệnh. Đặc biệt, ngay cả khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa công bố dịch COVID-19 là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu thì các biện pháp mà Việt Nam triển khai trước đó trong phòng chống dịch đã rất mạnh mẽ so với khuyến cáo của WHO.
Sáng 18/2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tổ chức lễ xuất viện cho 2 bệnh nhân nhiễm Covid-19
Điều trị hiệu quả
Bên cạnh phòng tuyến vững chắc về dự phòng còn là sự chủ động của công tác khám chữa bệnh. Theo đó, ngay khi dịch COVID-19 xâm nhập nước ta, Bộ Y tế đã thành lập Hội đồng chuyên môn với các giáo sư đầu ngành, xây dựng và ban hành hướng dẫn chuyên môn điều trị bệnh.
Phác đồ cũng được cập nhật ngay sau khi điều trị khỏi bệnh cho 3 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tổ chức tập huấn triển khai quyết liệt phác đồ hướng dẫn điều trị cho tất cả các bệnh viện trên cả nước.
Ngành Y tế đã có chiến lược điều trị cụ thể, trong tất cả các khâu từ hướng dẫn đón tiếp ban đầu, cách ly người bệnh đến sử dụng thuốc, dịch truyền và phương tiện cấp cứu cần thiết nhất cho bệnh nhân nặng, bằng phương tiện hiện đại nhất.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong thời gian qua, nhiều biện pháp mạnh mẽ, khẩn trương đã được áp dụng trong phòng chống dịch COVID-19. “Chúng ta tự tin có đủ khả năng cách ly lên tới 30.000 người; bên cạnh đó, 1.300 bệnh viện trên toàn quốc hoàn toàn có thể điều trị được bệnh nhân mắc COVID-19 (nếu có)”, ông Long thông tin.
Với tâm điểm của dịch là huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, ngành Y tế phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa công tác dự phòng và công tác khám chữa bệnh, với phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và hỗ trợ chủ động, tích cực từ các chuyên gia của bệnh viện tuyến Trung ương thuộc các đội cơ động phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, khi nhắc tới cuộc chiến chống dịch COVID-19 hiện nay, có lẽ không thể quên được sự hi sinh thầm lặng, quên mình không vì lợi ích nhân cá nhân để đối diện hiểm nguy, phục vụ người bệnh của đội ngũ y, bác sỹ. Những “chiến sỹ” khoác trên mình chiếc áo blouse trắng không chỉ làm tốt nhiệm vụ dự phòng, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân mà họ còn là những chuyên viên tâm lý động viên, chu đáo với người bệnh không để người bệnh có cảm giác bị cách ly, kỳ thị trong các cơ sở khám chữa bệnh cũng như tại cộng đồng.
Nếu như năm 2003, 45 ngày chống SARS là trận chiến vẻ vang nhưng cũng chất chứa nhiều lặng lẽ hy sinh của đội ngũ nhân viên y tế thì với cuộc chiến COVID-19 này với những gì ngành Y tế đã, đang và sẽ làm chúng ta có thể kỳ vọng dịch sẽ được kiểm soát ở mức tốt nhất có thể và khúc ca chiến thắng sẽ sớm được ngân vang.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Bệnh nhân thứ 16 nhiễm Covid-19 lần đầu xét nghiệm âm tính
Bệnh nhân thứ 16 nhiễm virus corona ở việt Nam đã cho kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu tiên.
Tối 23/2, trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết bệnh nhân thứ 16 nhiễm Covid-19 đang điều trị tại Vĩnh Phúc đã cho kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu tiên.
Ông N.V.V., 50 tuổi, ngụ tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, cha của bệnh nhân N.T.D. (23 tuổi) - một trong 8 người từ Vũ Hán trở về. Đây là trường hợp nhiễm Covid-19 thứ 11 tại tỉnh Vĩnh Phúc và cũng là trường hợp duy nhất đang điều trị tại Việt Nam. Trước đó, 15 người nhiễm Covid-19 đều đã được chữa khỏi bệnh và xuất viện.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cho biết ông V. đang được tiến hành lẫy mẫu bệnh phẩm để tiếp tục xét nghiệm lần 2. Dự kiến, sau 1,2 ngày nữa, bệnh nhân sẽ có kết quả xét nghiệm.
Ba bệnh nhân nhiễm virus corona điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đã xuất viện. Ảnh: Tuấn Dũng.
Trước đó, sau khi xác định vợ và 2 con gái của ông N.V.V. mắc bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ông vào danh sách người tiếp xúc gần, được cách ly và theo dõi sức khỏe hàng ngày.
Trong quá trình theo dõi, bệnh nhân không có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Tuy nhiên, ngày 11/2, ông thấy mệt mỏi thoáng qua, được cán bộ y tế ghi nhận, lấy mẫu và gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm.
Hiện tại, bệnh nhân V. được cách ly tại Phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, tình trạng sức khỏe ổn định.
Tính đến hiện tại, Việt Nam có 16 người bị bệnh Covid-19 (nCoV), riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 11 trường hợp, 15 người đã khỏi bệnh và được xuất viện.
Theo quy định của Bộ Y tế, nếu bệnh nhân hết sốt 3 ngày và hai mẫu bệnh phẩm lấy cách nhau một ngày đều cho kết quả âm tính, người bệnh sẽ được xuất viện.
Ngoài hai điều kiện trên, bệnh nhân còn cần có triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu bình thường, X-quang phổi cải thiện.
Theo Zing
Cách ly là biện pháp quyết liệt kiểm soát tốt dịch Covid-19 11/16 ca tại Vĩnh Phúc dương tính với Covid-19. Sơn Lôi, Vĩnh Phúc đã bị cách ly trong 21 ngày để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Chưa lúc nào, chính quyền và ngành y tế căng mình chống dịch như thế này. Thế nhưng, còn đó những kỳ thị về Vĩnh Phúc vì hai từ "cách ly". Và ngay cả...