Thành lập ĐH, mở chuyên ngành giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế
Năm học 2202-2023, Khoa Y – Đại học Quốc gia TPHCM đã mở thêm 2 chuyên ngành mới và chuẩn bị các điều kiện trên lộ trình phát triển thành Trường Đại học Khoa học Sức khỏe.
Việc này nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế thời gian qua tại nước ta.
“Nghề Y là một nghề rất nhọc nhằn nhưng cũng đầy vinh quang. Để xứng đáng với nghề đòi hỏi các em phải cố gắng nỗ lực ngay từ bây giờ, không chỉ trau dồi về kiến thức chuyên môn, mà còn phải rèn luyện đức – trí, trở thành một người có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp xứng danh với tên gọi người thầy thuốc được xã hội trọng vọng”, GS.TS.BS Đặng Vạn Phước – Trưởng Khoa Y – Đại học Quốc gia TPHCM đã gửi lời chúc mừng đến 550 tân sinh viên trong Lễ khai giảng năm học 2022 – 2023 tổ chức vào ngày 7.10.
GS.TS.BS Đặng Vạn Phước – Trưởng Khoa Y Đại học Quốc gia TPHCM phát biểu tại buổi lễ Khai giảng năm học mới 2022-2023. Ảnh: HN
GS Đặng Vạn Phước căn dặn học trò, ngành Khoa học sức khỏe là ngành nghề tương quan trực tiếp đến chất lượng sống và sinh mệnh con người. Bên cạnh yếu tố về trình độ thì sự đồng cảm và trách nhiệm của ngành nghề này rất cao. Khi chọn khối ngành Sức khỏe, sự ý thức ngành nghề là khởi đầu của thành công và giúp vượt qua mọi khó khăn.
Chính vì vậy, vị trưởng khoa mong sinh viên hãy chuẩn bị cho mình tâm thế học chủ động, học cho chính mình, học để phụng sự con người. Để có thể làm được điều này, trước hết các em hãy thắp cho mình ngọn lửa đam mê và sáng tạo. Chính ngọn lửa này sẽ thổi bùng lên lòng nhiệt huyết, là con đường dẫn đến thành công. Thầy thuốc là danh hiệu cao quý, nhưng cũng đòi hỏi trách nhiệm rất lớn.
Hai thủ khoa đầu vào nhận học bổng khuyến khích học tập (40 triệu đồng/suất) do doanh nghiệp tài trợ.
Theo GS Phước, trải qua 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nguồn nhân lực của ngành Y tế hiện nay đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, với sứ mệnh và trách nhiệm của một đơn vị đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế – ngành trọng yếu của xã hội, Khoa Y đã linh hoạt trong công tác đào tạo, tăng số lượng ngành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu cấp bách của toàn xã hội. Đó là một trong những lý do Khoa Y mở thêm 2 ngành mới là Y học cổ truyền và Điều dưỡng.
Video đang HOT
Đây cũng là mục tiêu trong chiến lược về mô hình Trường Đại học Khoa học Sức khỏe của Đại học Quốc gia TPHCM. Với những cố gắng, nỗ lực của Khoa Y nói riêng và các trường đào tạo khối ngành Khoa học sức khỏe nói chung, trong thời gian ngắn nữa bài toán về nguồn nhân lực của ngành y tế sẽ được giải quyết – GS Phước nhận định.
Trong năm học 2022 – 2023, trên lộ trình phát triển của Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, Khoa Y tiếp tục tăng tỉ lệ giáo viên cơ hữu có học vị Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II, đào tào nâng cao trình độ chuyên môn, cụ thể, Ngành Y khoa 10%, Dược 15%, Răng Hàm Mặt 10%. Đồng thời, triển khai đầu tư xây dựng 3 khối nhà Y, Dược, Răng Hàm Mặt tích hợp phòng thí nghiệm chuyên ngành.
Ngày 23.9.2022 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM trên cơ sở tiền thân là Khoa Y. Đây sẽ là trường đại học định hướng nghiên cứu, cung cấp nguồn nhân lực y tế đáp ứng hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển đất nước.
Xót xa cậu học trò nghèo hai lần mồ côi
Em Nguyễn Văn Hồng Gấm, học sinh ở An Giang, hai lần mồ côi nhưng em vẫn luôn cố gắng vượt qua nghịch cảnh cắp sách đến trường chăm ngoan học tốt.
Em Nguyễn Văn Hồng Gấm và cô Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).
Nỗi đau mất mát liên tiếp ập đến với cậu học trò nhỏ
Em Nguyễn Văn Hồng Gấm, ngụ tại ấp Phú Đông 1, xã Vĩnh Thành (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) cũng như bao gia đình khác, sinh ra và lớn lên cùng vòng tay của cha mẹ. Mặc dù hoàn cảnh cuộc sống khó khăn nhưng em nổ lực, phấn đấu học tập và trở thành học sinh giỏi nhiều năm liền.
Tưởng cuộc sống không đủ đầy như bạn bè cùng trang lứa cứ thế lặng lẽ trôi qua nhưng không ngờ nỗi đau mất người thân cứ liên tiếp ập đến với cậu học trò nhỏ đáng thương này. Hồng Gấm kể lại trong nước mắt: "Hồi năm 2019, mẹ em qua đời do đột quỵ, Chưa đầy một năm sau ba em cũng ra đi mãi mãi do xuất huyết não". Từ cha mẹ qua đời, em đã phải sống bơ vơ một mình trong căn nhà nhỏ quạnh vắng.
Được sự giúp đỡ, động viên của thầy cô, bạn bè, em đã có thêm ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn. "Khi Mẹ và cha lần lượt lìa xa cõi đời khiến em rất đau khổ và bị bệnh trầm cảm. Nhưng được thầy cô, bạn bè, họ hàng quan tâm động viên, giúp đỡ nên em mới phần nào vượt qua được buồn đau và sự sợ hãi trước nỗi trống vắng bao trùm khi không người thân bên cạnh", Gấm tâm sự.
Em ý thức được về chính mình, những thiệt thòi mang tên trẻ mồ côi, em đã phải tự mình lo liệu mọi thứ, từ nấu ăn đến giặt giũ và dẹp dọn nhà cửa... Ngoài việc học, em còn làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống của bản thân mình. "Những ngày nghỉ, em Hồng Gấm còn sang tiệm sửa xe gần nhà phụ giúp việc lặt vặt để kiếm thêm chi phí lo cho cuộc sống", Cô Nguyễn Thị Minh Hà, chủ nhiệm lớp của Gấm cho biết.
Ngoài giờ học ở trường, Hồng Gấm lặng lẽ một mình trong căn nhà nhỏ quạnh vắng.
Hồng Gấm chia sẻ: khi học xong lớp 12 em sẽ chọn và theo học ngành ngôn ngữ Anh. Trong quá trình học tập em sẽ cố gắng làm thêm để có thể tự nuôi sống bản thân và lo cho việc học tập với mong muốn mai sau nghề nghiệp ổn định giúp ích cho gia đình, cho xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.
Hoàn cảnh là vậy, nhưng Gấm luôn cố gắng phấn đấu học tốt. Chia sẻ về cậu học trò mồ côi đáng thương nhưng đầy nghị lực vươn lên của mình, cô chủ nhiệm lớp Nguyễn Thị Minh Hà chia sẻ: "Hồng Gấm là một cậu học sinh hiền ngoan, luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh và luôn quyết tâm học tốt. Hai năm học vừa qua, em đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và đều đứng nhất nhì lớp và là học sinh top đầu của trường".
Nhà trường, chính quyền địa phương cùng chăm lo "Tiếp bước đến trường"
Khi biết được hoàn cảnh của Gấm, nhà trường cùng chính quyền địa phương đã chung tay cố gắng giúp đỡ, động viên và hỗ trợ em trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Cô Lê Thị Cẩm Sen, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Trạch (Thoại Sơn - An Giang) cho biết: "Ngay từ đầu năm học lớp 10, hiểu được hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Hồng Gấm, nhà trường đã miễn tất cả các khoản chi phí trong học tập của em".
Hồng Gấm trong giờ học trên lớp.
Nhà trường cũng liên hệ với chính quyền địa phương và Hội Khuyến học xét cấp học bổng Nguyễn Văn Thoại, học bổng Xổ số kiến thiết hằng năm cho em. Đồng thời vận động các mạnh thường quân hỗ trợ thêm, thầy cô giáo ở trường luôn quan tâm an ủi, động viên, giúp đỡ em trong học tập và trong cuộc sống
Ông Nguyễn Trung Chánh, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Vĩnh Thành (Châu Thành - An Giang) cho biết, trước hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của em Hồng Gấm, Hội Khuyến học đã cùng chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ, an ủi, động viên, điều kiện thuận lợi để em được tiếp tục đến trường. Hiện nay, em Gấm đã nhận được 1 suất bảo trợ xã hội của địa phương.
Trong thời gian tới, Hội Khuyến học và chính quyền địa phương sẽ dành những phần hỗ trợ tích cực hơn giúp em được "Tiếp bước đến trường". Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, Hội Khuyến học, Chính quyền địa phương, Ban giám hiệu trường rất mong các nhà hảo tâm trong và ngoài địa phương hỗ trợ em Hồng Gấm có thêm điều kiện, thêm động lực vững bước năm học cuối cấp THPT và thực hiện ước mơ đến với giảng đường đại học như em đã ước nguyện.
Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Cô Lương Thị Kim Thy - Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Trạch (xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) - Số điện thoại: 0334457717
7 nguyên tắc vàng giúp học sinh Đan Mạch hạnh phúc nhất thế giới Học sinh Đan Mạch được đánh giá là hạnh phúc nhất thế giới bởi hệ thống giáo dục Đan Mạch áp dụng những nguyên tắc vàng dưới đây. Ảnh: Minh họa. Nguồn: INT Giáo dục không dồn ép Hệ thống giáo dục của Đan Mạch không dồn công sức đào tạo học sinh để vượt qua các bài kiểm tra mà chú trọng...