Thâm niên bị… thâm hụt
Hết chờ đợi thông tư hướng dẫn, giáo viên lại phải chờ thủ tục xét duyệt cùng nhiều thứ rối rắm phát sinh trong quá trình khai thâm niên giảng dạy.
Rốt cuộc, gần một năm trôi qua, hơn 1 triệu giáo viên thuộc diện hưởng phụ cấp thâm niên theo nghị định 54/2011/NĐ-CP vẫn chưa được nhận khoản tiền này.
Một phần do quy định chưa rõ, một phần do thất lạc giấy tờ cùng những sai sót về hưởng các chế độ cách đây cả chục hay hàng chục năm khiến việc khai thâm niên đối với những giáo viên lâu năm – đối tượng thụ hưởng ưu tiên của chế độ phụ cấp thâm niên – trở nên phức tạp và mệt mỏi. Có trường hợp giáo viên bị thất lạc giấy tờ, hồ sơ nên dù công tác lâu năm cũng không chứng minh được thâm niên.
Khi thâm niên bị… thâm hụt
Thầy Dũng, giáo viên dạy văn tại Q.11, TP.HCM, có hơn 22 năm đứng trên bục giảng. “Thời của tôi hầu như ai cũng phải thực tập 24 tháng mới được nhận quyết định làm việc chính thức. Khi kết thúc thực tập, do trường thay đổi hiệu trưởng nên phải một năm sau tôi mới có quyết định kết thúc tập sự. Thời đó, nhiều giáo viên cũng không để ý đến việc làm hồ sơ chính thức ngay sau khi hết thời hạn tập sự mà có thể 2 – 3 năm sau mới làm. Do vậy, khi khai để hưởng phụ cấp thâm niên đều bị “hụt” mấy năm. Mặt khác, vài năm trở lại đây thời gian thực tập của giáo viên giảm chỉ còn 12 tháng. Đó cũng là thiệt thòi cho những giáo viên thế hệ trước” – thầy Dũng băn khoăn. Như vậy, tuy giảng dạy 22 năm nhưng thực tế thầy Dũng chỉ được tính thâm niên 19 năm.
Một giáo viên Trường THPT Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng bức xúc: “Ở trường tôi có khá nhiều trường hợp cách đây nhiều năm không làm giấy kết thúc tập sự mà để nhiều năm sau mới làm nên coi như thời gian đó bị mất. Giá mà tính từ khi nhận nhiệm sở, họ đỡ thiệt thòi hơn”. Một giáo viên khác cũng rối bời vì thời điểm ra trường năm 1991, sau khi tập sự xong, cơ sở không tuyển biên chế một thời gian dài, chỉ ký hợp đồng theo từng năm, mà việc khai phụ cấp thâm niên chỉ tính từ lúc vào biên chế.
Trường hợp của cô P. ở Tân An, Long An lại có khó khăn khác. Ban đầu cô là giáo viên, rồi được điều động làm cán bộ văn thư tại thư viện bốn năm do nhà trường thiếu nhân viên phụ trách thư viện. Sau đó cô được trở lại giảng dạy, song bốn năm làm công tác thủ thư thì không được tính vào thâm niên. Cô băn khoăn: “Không lẽ vì tuân theo điều động của nhà trường mà quyền lợi của tôi bị ảnh hưởng?”.
Video đang HOT
Cô Trần Thị Hà, giáo viên lịch sử Trường THPT Nguyễn An Ninh, Q.10, TP.HCM, có thâm niên hơn 30 năm đứng lớp. Cô đang làm thủ tục để được hưởng chế độ phụ cầp thâm niên
Bỗng dưng mất phụ cấp
Bên cạnh những trường hợp bị “thâm hụt” thâm niên nói trên, còn có hàng nghìn giáo viên có đến mấy chục năm đóng góp cho ngành nhưng đến nay lại không thuộc diện được xét hưởng phụ cấp. Đó là những giáo viên giỏi chuyên môn, những cán bộ giỏi được điều từ các trường về làm chuyên viên, lãnh đạo các phòng và sở GD-ĐT. Theo quy định, chuyên viên và cán bộ quản lý làm việc ở phòng và sở GD-ĐT chỉ được hưởng phụ cấp công vụ (ở mức 10% lương cho tất cả mọi trường hợp) và không được hưởng phụ cấp thâm niên. Với quy định này, giáo viên ở trường đến tuổi hưu sẽ hưởng mức lương cao hơn gấp rưỡi lương giáo viên đang công tác ở phòng và sở.
Ông Văn Công Sang, trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, diễn giải: với một giáo viên có 35 năm thâm niên, mức phụ cấp thâm niên được hưởng sẽ là 35% lương, cộng với 30% phụ cấp đứng lớp, tổng cộng sẽ nhận thêm 65% lương. Nhưng nếu đó là một giáo viên giỏi được điều động về phòng, sở chỉ được hưởng 10% phụ cấp công vụ, tức là mất 55% lương. Đáng buồn hơn nữa, theo quy định, khoản phụ cấp thâm niên sẽ được tính chung vào lương hưu cho giáo viên. Như vậy, lương hưu của một giáo viên sẽ cao hơn lương của giám đốc sở cũng như tất cả mọi người công tác ở phòng và sở.
Cô Võ Ngọc Thu, trưởng Phòng GD-ĐT Q.5, TP.HCM, ưu tư: “Trước quy định phụ cấp thâm niên, nhiều chuyên viên trên dưới 30 năm nửa đùa nửa thật xin về trường làm giáo viên để được về hưu với mức lương khá hơn. Họ đều là những giáo viên rất giỏi, nay phải chịu thiệt thòi lớn. Giải quyết như thế nào cho đối tượng này? Và rồi, các phòng và sở GD-ĐT làm sao thu hút người giỏi lên làm công tác chuyên môn?”.
Sẽ chờ hỏi ý kiến Ông Văn Công Sang – trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM: “Sau khi có thông tư hướng dẫn, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn các quận, huyện và các trường lập danh sách giáo viên thuộc diện được hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, đi vào thực tế phát sinh nhiều trường hợp không có trong quy định nên chưa biết giải quyết thế nào. Trước mắt, những trường hợp quá trình giảng dạy suôn sẻ sẽ được giải quyết sớm. Những trường hợp có rắc rối, nếu chưa có trong quy định, sở sẽ phải hỏi ý kiến Bộ GD-ĐT để giải quyết.
Theo TTO
Thầy cô phấp phỏng chờ tin vui thu nhập
Cô giáo Trần Thị Lý ở Trường THCS Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã kê khai số năm công tác để chờ ngày truy lĩnh phụ cấp thâm niên. Trong tháng 3 này, nhà trường sẽ hoàn thành xong việc chuyển thu nhập thêm cho cô Lý và các đồng nghiệp.
Địa phương gấp rút duyệt
Sau khi văn bản hướng dẫn phụ cấp thâm niên có hiệu lực, nhiều cơ sở đã rậm rịch tiến hành rà soát, duyệt danh sách, một số địa phương, phụ cấp vẫn "nằm vùng" chờ chỉ đạo. Mặc dù phải đợi thêm nhưng các giáo viên đều tỏ ra lạc quan, phấn khởi vì có thêm động lực.
Theo quy định tại thông tư hướng dẫn phụ cấp thâm niên cho nhà giáo thì lương giáo viên từ tháng 5/2011 có thêm khoản "phụ cấp thâm niên". Giáo viên càng vui hơn khi Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) Trần Kim Tự khẳng định, kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo đã được rót về cơ sở.
Ông nói, kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là không thiếu nguồn. Nhà giáo được truy lĩnh sớm hay muộn phụ thuộc khâu duyệt danh sách của các cơ sở. Những giáo viên được hưởng phụ cấp thâm niên là nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được nhà nước cấp kinh phí hoạt động.
Theo đó, một giáo viên công tác giảng dạy đủ 5 năm (60 tháng) mức lương hiện hưởng 2,67 thì phụ cấp thâm niên được 295.000 đồng/tháng. Trong khi đó, giáo viên có mức lương 6,38, có 35 năm giảng dạy thì phụ cấp thâm niên được hưởng vào khoảng trên, dưới 2 triệu đồng/tháng.
Phụ cấp này góp phần cải thiện đời sống cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên ở nông thôn, ở vùng sâu, vùng xa có nhiều cống hiến cho giáo dục.
Ghi nhận từ phía cơ sở thực thi cho thấy, nhiều cơ sở đã rậm rịch tiến hành rà soát, duyệt danh sách giáo viên đủ điều kiện. Theo ông Đặng Văn Hướng (GĐ Sở GD - ĐT Bắc Ninh), việc hoàn tất thủ tục trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên đang được tiến hành khẩn trương, đảm bảo chuyển tới giáo viên một cách nhanh nhất.
Còn GĐ Sở GD - ĐT Hưng Yên Nguyễn Văn Tám cho biết, "phương án triển khai đang được chúng tôi nghiên cứu và lên kế hoạch thực hiện. Sẽ có báo cáo cụ thể trong thời gian tới."...
Bên cạnh đó, một số địa phương, phụ cấp vẫn "nằm vùng" chờ chỉ đạo. GĐ Sở GD - ĐT tỉnh Thái Bình Đặng Phương Bắc cho biết: "Kinh phí hiện đang có sẵn nhưng còn chờ văn bản hướng dẫn thực hiện. Khi có chỉ đạo sẽ ngay lập tức trả phụ cấp cho giáo viên. Chỉ cần liên ngành Giáo dục - Tài chính - Nội bộ "bắt tay" nhau, chúng tôi sẽ làm luôn".
Giáo viên phấn khởi
Nhiều giáo viên phấn khởi khi nhận được thông tin mới về phụ cấp thâm niên sau hơn nửa năm chờ đợi. Cô Nguyễn Thị Tuyết giáo viên trường tiểu học thị trấn Núi Đối (Kiến Thụy, Hải Phòng) chia sẻ : "Sau 19 năm gắn bó với nghề, mức lương của tôi nay đã được cải thiện nhờ số tiền phụ cấp. Theo cách tính phụ cấp thâm niên, tôi hưởng mức 19% tương đương 600 nghìn/ tháng. Số tiền tuy không nhiều nhưng đó là niềm vui nho nhỏ đối với những nhà giáo như chúng tôi."
Đã được nhận phụ cấp từ đầu năm nay, mỗi tháng có thêm một khoản để chi tiêu, phục vụ công tác trong điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu thốn, thầy Nguyễn Hồng Sơn (giáo viên THPT Đào Duy Từ - TP Thanh Hóa) như bớt đi một nỗi lo thường trực.
Theo thầy Sơn, trong các nghề, lương nghề giáo được xếp vào loại bấp bênh nhất, bởi thế mà có rất nhiều người phải bỏ niềm đam mê đứng trên bục giảng của mình để lăn lộn, bon chen sang các ngành ngoài mới đủ sống. Nhưng giờ có thêm phụ cấp thâm niên, giáo viên cũng được an ủi phần nào và có thêm động lực để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Ở một số địa phương, giáo viên đã được phổ biến về việc trả phụ cấp từ trước nhưng vẫn đang trong tình trạng khấp khởi chờ đợi. Là giáo viên tâm huyết, từng "chở" hơn 20 "chuyến đò" qua sông, có những lúc áp lực gánh nặng mưu sinh, bế tắc tưởng chừng phải bỏ nghề, chuyển ngành, nhưng rồi cũng cố gắng vượt qua. Khi biết tin được nhận phụ cấp thâm niên, cô giáo Nguyễn Thị Dung (giáo viên TTGDTX - Tam Điệp - Ninh Bình) phấn khởi: "Tôi mừng cho tôi một, thì mừng cho đồng nghiệp của tôi - những người trẻ đang dạy chữ, gieo mầm nơi vùng sâu, vùng xa mười, điều kiện sống của họ vô cùng cực khổ, lại thêm đồng lương eo hẹp không đủ sống thì còn tâm trí đâu để dạy chữ?".
"Dù phải đợi thêm một thời gian để duyệt danh sách giáo viên đủ chỉ tiêu nhưng tôi vẫn mừng vì sẽ nhanh thôi, giáo viên không phải chờ một cách vô vọng nữa!" - cô Dung bày tỏ thêm.
Nhà giáo đủ 5 năm giảng dạy, GD được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%. Cách tính hàng tháng theo hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x mức % phụ cấp thâm niên được hưởng. (Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT)
Theo VNN
Lương GV có thể lên 6 - 7 triệu đồng Lẽ ra hơn một tuần trước, giáo viên đã đuợc hưởng phụ cấp thâm niên. Nhưng họ chưa có được niềm vui đó. Theo thông tư liên tịch của các bộ liên quan hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 54/NĐ - CP, thông tư này có hiệu lực thi hành từ 20/2/2012. Tuy nhiên, đến nay, nhiều địa phương...