Thai phụ dùng thuốc kháng sinh nhóm macrolide sẽ gây dị tật thai nhi
Các nhà khoa học kết luận, thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolide được sử dụng trong thai kỳ sẽ đe dọa sự xuất hiện của các bất thường bẩm sinh ở thai nhi.
Theo BMJ, các nhà khoa học ở Đại học College London (Anh) vừa đưa ra kết luận, thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolide (là nhóm thuốc kháng sinh có vòng lacton từ 12 – 17 nguyên tử carbon hay được dùng trong điều trị với tên thuốc gốc rất quen thuộc ra đời từ năm 1952 là erythromycin) được sử dụng trong thai kỳ, đe dọa sự xuất hiện của các bất thường bẩm sinh ở thai nhi.
Các nhà khoa học đã điều tra ảnh hưởng của nhiều loại kháng sinh đến sự phát triển của thai nhi và nguy cơ sảy thai. Phân tích dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các cơ quan y tế của Anh trong 26 năm qua.
Khoảng 104.000 trẻ em có mẹ bị nhiễm trùng nặng trong thai kỳ và sử dụng penicillin và các loại thuốc khác để chống lại vi khuẩn đã được các chuyên gia tính đến. Tình trạng của họ được so sánh với nhóm đối chứng – những đứa trẻ có mẹ không uống kháng sinh.
Hóa ra, con của phụ nữ sử dụng macrolide trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ cao gấp 1,5 – 2 lần khi bị các bất thường nghiêm trọng trong việc hình thành bộ phận sinh dục, hệ tim mạch và các bộ phận khác của cơ thể.
Thai phụ dùng thuốc kháng sinh nhóm macrolide sẽ gây dị tật thai nhi. Ảnh minh họa
Theo VTV, dị tật thai nhi (hội chứng dị tật bẩm sinh) ngày càng có xu hướng tăng lên do nhiều nguyên nhân khác nhau và luôn là nỗi sợ hãi lớn nhất của các gia đình. Trong đó, một số nguyên nhân chủ yếu là:
Mang thai khi cha mẹ đã cao tuổi
Theo nghiên cứu và thống kê, những phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên và những người cha từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ sinh con mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi hơn.
Video đang HOT
Do ở độ tuổi cao, trứng và tinh trùng thường không còn được đảm bảo, trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể dễ xảy ra lỗi dẫn đến những bất thường về di truyền – nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi với những hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp như: Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18), Patau (Trisomy 13), các bất thường nhiễm sắc thể giới tính: Turner, Klinefelter, Jacobs… được phát hiện trong quá trình thăm khám và siêu âm dị tật thai nh
Mang thai khi đang bị bệnh
Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là cực kỳ quan trọng. Dựa trên tình hình sức khỏe cũng như bệnh tật của người mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho thai kỳ khỏe mạnh “mẹ tròn con vuông”. Nếu bỏ qua bước khám thai kỳ quan trọng này, mẹ vẫn mang thai dù đang mắc bệnh rubella, viêm gan siêu vi, viêm thận… rủi ro sảy thai, sinh non, thai thết lưu hoặc dị tật thai nhi là rất dễ xảy ra.
Thai nhi mắc dị tật do di truyền từ cha mẹ
Khi cha mẹ mang gen di truyền có biểu hiện hoặc khỏe mạnh nhưng trong gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh. Người mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non, thai dị dạng… thì khả năng cao cho thấy những bất thường về di truyền và có rất nhiều khả năng di truyền những bất thường đó cho thai nhi.
Tự ý sử dụng thuốc men
Khi nào có những dấu hiệu bị ho, cảm xúc, viêm họng hay sốt khi đang mang thai thì mẹ bầu đều nên đi thăm khám để được điều trị và uống thuốc an toàn. Uống thuốc không chỉ định của bác sĩ có thể tác động rất xấu đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt nghiêm trọng nhất là nguy cơ dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý uống thuốc trong thai kỳ mà không được sự cho phép của bác sĩ.
Mẹ mang thai thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Tâm trạng của mẹ bầu có tác động trực tiếp vào sự phát triển của thai nhi cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bởi thế trong thai kỳ, mẹ bầu nên cố gắng thư giãn và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Nếu mẹ bầu thường xuyên sống trong lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi thì có thể dẫn mẹ bầu đến nguy cơ trầm cảm khi mang thai. Trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai, thường xuyên căng thẳng và mệt mỏi như thế thì sẽ gây ra dị tật cho thai nhi như sứt môi hoặc hở hàm ếch.
Mẹ bầu sử dụng chất kích thích và cay nóng
Khi mẹ mang thai sử dụng rượu bia, chất kích thích sẽ dẫn truyền trực tiếp đến thai nhi thông qua nhau thai. Khi đó, các chất kích thích sẽ tăng cao trong máu khiến cho trẻ không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể đặc biệt là các tế bào não. Hậu quả là khi sinh ra, bé có thể gặp các dị tật về não, chân tay…
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat
Thai phụ 27 tuổi mất con chỉ vì một miếng dưa hấu trong tủ lạnh, cảnh báo loại vi khuẩn nguy hiểm
Sốt cao liên tục, kèm theo ớn lạnh, co thắt... là dấu hiệu mà Tiểu Lý sống ở Đại Hưng, Bắc Kinh mắc phải. Sau 2 ngày, các nhân viên y tế đã nỗ lực điều trị nhưng vẫn không cứu được đứa bé 29 tuần tuổi của người phụ nữ 27 tuổi này.
Anh Dương, chồng của Tiểu Lý nói: "Trong thời gian vợ tôi mang bầu, chúng tôi đều chú ý đến sức khỏe của vợ, buổi sáng ngày 8/1 mọi chuyện vẫn ổn, nhưng buổi chiều đột nhiên cô ấy sốt cao, còn kèm theo ớn lạnh và đau cơ, chúng tôi vội vàng đưa cô ấy đến bệnh viện".
Khi Tiểu Lý đến bệnh viện, cô đã xuất hiện các cơn co thắt tử cung, bác sĩ dùng thuốc kháng sinh để ức chế các cơn co thắt tử cung, nhưng chỉ số nhiễm trùng vẫn tăng lên, và sử dụng các loại thuốc đều không có tác dụng, cuối cùng bác sĩ chỉ có thể quyết định ngừng điều trị bảo vệ thai nhi. Sau 3 tiếng, cô Lý cuối cùng cũng sinh con, nhưng điều khiến mọi người đau lòng là thai nhi sau khi sinh ra không có tim thai. Đã đến tam cá nguyệt thứ ba, em bé 29 tuần tuổi đã bị sinh non. Điều này khiến tất cả mọi người sốc và muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao.
Báo cáo kết quả nuôi cấy máu của Tiểu Lý đã đưa ra câu trả lời. Nguyên nhân là Tiểu Lý đã ăn miếng dưa hấu lấy trong tủ lạnh, miếng dưa hấu này để lâu ngày đã bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes. Nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nhưng không phổ biến, nó có thể gây bệnh ở người và động vật. Sau khi nhiễm bệnh, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng huyết, viêm màng não và tế bào đơn nhân tăng cao.
Nó tồn tại rộng rãi trong tự nhiên và Listeria monocytogenes trong thực phẩm gây nguy hiểm cho sự an toàn của con người. Nó có thể phát triển trong cả điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Phạm vi nhiệt độ tăng trưởng của nó là 2C - 42C (ở 0C cũng phát triển chậm) và nhiệt độ tối ưu là 35C - 37C. Một trong những đặc điểm chính của Listeria monocytogenes là nó có thể phát triển ở nhiệt độ thấp và có thể tồn tại trong một năm ở -20 độ. Nó phát triển tốt trong điều kiện pH trung tính đến kiềm yếu (pH 9,6) và cũng có thể phát triển chậm trong điều kiện axit của pH 3,8-4,4.
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đối với một số người như phụ nữ mang thai hoặc thai nhi, nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Khả năng sống sót và sinh sản của Listeria monocytogenes trong điều kiện lạnh (4C) là một trong những mầm bệnh chính đe dọa sức khỏe con người, nhưng có thể bị giết chết bằng cách làm nóng đến 60C-70C đun trong khoảng 5-20 phút. Vì đặc điểm không sợ lạnh nên vi khuẩn này được gọi là "sát thủ tủ lạnh". Do đó, muốn ngăn ngừa nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes thì kiến nghị, không được lưu trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh để tránh nhiễm khuẩn chéo, thực phẩm trước khi bỏ vào tủ lạnh cần được bọc kỹ càng để đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời cũng phải thường xuyên vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ.
Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn Listeria là gì?
Với những người khoẻ mạnh, khi ăn phải thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes, vi khuẩn không gây nên bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có thể xuất hiện triệu chứng giống cảm cúm với các biểu hiện như sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau dạ dày, nếu như tiêu thụ thức ăn bị nhiễm một số lượng lớn vi khuẩn. Vi khuẩn có thể vào máu gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào hệ thần kinh sẽ gây nên tình trạng viêm màng não với các biểu hiện như đau đầu, cứng cổ, động kinh, mất thăng bằng và cảm thấy bối rối hoặc mất phương hướng có thể xảy ra.
Với những người khoẻ mạnh, khi ăn phải thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes, vi khuẩn không gây nên bất kỳ triệu chứng nào.
Những ai thường nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes?
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đối với một số người như phụ nữ mang thai hoặc thai nhi, nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể qua nhau thai gây sẩy thai, sinh non, hoặc thai nhi chết ngay sau khi sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh nghiêm trọng nếu nhiễm bệnh trước khi sinh ra. Những người có hệ miễn dịch yếu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao như người bị ung thư, AIDS, người cấy ghép nội tạng và người già.
(Nguồn: Sohu)
Theo Helino
Tất tần tật những điều bà bầu cần nắm rõ trong 3 tháng cuối thai kỳ để 'mẹ tròn con vuông' Trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu sẽ thường đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như đau lưng, khó thở, khó ngủ... Nhưng mẹ hãy cố gắng thư giãn, để con yêu ra đời được khỏe mạnh nhất. Mang thai từ tuần thứ 28 đến tuần 29 Tuần thai thứ 28 (tương đương 26 tuần sau thụ tinh) và 29...