Tết Đoan Ngọ sen trắng cháy hàng, 100 ngàn/bó khách tranh nhau
Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày thứ 5 trong tuần nhưng sáng sớm, tại các chợ dân sinh đã có đông bà nội trợ đi mua hoa quả về thắp hương dâng cúng gia tiên.
6h sáng tại chợ đầu mối 365 Hà Đông, Hà Nội, dãy hàng hoa đã có rất đông đúc người mua kẻ bán. Tại đây, có rất nhiều các loại hoa như cúc, hồng, lay ơn, hoa rơn, hoa sen, hoa huệ,… Nhìn chung giá hoa ngày Tết Đoan Ngọ đắt đỏ hơn ngày thường.
Chợ hoa sáng sớm nay đã có rất đông khách mua.
Chị Vân Anh, một tiểu thương bán hoa tại chợ đầu mối này, cho biết: “Giá hoa tươi bắt đầu đắt khoảng 2 ngày trở lại đây. Nếu như hoa cúc trước đây chỉ có giá 30.000 đồng/chục bông thì giờ tăng lên 50.000 đồng/chục bông. Hoa hồng cũng tăng lên gấp đôi, giá 5.000 đồng/bông. Hoa huệ trước chỉ 15.000 đồng/bó 5 cành thì giờ tăng lên 30.000 đồng”.
Theo lý giải của người bán, giá hoa nhập đắt hơn bắt buộc chị cũng phải tăng giá. “Mình nhập hoa từ chợ đầu mối về đắt nên cũng buộc phải bán cao hơn ngày thường. Hiện tại do Hà Nội nắng nóng kéo dài nên hoa khó chăm sóc và hay bị héo, chết. Do đó, giá hoa tươi mấy hôm nay mới đắt đỏ hơn mọi ngày một chút”, chị nói.
Hoa sen trắng được nhiều người chọn
Đặc biệt, trong các loại hoa tươi bán ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều tiểu thương cho biết hoa sen vẫn bán chạy nhất.
Chị Vân Anh chia sẻ: “Có lẽ do đang mùa sen, giá sen lại cũng không bị lên giá nhiều như các loại hoa tươi khác. Hơn nữa, bà nội trợ cũng muốn cắm hoa sen để dâng cúng gia tiên, phật thánh nhân ngày này. Vì thế hoa sen nay bán rất chạy, được nhiều khách hỏi mua hơn hẳn ngày thường”..
Sáng nay, chị Vân Anh bán hoa sen trắng giá 100.000 đồng/bó, còn sen hồng 40.000 đồng/bó. “Mình chỉ có khoảng 30 bó hoa sen trắng, khách lấy từ sáng chỉ còn vài bó. Hầu hết mọi người đều mua 1 hoặc 2 bó sen về cắm thắp hương. Giá sen trắng cả trăm ngàn/bó nhưng bà nội trợ cũng không tiếc tiền. Sen hồng bán chậm hơn nhưng cũng rất nhiều người hỏi. Mới khoảng 6h sáng mình đã bán được vài chục bó sen rồi”, tiểu thương này khoe.
Hoa sen hồng có giá bán 40.000 đồng/bó
Cô Thơm, 52 tuổi ở Lê Lai, Hà Đông, Hà Nội sáng nay cũng đi chợ sớm mua hoa quả tươi thắp hương cúng Tết Đoan Ngọ. Cô tranh thủ chọn mua 2 bó hoa sen trắng.
“Biết là hoa sen cắm sẽ nhanh tàn hơn các loại hoa khác, nhưng do đang mùa sen nên cô cũng mua 2 bó về thắp hương ban thờ gia tiên và thần tài để không gian thờ cúng ngày này thiêng liêng hơn, tỏ rõ được lòng thành của con cháu”, cô nói.
Video đang HOT
Bà nội trợ này cũng cho hay, mua hoa sen hồng nếu không cẩn thận dễ mua phải quỳ. Vì thế, cô mua sen trắng để yên tâm toàn tập vì “chuẩn sen” hơn. Để mua được sen, nay cô phải đi chợ sớm mới chọn được bó sen đẹp và tươi. Ra chợ muộn, sen trắng sẽ nhanh hết, không còn mà mua. Chưa kể hôm nay ngày Tết Đoan Ngọ, hoa sen trắng lại càng đắt khách.
Người phụ nữ 52 tuổi này cũng chia sẻ, không chỉ mặt hàng hoa tươi, hoa sen đắt khách mà hôm nay những loại hoa quả khác như bưởi, đào, mận, xoài, vải,… cũng rất đắt hàng do được nhiều bà nội trợ mua trong dịp Tết này.
Tết Đoan Ngọ và những lưu ý chị em không thể bỏ qua về lễ vật cần mua để chuẩn bị thắp hương
Muốn ngày Tết Đoan Ngọ vẹn tròn ý nghĩa chị em không nên sắm thiếu những thứ này. Lưu ý tuy không nhiều nhưng vẫn cần làm đúng.
Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống rất quen thuộc với người Việt Nam, còn được gọi với tên khác là Tết diệt sâu bọ. Trong ngày này, mỗi gia đình thường có mâm lễ tổ tiên, trời đất... nên việc sắm sửa đồ lễ là không thể thiếu.
Tết Đoan Ngọ cúng gì cũng không được quy định rõ. Đặc trưng của Tết Đoan Ngọ chính là hướng về cội nguồn, về cộng đồng nên ông cha ta thường làm mâm cơm canh, bánh trái, chè xôi, trà rượu dâng cúng ông bà tổ tiên, thổ thần, đất đai viên trạch để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây lành trái ngọt, nhà nhà yên vui.
Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, trầu cau, cơm rượu nếp, lá xông.
1. Cơm rượu nếp
(Ảnh minh họa).
Là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Cơm rượu nếp cả 3 miền đều có và mỗi nơi sẽ có công thức làm đặc trưng. Cơm được nấu bằng gạo nếp lứt hoặc gạo nếp cẩm nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng gạo nếp lứt trộn với men đã giã thành bột. Sau khoảng 2 ngày khi rượu nếp ngấu và có thể ăn được.
Cơm rượu nếp trắng có giá bán dao động từ 70 - 80.000 đồng/kg. Trong khi đó, cơm rượu nếp cẩm có giá cao hơn dao động từ 80 - 90.000 đồng/kg.
2. Lá xông
(Ảnh minh họa).
Ngày Tết Đoan Ngọ, người dân cũng thường mua lá xông để đuổi những điều kém may mắn khỏi người. Chỉ từ 15.000 đồng, là đã có trong tay một bó lá xông đem về nhà. Thông thường một bó lá xông bao gồm nhiều loại lá khác nhau như ngải cứu, ngũ trảo, khuynh diệp, liễu đỏ...
3. Trầu cau
(Ảnh minh họa).
Ngoài lá xông thì nhiều trầu cau cũng là mặt hàng được người dân tìm mua. Thời điểm này, một khay trầu cau nhỏ được đính kết, trang trí có giá dao động từ 40.000-100.000 đồng.
4. Bánh gio mật (Bánh tro)
(Ảnh minh họa).
Đây là loại bánh đã nằm trong kí ức của rất nhiều người. Thông thường, bánh khá ít xuất hiện ở các chợ nhưng cứ đến Tết Đoan Ngọ thì bánh gio lại xuất hiện nhiều lên trông thấy. Càng gần ngày Tết Đoan Ngọ bánh tro càng đắt khách hơn dao động từ 40 - 70.000 đồng/chục.
5. Hoa quả đúng mùa
(Ảnh minh họa).
Tuỳ sở thích, người nội trợ các vùng miền sẽ chọn những loại hoa quả đang vào mùa dịp tháng 5 Âm lịch để cúng Tết Đoan Ngọ. Với người miền Bắc, những loại trái cây thường góp mặt trong mâm cúng gia tiên là mận, roi, đào, táo hay vải... Sự đa dạng của hoa quả nhập khẩu ngày nay cũng giúp các gia đình có thêm sự bày biện đẹp mắt đón Tết Đoan ngọ.
Các loại quả có thể cúng như mận: 60 - 80.000 đồng/kg (loại đẹp), vải: 20 - 30.000 đồng/kg, cam sành: 20 - 25.000 đồng/kg, ổi: 25 - 30.000 đồng/kg.
6. Hoa tươi
(Ảnh minh họa).
Các mẫu hoa khá đa dạng, ngoài các chậu hoa trang trí, làm cảnh thì còn có nhiều loại hoa, lá có thể dùng để thờ cúng. Chẳng hạn hoa đồng tiền giá 23.000 đồng/bó, thạch thảo giá 30.000 đồng/bó, cúc nhánh giá 33.000 đồng/bó, cẩm chướng, cát tường giá 40.000 đồng/bó, mõm sói 50.000 đồng/bó, cúc đơn 65.000 đồng/bó, thủy tiên 70.000 đồng/bó, lily thơm 100.000 đồng/bó, hoa sen 40 - 60.000 đồng/bó 10 bông, hoa bưởi từ 250 - 300.000 đồng/kg hoa cả cành....
Nên cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào
(Ảnh minh họa).
Nếu như Tết Nguyên Đán là Tết khởi đầu cho một năm thì Tết Đoan Ngọ là Tết khởi đầu cho một mùa vụ.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, Tết Đoan Ngọ được tiến hành cúng vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 âm lịch. Bởi lẽ, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Tuy nhiên, theo sự thay đổi của cuộc sống hiện đại, nhiều phong tục cũng đã được tinh giản đi và việc cúng Tết Đoan Ngọ đúng ngày giờ cũng không còn quá quan trọng. Thường các gia đình có thể sắp xếp khoảng thời gian cúng bái cho phù hợp với sinh hoạt của mình.
Thời tiết nắng nóng, tiểu thương bán cua đồng giá 130-150 ngàn đồng/kg, 8 giờ sáng đã hết sạch hàng Những ngày này, tại các chợ dân sinh lớn nhỏ khu vực Hà Nội, mặt hàng cua đồng bán rất nhiều và được đông đảo bà nội trợ dừng lại mua khiến cho nhiều hôm cháy hàng. Mới 8h sáng chị Thương Huyền, 30 tuổi - một tiểu thương bán cua đồng tại chợ Nhổn, Từ Liêm, Hà Nội đã hết sạch cua...