Tên lửa nào nâng sức mạnh oanh tạc cơ Tupolev Tu-22M thêm “khủng”?
Tupolev Tu-22M (Tên hiệu NATO “Backfire”) là một máy bay ném bom tấn công trên biển, siêu thanh, cánh cụp cánh xoè tầm xa được phát triển tại Liên bang Xô Viết.
Một số lượng đáng kể Tu-22M đang phục vụ trong Không quân Nga. Máy bay này thêm sức mạnh “khủng” khi trang bị loại tên lửa hạt nhân Kh-15. Cùng tìm hiểu về tên lửa này.
Tên lửa Kh-15 tầm bắn 250 km tốc độ 6.000 km/h (cũng có thể mang vũ khí hạt nhân).
Raduga Kh-15 hay RKV-15 (tiếng Nga: -15; NATO: AS-16; GRAU: Kickback) là một loại tên lửa không đối đất của Nga.
Kh-15 được trang bị cho Tupolev Tu-22M và các máy bay ném bom khác.
Ban đầu đây là một loại tên lửa hạt nhân tương đương với AGM-69 SRAM của Mỹ, một phiên bản với đầu đạn thông thường cũng đã được phát triển.
Video đang HOT
Vào năm 1967, MKB Raduga bắt đầu phát triển Kh-2000 như một vũ khí thay thế cho tên lửa chống hạm Kh-22 AS-4 &’Kitchen’.
Việc phát triển Kh-15 bắt đầu vào đầu thập niên 1970.
Độ tinh vi của thiết kế giúp tên lửa có thể thích hợp với các vai trò khác nhau, và một phiên bản mang đầu đạn hạt nhân đã được phát triển trước biến thể trang bị đầu đạn thông thường.
Một gói nâng cấp đã bị hủy bỏ vào năm 1991, nhưng các báo cáo năm 1998 nói rằng một phiên bản nâng cấp của Kh-15 có thể trang bị cho máy bay chiến thuật Su-35.
Kh-15 đạt độ cao khoảng 40,000 m (130,000 ft) và bổ nhào xuống mục tiêu, tốc độ đạt đến khoảng Mach 5.
Bắt đầu hoạt động vào đầu thập niên 1980.
Nó có thể trang bị cho máy bay ném bom Tu-95MS-6 &’Bear-H’, Tu-22M3 &’Backfire C’, và Tu-160 &’Blackjack’.
Tu-22M3 có thể mang 6 tên lửa trên một máy phóng quay MKU-6-1 đặt trong khoang chứa bom, cộng với 4 tên lửa trên 2 giá treo dưới cánh, tổng cộng có 10 tên lửa trên một máy bay.
Tu-160 có thể mang 2 máy phóng MKU-6-1, tổng cộng mang được 12 tên lửa bên trong.
Theo Tri Thức
Cựu Tổng thống Liên Xô phân tích nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến Ukraine
Mới đây, cựu Tổng thống Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev đã nêu quan điểm cá nhân rằng, nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột tại Ukraine hiện nay là từ sự tan rã của Liên bang Xô Viết, và ông cảnh báo về những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng bằng các biện pháp quân sự.
"Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng Ukraine bắt nguồn từ sự thất bại Perestroika (chính sách cải tổ chính trị và kinh tế, được Liên Xô tiến hành từ năm 1986 đến năm 1991), cũng như các quyết định vô trách nhiệm của các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine và Belarus ở Belovezha Forest", ông Gorbachev viết.
Điều vị tổng thống đầu tiên và duy nhất của Liên bang Xô Viết đề cập chính là những sự kiện hồi năm 1991, trong đó các nhà lãnh đạo của Nga, Ukraine và Belarus đã ký thỏa thuận về việc thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập để thay thế Liên Xô và "hạ bệ" ông Gorbachev.
Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev nêu quan điểm đáng chú ý về cuộc khủng hoảng Ukraine
Ông Gorbachev cũng lưu ý rằng sau đó vài năm, Ukraine bắt đầu rơi vào "vòng lôi kéo" của các nước phương Tây, để đưa Kiev vào cộng đồng châu Âu-Atlantic, trong đó công khai bỏ qua các lợi ích của Liên bang Nga.
Theo nhà cựu lãnh đạo Liên Xô, kết cục của những hành động đó là tất cả bên liên quan đều bị thiệt hại, vì họ đã tạo ra mối đe dọa cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, hay thậm chí là một chiến thực sự.
Và trong phần quan điểm giải quyết, ông Gorbachev cho rằng các bên cần dừng ngay việc cáo buộc lẫn nhau, đồng thời hỗ trợ các bước để hướng tới giải quyết khủng hoảng.
"Không có một giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột này và sẽ chẳng có ai là người thắng cuộc cả", ông Gorbachev khẳng định.
Cùng với đó, vị cựu Tổng thống Liên Xô cũng tuyên bố mọi phương án chống lại nước Nga từ phương Tây đều sẽ thất bại.
Ông bày tỏ: "Các nỗ lực cô lập hay phớt lờ nước Nga đều sẽ không thể thành công. Tôi chắc chắn rằng nước Nga sẽ vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Nhưng chúng ta cần phân tích một cách cẩn trọng những nguyên nhân đằng sau".
Ngoài ra, ông Gorbachev cũng nhắc lại việc các nhà lãnh đạo phương Tây cần ngừng lôi kéo Kiev vào khối quân sự NATO bởi điều này sẽ chẳng đem lại kết quả gì mà còn làm sâu sắc thêm xung đột với Nga, và tất nhiên, từ đó sẽ lại càng làm leo thang căng thẳng hiện nay ở Ukraine.
Theo Trung Hiếu (theo RT)
An ninh Thủ đô
Những sự thật thú vị về Bán đảo Crimea ít người biết Hôm nay kỷ niệm tròn một năm ngày Nga sáp nhập Crimea (16/3/2014 - 16/3/2015). Dưới đây là những sự thật thú vị về Bán đảo Crimea ít người biết tới. 1. Crimea là món quà Nga tặng Ukraine. Crimea nằm dưới quyền quản lý của Nga khoảng 200 năm, cho tới năm 1954 thì nó trở thành món quà Tổng bí thư...