Nạn nhân buôn người kể về ký ức kinh hoàng tại hang ổ lừa đảo ở Myanmar
Các tổ chức tội phạm ở biên giới Myanmar – Thái Lan thường dụ dỗ các nạn nhân bằng lời hứa “việc nhẹ, lương cao” để rồi ép họ tham gia vào đường dây lừa đảo trực tuyến xuyên quốc gia.
Một nạn nhân được giải cứu khỏi hang ổ lừa đảo tại Myanmar trên đường về Thái Lan (Ảnh: ST).
Tại một hang ổ lừa đảo trực tuyến ở Myanmar, nữ lao động người Philippines, Pieta, chỉ có thời hạn vài ngày để quyến rũ những người lạ trên mạng internet và lừa họ đầu tư vào một doanh nghiệp giả mạo. Nếu nhiệm vụ thất bại, cô sẽ bị đánh đập hoặc tra tấn bằng cách chích điện.
Pieta là một trong 260 người – nhiều người có dấu vết thương tích hoặc bầm tím rõ ràng – được giải cứu khỏi một hang ổ lừa đảo dọc biên giới Myanmar trong tuần này và được bàn giao cho Thái Lan, sau một loạt cuộc truy quét các hoạt động lừa đảo.
Các trung tâm lừa đảo đã mọc lên như nấm ở các khu vực biên giới Myanmar – Thái Lan, do người nước ngoài vận hành. Các nạn nhân trong các khu vực này thường bị buôn bán và ép buộc làm việc để lừa đảo mọi người trên khắp thế giới trong một ngành công nghiệp mà các chuyên gia ước tính trị giá hàng tỷ USD.
Pieta ban đầu nghĩ rằng mình đã nhận được một công việc ở Thái Lan với mức lương 1.500 USD/tháng khi rời Philippines vào 6 tháng trước.
Thay vào đó, cô bị buộc phải làm việc theo ca kéo dài với mức lương bằng 0 tại khu trại ở Kyauk Khet, một ngôi làng ở bang Karen của Myanmar. Nhiệm vụ của những người trong trại là chuyên lừa đảo người dân ở châu Âu và họ sống trong nỗi sợ hãi thường trực về các hình phạt dã man.
“Nếu chúng tôi không đạt chỉ tiêu, chúng tôi sẽ bị đánh đập hoặc bị chích điện”, cô nói với AFP từ một cơ sở tạm giữ ở Phop Phra, cách Mae Sot, Thái Lan khoảng 30km, sau khi được giải cứu vào ngày 12/2.
Video đang HOT
“Tôi chỉ muốn khóc. Chúa ơi. Tôi rất hạnh phúc… vì đã rời khỏi nơi đó”, cô nói, đồng thời tiết lộ rằng cô từng bị phạt ngồi xổm rồi đứng lên tới 1.000 lần.
260 công dân nước ngoài – trong số hàng nghìn người bị dụ dỗ vào các trung tâm lừa đảo khét tiếng này với lời hứa về công việc lương cao trước khi bị giam giữ – đến từ hơn 10 quốc gia, bao gồm Ethiopia, Brazil và Nepal.
AFP đã phỏng vấn một số nạn nhân với điều kiện giấu danh tính. Nhiều người mang dấu vết bạo hành, bao gồm một phụ nữ bị bầm tím nghiêm trọng ở tay và đùi trái, nói rằng cô đã bị chích điện.
Liu, một trong 10 công dân Trung Quốc được giải cứu, mô tả những hình phạt kinh hoàng mà các ông chủ Trung Quốc đã thực hiện.
Anh kể rằng mình đã chứng kiến một người lao động bị chà mặt xuống một tấm lưới kim loại trên sàn. “Nhiều người đã bị đánh đến chết, cảnh tượng rất đẫm máu”, anh nói.
Các trung tâm lừa đảo đã phát triển mạnh trên khắp Đông Nam Á trong những năm gần đây, bao gồm cả ở Philippines, nơi cảnh sát tuần này đã giải cứu 34 người Indonesia khỏi một khu trại ở Manila.
Tại đó, các phần tử đứng đầu người Trung Quốc bị cáo buộc đã tịch thu hộ chiếu của họ và thông báo rằng họ sẽ bị chuyển đến một địa điểm mới ở Campuchia.
Ông Gilberto Cruz, thuộc Ủy ban chống tội phạm có tổ chức của Philippines, nói với AFP vào ngày 14/2 rằng khoảng 21.000 công dân Trung Quốc, từng làm việc cho các trung tâm đánh bạc trực tuyến hiện đã bị cấm, vẫn đang vận hành các hoạt động lừa đảo quy mô nhỏ hơn ở nước này.
Quan chức Thái Lan cho biết trung tâm ở Kyauk Khet do người Trung Quốc điều hành, lần đầu xuất hiện bên kia sông Moei vào năm 2019.
Các nạn nhân thường bị lừa đến Thái Lan với lời hứa “việc nhẹ, lương cao” rồi bị đưa đến khu vực biên giới tới Myanmar và ép buộc phải tham gia các hoạt động lừa đảo trực tuyến. Lợi dụng tình hình chính trị bất ổn ở Myanmar, các nhóm tội phạm đã phát triển hệ thống hang ổ lừa đảo trong những năm qua.
Tuy nhiên, theo ông Thatchai Pitaneelaboot, một quan chức cấp cao của cảnh sát Thái Lan, vẫn có một số trường hợp tự nguyện đến làm việc tại các trung tâm lừa đảo này dù biết mình sẽ phải làm gì.
Mặc dù vậy, với những người đồng ý làm công việc lừa đảo, họ có thể không lường trước được những gì thực sự đang chờ đợi họ phía trước như các hình phạt và tra tấn dã man.
Kokeb, một công nhân Ethiopia, cho biết anh và đồng nghiệp phải làm việc 17-18 giờ mỗi ngày, nhiều người bị tịch thu điện thoại để ngăn họ bỏ trốn.
Hai người Kenya khác – những người nói rằng họ bị ép lừa đảo người dùng internet ở các quốc gia giàu có như Mỹ – đã cố gắng trốn thoát cùng nhiều người khác vài ngày trước khi được giải cứu.
Nỗ lực giải cứu
Quân đội Phật giáo Karen Dân chủ (DKBA), lực lượng kiểm soát khu vực Kyauk Khet, Myanmar đã nhận trách nhiệm giải cứu các nạn nhân.
Ông Saw Shwe Wah, phó tổng tư lệnh DKBA, cho biết vào ngày 12/2 rằng ông cảm thấy “nhẹ nhõm khi đã bàn giao các nạn nhân an toàn” cho chính quyền Thái Lan.
DKBA và một nhóm quân sự Myanmar khác nói rằng họ sẽ tiếp tục giải cứu hàng nghìn người khỏi các trung tâm lừa đảo trong những tuần tới.
Trước đó, Thái Lan đã cắt điện, mạng internet, nguồn cung xăng dầu cho các khu vực biên giới Myanmar nhằm gây áp lực lên các nhóm lừa đảo. DKBA, lực lượng đối lập với chính quyền quân sự Myanmar, sau đó cam kết sẽ dẹp bỏ các hang ổ lừa đảo để xây dựng lòng tin với Thái Lan nhằm khiến Bangkok nối lại việc cấp phát điện, mạng internet cho người dân trong khu vực mà nhóm trên kiểm soát.
Những người được giải cứu kể rằng còn hàng nghìn người vẫn bị giam giữ tại Kyauk Khet, nhưng họ vô cùng hạnh phúc vì cuối cùng cũng được trở về nhà.
Liu đã để vợ mình lại quê nhà ở tỉnh Vân Nam khi cô đang mang thai đứa con thứ 2. “Tôi không thể chờ được đến ngày gặp lại các con mình”, anh nói.
Cảnh sát Italy ngăn chặn vụ lừa đảo sử dụng AI, với số tiền hơn 1 triệu USD
Ngày 12/2, Cảnh sát Italy đã đình chỉ giao dịch của một doanh nhân nổi tiếng, chuyển gần 1 triệu euro (1,04 triệu USD) đến tài khoản ngân hàng nước ngoài sau khi phát hiện ông này là nạn nhân của một vụ lừa đảo bằng trí tuệ nhân tạo (AI).
Các đối tượng lừa đảo đã sử dụng AI để bắt chước giọng nói của Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto, thực hiện các cuộc gọi với nội dung yêu cầu hỗ trợ tài chính khẩn cấp để giải cứu các nhà báo Italy bị bắt cóc ở Trung Đông. Đầu tuần này, các công tố viên ở Milan cho biết một số doanh nhân nổi tiếng nhất của Italy, trong đó có nhà thiết kế thời trang Giorgio Armani và nhà đồng sáng lập nhãn hiệu Prada Patrizio Bertelli, đã bị nhắm tới. Tuy nhiên, chỉ có ông Massimo Moratti, cựu chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Inter Milan, được cho là đã chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo. Nhà chức trách cho biết số tiền này đã được chuyển đến Hà Lan và sẽ rất khó để lấy lại.
Chia sẻ trên nền tảng X, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Crosetto bày tỏ sự vui mừng vì số tiền lừa đảo mà các đối tượng đã sử dụng công nghệ giả mạo giọng nói của ông đã được phát hiện và ngăn chặn.
Hiện ông Moratti chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên. Các nguồn thạo tin cho biết ông Moratti đã chuyển khoản 2 lần, với tổng số tiền gần 1 triệu euro. Ông đã đệ đơn khiếu nại vào tuần trước sau khi nhận ra mình bị lừa.
Trung Quốc ca ngợi Thái Lan nỗ lực dẹp hang ổ lừa đảo qua mạng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh giá cao các động thái của Thái Lan trong việc ngăn chặn các trung tâm tội phạm mạng ở biên giới quốc gia Đông Nam Á với Myanmar. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra hôm 6/2 (Ảnh: Xinhua). Ông Tập hôm 6/2 đã ca ngợi những nỗ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du châu Á vào tuần tới

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga sau tối hậu thư đầu hàng ở Kursk

Mỹ tung tiêm kích thế hệ 6: "Át chủ bài" mới của lực lượng không quân

Ông Trump nói đang đàm phán phân chia lãnh thổ Nga, Ukraine

Ông Trump: Sẽ sớm có lệnh ngừng bắn toàn diện cho xung đột Nga - Ukraine

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Thủ đô Tokyo, Nhật Bản bắt đầu bước vào mùa hoa anh đào

Nhật - Trung - Hàn khẳng định tầm quan trọng của tăng cường hợp tác với ASEAN

Mỹ nhập khẩu trứng để giải quyết khủng hoảng do dịch cúm gia cầm gây ra

Nhật - Hàn nỗ lực thúc đẩy quan hệ, giải quyết các vấn đề lịch sử còn tồn đọng

Bộ An ninh Nội địa Mỹ cắt giảm trên 100 nhân viên của các cơ quan giám sát

Đặc phái viên Mỹ: Ukraine 'về cơ bản' chấp nhận từ bỏ gia nhập NATO
Có thể bạn quan tâm

1 sao nam Vbiz gây hoang mang khi phải thở bình oxy trong hậu trường concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
Sao việt
23:46:17 22/03/2025
NewJeans bị toà án cấm hoạt động độc lập
Nhạc quốc tế
23:36:10 22/03/2025
Lý do diễn viên phim "Âm dương lộ" từ chối quay trong phim trường
Hậu trường phim
23:32:21 22/03/2025
Con trai mất khi chữa cháy rừng, mẹ đau đớn nhớ khoảnh khắc cuối cùng
Tin nổi bật
23:29:46 22/03/2025
Bước ngoặt "đáng ghét" của Kang Ha Neul
Phim châu á
23:24:59 22/03/2025
Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai mở màn đỉnh nóc kịch trần, dàn Anh Tài quá "chiến" bùng nổ MXH
Nhạc việt
23:14:27 22/03/2025
Ông Park gửi tặng hoa cưới cho Văn Toản
Sao thể thao
22:54:54 22/03/2025
Anh em sinh 3 được cả làng ngưỡng mộ, cùng đỗ đại học, cưới cùng 1 ngày
Netizen
22:54:01 22/03/2025
Mẹo luộc cua, ghẹ không rụng càng
Ẩm thực
22:52:40 22/03/2025
Minh Tú 'đáp trả' khi Á hậu Quỳnh Châu đôi co, chất vấn giám khảo
Tv show
22:46:24 22/03/2025