Báo Mỹ: Tổng thống Trump muốn điều quân bảo vệ kho đất hiếm Ukraine
NBC dẫn lời các quan chức cho biết Mỹ có thể đưa quân đến bảo vệ các mỏ đất hiếm của Ukraine.
Xe chuyển quặng sắt ở Ukraine (Ảnh: Getty).
Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tháng này tuyên bố, ông quan tâm đến việc ký kết thỏa thuận với Ukraine để mua kim loại đất hiếm và các tài nguyên khác, đổi lại bằng nguồn viện trợ quân sự của Washington.
Tổng thống Trump cho biết ông đã nói với Ukraine rằng ông muốn nhận được một khoản “tương đương 500 tỷ USD giá trị đất hiếm” để đổi lấy “hơn 300 tỷ USD” viện trợ quân sự mà Washington đã cung cấp cho Kiev kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự vào năm 2022.
Yêu cầu của ông Trump đã được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent trình lên nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky trong một đề xuất hợp đồng mà ông mang đến cuộc họp ở Kiev vào đầu tuần này. Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ được cấp 50% quyền sở hữu khoáng sản đất hiếm của Ukraine để đổi lấy viện trợ quân sự của Washington.
Tuy nhiên, hãng tin NBC dẫn lời 4 quan chức giấu tên cho biết, thỏa thuận được đề xuất cũng báo hiệu ý định của Washington là triển khai quân đội Mỹ đến các mỏ đất hiếm như một lực lượng bảo vệ. Việc triển khai này có thể diễn ra sau khi Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột.
Video đang HOT
Hiện tại, lập trường của Mỹ về việc triển khai quân đội tới Ukraine vẫn chưa rõ ràng.
Phát biểu tại một cuộc họp của các nước ủng hộ Ukraine tại Brussels, Bỉ vào đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã loại trừ khả năng gửi quân đội Mỹ tới Ukraine sau bất kỳ thỏa thuận an ninh nào.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với báo Wall Street Journal hôm 14/2, Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance cho biết khả năng gửi quân đội Mỹ tới Ukraine vẫn được xem xét nếu Moscow từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán một cách thiện chí.
Cho đến nay, Tổng thống Zelensky đã từ chối lời đề nghị của Mỹ về việc nắm quyền sở hữu 50% khoáng sản đất hiếm của Ukraine. Phát biểu với các phóng viên bên lề Hội nghị An ninh Munich vào ngày 15/2, ông Zelensky cho biết đề xuất của Mỹ cho đến nay vẫn thiếu “bảo đảm an ninh” cho Kiev và không “vì lợi ích của Ukraine”.
Tổng thống Zelensky cho biết tài liệu do Bộ trưởng Bessent trình lên ông sẽ cần được sửa đổi để phản ánh lợi ích của Ukraine, đồng thời lưu ý rằng ông muốn có mối quan hệ đối tác cùng có lợi với Mỹ, thay vì đánh đổi nguồn tài nguyên giá trị của Ukraine.
Trước khi xung đột Ukraine leo thang vào năm 2022, Ukraine có trữ lượng titanium và lithium lớn nhất châu Âu. Đây là những vật liệu rất quan trọng đối với các ngành công nghiệp quân sự, pin và tụ điện.
Kiev cũng có các mỏ beryllium, manganese, gallium, uranium, zirconium, graphite, apatite, fluorite và nickel đáng kể.
Theo tạp chí Forbes, khoảng 7.000 tỷ USD trong tổng tài sản khoáng sản của Ukraine nằm ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine, hầu hết khu vực này đang bị Nga kiểm soát.
Tổng thống Trump nhận định Ukraine sở hữu các “vùng lãnh thổ vô cùng có giá trị về mặt đất hiếm và dầu khí”.
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2024, Ukraine “có tiềm năng to lớn như một nhà cung cấp toàn cầu về các nguyên liệu thô quan trọng”, đóng vai trò “thiết yếu” cho các ngành công nghiệp quốc phòng, công nghệ cao và năng lượng xanh.
Cuộc đối đầu giữa Patriot của Ukraine và tên lửa đạn đạo Nga
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, trong một trận đọ sức quyết liệt, Ukraine đã phóng 10 tên lửa Patriot trị giá 30 triệu USD để tiêu diệt 6 tên lửa đạn đạo của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot do Mỹ chế tạo (Ảnh: Quân đội Mỹ).
Interfax-Ukraine đưa tin, trả lời các nhà báo trước khi bắt đầu cuộc họp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent hôm 12/2, Tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận, lực lượng phòng vệ Ukraine đã sử dụng 10 tên lửa Patriot trị giá 30 triệu USD để bắn hạ 6 tên lửa đạn đạo của Nga vào ban đêm.
Ông Zelensky nói: "Để bắn hạ 6 tên lửa đạn đạo của đối phương, Ukraine đã phải sử dụng số tên lửa Patriot với tổng trị giá 30 triệu USD".
Đây có lẽ là trận đọ sức quyết liệt chưa từng có giữa các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Ukraine với tên lửa đạn đạo Iskander-M do Nga phóng đi.
Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự ở Kiev nhấn mạnh với các đối tác quốc tế về nhu cầu tăng cường phòng không của Ukraine để bảo vệ dân thường khỏi các cuộc tấn công đường không của Nga.
Vào đêm 11 rạng sáng 12/2, Nga đã tấn công Ukraine bằng 7 tên lửa đạn đạo Iskander-M và 123 máy bay không người lái các loại. Trong đó, 6 tên lửa và 71 máy bay không người lái đã bị phá hủy và 40 máy bay không người lái khác đã bị mất điều khiển hoặc không đến được mục tiêu. Đáng chú ý, có tới 6 tên lửa đạn đạo Nga đã bị đánh chặn thành công trên bầu trời Kiev.
Cơ quan Tình trạng Khẩn cấp Nhà nước Ukraine đã báo cáo hậu quả của cuộc tấn công bằng vũ khí đạn đạo của Moscow vào Kiev: các đám cháy lớn bùng phát, 1 người chết, 4 người bị thương.
Người phát ngôn Không quân Ukraine, Yuriy Ignat, đã phản bác một bài đăng trên mạng xã hội của nghị sĩ Maryana Bezugla, trong đó bà cáo buộc lực lượng không quân nói dối.
Sĩ quan này lưu ý, phòng không Ukraine đã bắn hạ được tất cả các tên lửa đạn đạo của Nga bay về phía Kiev vào ngày 12/2, nhưng ông nhấn mạnh rằng mọi thứ bị hư hại trên không đều rơi xuống đất.
Mỹ nhắm mục tiêu cắt giảm mạnh xuất khẩu dầu mỏ của Iran Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vừa công bố kế hoạch siết chặt trừng phạt Iran, với mục tiêu cắt giảm mạnh sản lượng xuất khẩu dầu thô của quốc gia này. Nhà máy lọc dầu Isfahan ở Iran. Ảnh: Getty Images/TTXVN Trong cuộc trả lời phỏng vấn Fox Business ngày 14/2,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điểm kỳ lạ trong thành phần đoàn Nga đến Saudi Arabia đàm phán về xung đột Ukraine

Đằng sau sự trái ngược của dòng chảy viện trợ quân sự Mỹ cho Ukraine và Israel

Mỹ dừng chương trình tạm trú đối với người nhập cư Latinh, 520.000 nguời bị ảnh hưởng

Toàn cảnh đàm phán tại Saudi Arabia về tiến trình kết thúc xung đột Nga - Ukraine

Biểu tình lớn tại Pháp chống phân biệt chủng tộc

Nga cảnh báo sẽ đáp trả nếu Ukraine tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng

Doanh nghiệp Nga khẳng định quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

Meta ngừng cá nhân hóa quảng cáo với người dùng Anh sau vụ kiện về quyền riêng tư

Căng thẳng ở Trung Đông: Israel tấn công các mục tiêu quân sự ở miền Nam Syria

Mỹ cảnh báo an toàn đối với công dân tại Israel

Giáo Hoàng Francis sắp xuất viện

Serbia có động thái bất ngờ đối với Nga trong vấn đề Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Gia đình Kim Sae Ron dừng tung ảnh, đáp trả nghi vấn về nhân chứng giả
Sao châu á
12:23:58 23/03/2025
Cách làm chân gà ủ muối vàng rực, thơm ngon
Ẩm thực
12:19:38 23/03/2025
Review trải nghiệm 4N3Đ ở Huế với gần 20 địa điểm từ trung tâm thành phố đến bãi biển
Du lịch
12:06:37 23/03/2025
Loài chim "quý hơn vàng", không thể bị nhốt vì lý do đặc biệt
Lạ vui
11:53:23 23/03/2025
Tìm tài xế ô tô con bị xe tải 'chèn ép' trên cầu vượt ở Hà Nội
Tin nổi bật
11:04:01 23/03/2025
Ronaldo gửi lời cảnh báo đến ngôi sao của MU bắt chước anh
Sao thể thao
10:59:37 23/03/2025
Độc đáo ngôi nhà 'luôn mát mẻ' ở huyện miền núi Thanh Hóa
Sáng tạo
10:52:48 23/03/2025
4 loại nước uống tàn phá gan số một
Sức khỏe
10:50:25 23/03/2025
"Anh trai chông gai" lập kỷ lục Guinness, NSND Tự Long nói lý do mặc đồ cũ
Nhạc việt
10:32:11 23/03/2025
"Công chúa mắt cười" xinh phát sáng, một mình thể hiện "thánh ca" của nhóm nữ thời đại cũng đủ làm fan Việt mê mẩn!
Nhạc quốc tế
10:28:55 23/03/2025