Nga lên tiếng sau đề xuất của ông Trump về trở lại G8
Điện Kremlin cho rằng Nhóm G8 đã trở nên lỗi thời vì không còn đại diện cho động lực tăng trưởng kinh tế của thế giới.
Các nhà lãnh đạo G7 họp tại Italy năm 2024 (Ảnh: Reuters).
Phản hồi đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đưa Nga trở lại Nhóm 8 nền kinh tế phát triển (G8), người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng nhóm này đã trở nên lỗi thời vì các trung tâm tăng trưởng kinh tế đã chuyển sang các khu vực khác trên thế giới.
“G7 không đại diện cho các trung tâm phát triển kinh tế và xã hội hàng đầu thế giới”, ông Peskov tuyên bố.
Ông nhấn mạnh rằng Nga ưu tiên Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20), bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil cùng với các thành viên G7.
“G20 phản ánh tốt hơn các đầu tàu kinh tế của thế giới”, ông Peskov nói thêm.
Trước đó, ông Peskov từng khẳng định việc quay trở lại G7 không phải là mục tiêu của Nga.
“Trong bất cứ trường hợp nào, Nga cho rằng thật sự không hiệu quả nếu bàn bạc về các vấn đề toàn cầu về địa lý, an ninh hoặc kinh tế mà thiếu đi sự có mặt của Trung Quốc và Ấn Độ”, ông Peskov lý giải.
Tổng thống Trump ngày 13/2 tuyên bố việc loại Nga khỏi G8 là một sai lầm.
Nga từng là một trong các thành viên của G8 trước khi bị các nước trong khối “tẩy chay” và đưa G8 thành G7 vào năm 2014.
Nhóm G7 (gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ) đã lên án Nga vì những bất đồng trong cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine cũng như việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ.
Video đang HOT
Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích việc loại Nga khỏi nhóm và đưa ra ý tưởng khôi phục G8 trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng nhiều quốc gia, trong đó có Nga, đã tìm cách liên kết với phương Tây và gia nhập nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tư cách thành viên của Nga đã bị đình chỉ sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea.
Tổng thống Putin giải thích rằng Moscow sau đó đã nhận ra rằng việc tái gia nhập G7 là “vô ích” vì “không ai” tính đến lợi ích của Nga.
Ông chủ Điện Kremlin cho rằng trên thực tế, các nước giàu không sẵn sàng tạo ra một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế “mở cửa thị trường cho các nền kinh tế đang phát triển và tạo điều kiện tự do cho phát triển và tăng trưởng”.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moscow chưa bao giờ đề nghị bất kỳ ai để được cho phép quay trở lại G8. Ông Lavrov nói rằng Nga đã tham gia các thể chế khác như SCO, BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi), G20 và các thể chế này đều có triển vọng tốt.
“G20 là cơ chế để đạt được sự đồng thuận. Tôi tin đây là cơ chế triển vọng nhất cho tương lai”, Ngoại trưởng Nga nói thêm. Ông Lavrov nói rằng Nga đang hoạt động ổn định tại các thể chế như G20.
Bước ngoặt bất ngờ trong lập trường của Mỹ về Ukraine
Cả Nhà trắng và điện Kremlin đều đã bất ngờ thông báo về cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống VladImir Putin.
Thế giới đã trông đợi lâu nay khi ông Trump tuyên bố sẽ giải quyết cuộc chiến Ukraine trong vòng một ngày nếu trở lại cầm quyền. Nhưng cuộc điện đàm dường như lại xảy ra vào thời điểm ít hy vọng nhất khi gần đây lan truyền nhiều tin tức về việc ông Trump đã "đóng băng" việc giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Theo Tổng thống Trump, ông đã có cuộc nói chuyện điện thoại kéo dài 90 phút với Tổng thống Putin về cuộc chiến ở Ukraine. Hai bên nhất trí sẽ bắt đầu ngay các cuộc đàm phán để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine và hai ông sẽ sớm trực tiếp gặp nhau (có thể là ở Ả-rập Xê-út) và ông Putin đã mời ông Trump đến thăm Moscow.
Trước đó, cũng trong ngày 12/2 tại Brussels (Bỉ), trong cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng về Ukraine lần đầu tiên không phải do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chủ trì, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã bất ngờ có những tuyên bố phản ánh một sự thay đổi căn bản trong quan điểm về cuộc chiến hiện nay ở Ukraine của chính quyền Trump 2.0 so với chính quyền tiền nhiệm của ông Joe Biden, cũng như về cấu trúc an ninh châu Âu và trật tự thế giới mới đang hình thành.
"Đàm phán sẽ bắt đầu ngay lập tức"
Đó là tuyên bố của Tổng thống Trump trong thông báo về cuộc nói chuyện điện thoại với Tổng thống Putin mà ông đánh giá là rất hiệu quả nhằm kết thúc cuộc chiến ở Ukraine. Câu hỏi đặt ra là những bên đàm phán là ai và trên cơ sở/theo điều kiện gì?
Mặc dù ông Trump không đưa ra chi tiết gì liên quan nhưng với những gì ông công bố và việc ông cho biết là đã thông báo cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về nội dung cuộc điện đàm với ông Putin; và đặc biệt là với những gì Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth đã phát biểu trước 50 đồng nghiệp tại cuộc họp của Nhóm liên lạc nói trên ở Brussels, có thể thấy rõ trước hết đây sẽ chỉ là đàm phán giữa các quan chức Mỹ và Nga mà không (hay ít ra là chưa) có sự tham gia của Ukraine.
Tiếp theo là về cơ sở để đàm phán, như ông Hegseth đã nêu, đó là loại trừ "việc Ukraine trở lại đường biên giới sau 2014, việc Ukraine gia nhập NATO và việc Mỹ đưa quân tới Ukraine để gìn giữ hòa bình". Những đòi hỏi "loại trừ" đó chính là những yêu cầu phía Nga đã và vẫn luôn đặt ra, nhưng lại là những yêu cầu cốt lõi của Ukraine đòi phải có và luôn được chính quyền Biden và các đồng minh châu Âu triệt để ủng hộ.
Theo Politico, tình hình trên cho thấy khoảnh khắc mà người dân châu Âu và đặc biệt là người Ukraine lo sợ trong nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm, cuối cùng đã xảy ra. Mỹ dường như đã chấm dứt sự ủng hộ dành cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Việc Tổng thống Trump chọn điện đàm đầu tiên là với Tổng thống Putin và việc hai bên đồng ý bắt đầu đàm phán ngay cho thấy khả năng ông Zelensky tham gia vào tiến trình đàm phán kết thúc cuộc chiến như Tổng thống Trump đã tuyên bố gần như là "bằng không". Không chỉ vậy, ông John Bolton, cựu Cố vấn an ninh quốc gia từng phục vụ dưới thời Trump 1.0, cũng đã phát biểu cho rằng Mỹ dường như ông Trump đã nhượng bộ trước các yêu cầu của Tổng thống Nga Putin trong vấn đề Ukraine.
Mặc dù phía Mỹ đã thể hiện sự thay đổi mang tính bước ngoặt có lợi cho Nga, hiện phía Nga vẫn tỏ ra rất cứng rắn. Bên cạnh việc mới đây Moscow thẳng thừng bác bỏ các đề xuất của Tổng thống Zelensky về việc "đổi lãnh thổ lấy lãnh thổ" (có thể do Nga còn ưu tiên tập trung tấn công giành thêm lãnh thổ ở khu vực Donbass chứ không phải không thể đánh bại Ukraine khỏi vùng Kursk), mà còn bác bỏ mọi gợi ý đưa quân nước ngoài vào Ukraine gìn giữ hòa bình mà không có ủy quyền của Liên hợp quốc.
Thực tế là ngay sau khi phía Mỹ gợi ý có thể đưa lực lượng "châu Âu & không châu Âu" vào Ukraine để gìn giữ hòa bình, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc đã lập tức tuyên bố các lực lượng đó sẽ là "mục tiêu hợp pháp" của quân Nga nếu không có ủy quyền của Hội đồng bảo an, nơi Nga có quyền phủ quyết.
Tuyên bố mang tính bước ngoặt của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Trong phát biểu của mình tại Brussels, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng cho thấy Mỹ đã rút lại cam kết của mình đối với an ninh châu Âu và từ bỏ vai trò lịch sử mà nước này đảm nhận kể từ sau Thế chiến II. Washington đưa ra một yêu cầu rõ ràng, theo đó các chính phủ châu Âu sẽ phải chịu trách nhiệm chính về quốc phòng của mình, cũng như của Ukraine.
Nhìn rộng ra hơn, tuyên bố thể hiện bước ngoặt của ông Hegseth còn phản ánh một sự thay đổi căn bản trong chiến lược địa chính trị toàn cầu của Washington.
Theo các nhà phân tích chính trị quốc tế, đây không đơn thuần là một tuyên bố chính sách thông thường, mà là dấu hiệu của một sự dịch chuyển mang tính lịch sử trong tư duy chiến lược của Mỹ thời Trump 2.0.
Trước hết, cụm từ "thực tế chiến lược khắc nghiệt" trong tuyên bố của ông Hegseth ở Brussels vừa qua như lý do để Mỹ thay đổi cần được hiểu gồm nhiều yếu tố phức tạp đan xen như: (i) Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh toàn diện với Mỹ, từ quân sự, công nghệ đến kinh tế; (ii) những thách thức ngày càng gia tăng tại biên giới Mỹ - Mexico, với làn sóng người di cư bất hợp pháp và các vấn đề an ninh liên quan; (iii) những giới hạn về nguồn lực của Mỹ trong việc duy trì vai trò siêu cường toàn cầu trong một thế giới ngày càng đa cực.
Đặc biệt, việc chuyển hướng ưu tiên từ châu Âu sang phòng thủ biên giới và đối phó với Trung Quốc, trước hết là bằng biện pháp thuế quan, phản ánh một nhận thức mới về thứ tự ưu tiên trong các mối đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ hiện nay.
Điều này cũng cho thấy một sự thay đổi từ chính sách can dự toàn cầu tích cực sang một cách tiếp cận có chọn lọc hơn, tập trung vào những lợi ích trực tiếp và cấp bách nhất của nước Mỹ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng đặt ra những rủi ro đáng kể về nhiều mặt đối với chính nước Mỹ.
Thứ nhất, việc giảm sự hiện diện và cam kết của Mỹ ở châu Âu có thể tạo ra một khoảng trống quyền lực không chỉ ảnh hưởng đến tương lai Ukraine, mà còn có thể tác động đến toàn bộ cấu trúc an ninh châu Âu đã được thiết lập từ sau Chiến tranh Lạnh.
Thứ hai, việc tập trung quá mức vào đối phó với Trung Quốc có thể dẫn đến việc bỏ qua hoặc đánh giá thấp các mối đe dọa và thách thức khác. Lịch sử cho thấy các cuộc xung đột khu vực có thể nhanh chóng leo thang thành các cuộc khủng hoảng toàn cầu nếu không được xử lý đúng đắn từ giai đoạn đầu.
Thứ ba, việc tập trung vào bảo vệ biên giới, dù rất quan trọng ở những thời điểm nhất định, nhưng hiệu quả cuối cùng sẽ ra sao nếu được thực hiện với cái giá là từ bỏ trách nhiệm và ảnh hưởng tích cực ở các khu vực khác trên thế giới, nhất là khi các vấn đề như di cư bất hợp pháp... thường có nguồn gốc từ những bất ổn và xung đột ở các khu vực khác trên thế giới và đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và dài hạn.
Cuối cùng, liệu Mỹ có thể thực sự tách mình khỏi các vấn đề an ninh châu Âu trong bối cảnh thế giới ngày càng kết nối và phụ thuộc lẫn nhau? Liệu việc chỉ tập trung vào đối phó với các vấn đề theo tinh thần "nước Mỹ trên hết" có thực sự đem lại hiệu quả mong muốn nếu nước Mỹ trở nên cô lập sau khi tự đánh mất hệ thống đồng minh, bạn bè của mình ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới?
Từ góc độ các đồng minh châu Âu, tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ ở Brussels đặt ra những thách thức chưa có tiền lệ. Trước hết và trên hết, các nước châu Âu sẽ phải đối mặt với áp lực gia tăng trong việc tăng chi tiêu quốc phòng và xây dựng năng lực quân sự độc lập.
Điều này có thể thúc đẩy quá trình phát triển một chính sách quốc phòng chung của EU, nhưng cũng có thể gây ra những căng thẳng giữa các nước thành viên về cách thức và mức độ hợp tác.
Đối với Ukraine, tuyên bố của ông Hegseth có thể được xem như một tín hiệu rất rõ rằng Kiev cần phải điều chỉnh kỳ vọng và chiến lược của mình. Việc dựa quá nhiều vào sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây có thể không còn là một lựa chọn khả thi trong dài hạn.
Điều này có thể buộc Kiev phải xem xét lại các mục tiêu chiến lược của mình và tìm kiếm các giải pháp thỏa hiệp có thể giúp Ukraine chung sống hòa bình được với Nga.
Từ góc độ địa chính trị toàn cầu, phát biểu đầu tiên của ông Hegseth báo hiệu một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong quá trình hình thành một trật tự thế giới mới. Rất có thể thế giới đang chứng kiến sự kết thúc của kỷ nguyên "Pax Americana" - thời kỳ hòa bình dưới sự bảo đảm của Mỹ - và sự xuất hiện của một trật tự mới đa cực hơn, phức tạp hơn và cũng có thể tiềm ẩn nhiều bất ổn hơn.
Phát biểu ngày 12/2 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không chỉ là một thông báo về thay đổi chính sách mở đường cho việc sớm kết thúc cuộc chiến đã kéo dài tròn 3 năm ở Ukraine, mà còn báo hiệu những chuyển biến mới sâu sắc trong trật tự thế giới. Ngoài ra, nó cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cách Mỹ nhìn nhận vai trò của mình trên trường quốc tế và chính điều đó có thể dẫn đến những thay đổi căn bản trong cấu trúc an ninh toàn cầu.
Thời gian (sắp tới) sẽ cho thấy liệu những thay đổi này của chính quyền Trump 2.0 có thực sự phục vụ lợi ích lâu dài của nước Mỹ hay không, và liệu thế giới có thể thích nghi được một cách hòa bình với trật tự mới này để duy trì được một nền hòa bình, ổn định, dù là tương đối, như từ sau Thế chiến II đến nay hay không.
Mỹ bác tin dọa đưa quân đến Ukraine để buộc Nga đàm phán Phó Tổng thống Mỹ J.D Vance cho rằng phát ngôn của ông đã bị hiểu sai lệch, phủ nhận việc cảnh báo rằng Washington sẽ hành động quân sự nếu Nga không đàm phán với Ukraine. Phó Tổng thống Mỹ J.D Vance (Ảnh: Reuters). Báo Wall Street Journal (WSJ) ngày 13/2 đăng tải bài viết với tiêu đề: "Phó Tổng thống Mỹ dọa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du châu Á vào tuần tới

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga sau tối hậu thư đầu hàng ở Kursk

Mỹ tung tiêm kích thế hệ 6: "Át chủ bài" mới của lực lượng không quân

Ông Trump nói đang đàm phán phân chia lãnh thổ Nga, Ukraine

Ông Trump: Sẽ sớm có lệnh ngừng bắn toàn diện cho xung đột Nga - Ukraine

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Thủ đô Tokyo, Nhật Bản bắt đầu bước vào mùa hoa anh đào

Nhật - Trung - Hàn khẳng định tầm quan trọng của tăng cường hợp tác với ASEAN

Mỹ nhập khẩu trứng để giải quyết khủng hoảng do dịch cúm gia cầm gây ra

Nhật - Hàn nỗ lực thúc đẩy quan hệ, giải quyết các vấn đề lịch sử còn tồn đọng

Bộ An ninh Nội địa Mỹ cắt giảm trên 100 nhân viên của các cơ quan giám sát

Đặc phái viên Mỹ: Ukraine 'về cơ bản' chấp nhận từ bỏ gia nhập NATO
Có thể bạn quan tâm

1 sao nam Vbiz gây hoang mang khi phải thở bình oxy trong hậu trường concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
Sao việt
23:46:17 22/03/2025
NewJeans bị toà án cấm hoạt động độc lập
Nhạc quốc tế
23:36:10 22/03/2025
Lý do diễn viên phim "Âm dương lộ" từ chối quay trong phim trường
Hậu trường phim
23:32:21 22/03/2025
Con trai mất khi chữa cháy rừng, mẹ đau đớn nhớ khoảnh khắc cuối cùng
Tin nổi bật
23:29:46 22/03/2025
Bước ngoặt "đáng ghét" của Kang Ha Neul
Phim châu á
23:24:59 22/03/2025
Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai mở màn đỉnh nóc kịch trần, dàn Anh Tài quá "chiến" bùng nổ MXH
Nhạc việt
23:14:27 22/03/2025
Ông Park gửi tặng hoa cưới cho Văn Toản
Sao thể thao
22:54:54 22/03/2025
Anh em sinh 3 được cả làng ngưỡng mộ, cùng đỗ đại học, cưới cùng 1 ngày
Netizen
22:54:01 22/03/2025
Mẹo luộc cua, ghẹ không rụng càng
Ẩm thực
22:52:40 22/03/2025
Minh Tú 'đáp trả' khi Á hậu Quỳnh Châu đôi co, chất vấn giám khảo
Tv show
22:46:24 22/03/2025