Thanh niên người rừng cởi trần đóng khố sống biệt lập, lần đầu dùng bật lửa
Nam thanh niên thuộc một bộ tộc bản địa sống biệt lập trong rừng rậm Amazon (Brazil) đóng khố, đi chân trần, chưa từng tiếp xúc với nền văn minh bên ngoài nên không biết cách dùng bật lửa.
Khoảnh khắc video ghi cảnh một nam thanh niên cởi trần đóng khố vốn là thành viên của một bộ tộc bản địa sống biệt lập trong rừng rậm Amazon của Brazil, lần đầu tiên được nhìn thấy bật lửa của thế giới văn minh, thu hút lượng lớn người xem trên nhiều nền tảng mạng xã hội.
Thanh niên người rừng cởi trần đóng khố sống biệt lập, lần đầu dùng bật lửa (Nguồn video: Mail).
“Người rừng” được cho là đã rời khỏi bộ lạc của mình trong rừng sâu để tới ngôi làng Bela Rosa thuộc vùng Amazon phía tây nam Brazil hôm 12/2 để xin lửa.
Dù không thông thạo ngôn ngữ của nhau và chưa từng tiếp xúc với thế giới văn minh, nhưng nam thanh niên bộ lạc tỏ ra vẫn bình tĩnh. Tay của anh cầm hai thanh gỗ, ra hiệu muốn xin lửa. Một người làng đưa cho anh ta chiếc bật lửa, nhưng nam thanh niên không biết sử dụng thế nào.
Trong đoạn video được nhân chứng ghi lại, chàng trai trẻ khom lưng ngồi trên sàn nhà. Xung quanh anh là người dân làng. Họ đưa anh chiếc bật lửa nhưng chàng trai không biết đó là gì.
Nam thanh niên người rừng lần đầu được học cách dùng bật lửa (Ảnh: X).
Sau đó, một người đàn ông ngồi cạnh, hướng dẫn tỉ mỉ cách phải làm thế nào mới sử dụng được thiết bị dễ cháy này. Khi lửa xuất hiện, chàng trai trẻ nhìn chằm chằm vào chiếc bật lửa, tỏ ý rất kinh ngạc.
Trong một video thứ 2, dù được hướng dẫn dùng bật lửa nhưng nam thanh niên vẫn tỏ ra bối rối. Anh được chỉ cách bật lửa nhiều lần, nhưng không thể làm chủ được thiết bị.
Tổ chức Bảo vệ Quyền và Văn hóa người bản địa Brazil (Funai) cho biết, thanh niên trẻ đến từ một bộ tộc sống biệt lập trong rừng và chưa từng tiếp xúc với nền văn minh bên ngoài. Sự xuất hiện lần này của anh là để xin lửa.
Dù để trần và chỉ mặc chiếc khố nhỏ nhưng nam thanh niên tỏ ra khỏe mạnh. Sau đó, anh được người dân địa phương mời ăn cá. Các thành viên Funai có mặt ngay sau đó và mời anh về trụ sở.
Tại đây, anh được nhân viên y tế kiểm tra tình trạng sức khỏe và nhờ một thành viên của bộ tộc Juma sống lân cận, hỗ trợ tìm cách giao tiếp.
Sau chưa đầy 24 tiếng tiếp xúc với thế giới văn minh, nam thanh niên đã quay lại rừng sâu để tìm đường về bộ tộc của mình vào ngày 13/2.
Trước đó vào năm 2021, Tổ chức Funai xác nhận sự tồn tại của một nhóm thổ dân sống biệt lập trong rừng rậm Amazon sau khi tìm thấy bằng chứng là những trại bỏ hoang. Tuy nhiên, các thành viên của bộ tộc không được tìm thấy cho tới khi nam thanh niên người rừng bất ngờ xuất hiện vào hôm 12/2 vừa qua.
Từ tháng 12/2024, chính phủ Brazil đã cấm người dân tới khu vực Mamoria Grande, nơi vốn dành cho những thổ dân bản địa. Theo tổ chức Funai, các bộ tộc này đang đối mặt với nguy cơ bị xâm phạm lãnh thổ và xung đột với những cộng đồng lân cận.
Rừng rậm Amazon hiện là nơi sinh sống của số lượng các bộ lạc tách biệt nền văn minh lớn nhất thế giới. Chính phủ Brazil không chủ động tiếp cận những nhóm người này, mà thiết lập các khu bảo tồn được bảo vệ và giám sát.
Ở Nam Mỹ, các cuộc chạm trán giữa các bộ lạc bản địa và người dân địa phương đang diễn ra ngày càng nhiều.
Các thành viên của bộ tộc Marubo sống trong rừng già Amazon (Ảnh: Mail).
Vào tháng 9/2024, hai người đốn gỗ ở Peru đã bị giết bằng mũi tên khi họ tình cờ gặp một nhóm bộ tộc sống tách biệt. Các thành viên của Mashco Piro, một cộng đồng bản địa từ lâu đã tách biệt khỏi xã hội, đã tấn công những công nhân đang mở đường mòn ở khu vực Madre de Dios.
Theo bộ văn hóa Peru, ít nhất 4 người, bao gồm cả công nhân và cư dân trong khu vực, đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với bộ tộc Mashco Piro từ năm 2015 đến năm 2022.
Bi kịch các nam thanh niên Ấn Độ bị gí súng ép phải lấy vợ
Việc bắt các nam thanh niên để bắt cưới vợ đã quay trở lại ở bang Bihar, Ấn Độ, phản ánh tình trạng thất nghiệp cao, kinh tế khó khăn và nạn đẳng cấp xã hội vẫn còn nặng nề tại đây.
Trúng tuyển việc làm nhà nước nhưng lại sợ bị bắt ép lấy vợ
Avinash Mishra kiếm được một việc làm trong cơ quan nhà nước. Đáng lẽ đây sẽ là tấm vé để Mishra có được cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng hóa ra đó lại là khởi đầu cho cơn ác mộng của anh. Người giáo viên 28 tuổi này, sống ở thị trấn Munger, bang Bihar, Ấn Độ, hàng đêm phải rà soát kỹ trên các con phố để phát hiện ra những chiếc xe lạ và những gương mặt lạ do e sợ rằng mình có thể bị người nhà của cô dâu tương lai bắt đi.
Tệ dùng súng ép nam giới trẻ phải lấy vợ tại Ấn Độ.
Giọng run rẩy, Mishra cho biết: "Họ sẽ gí súng ép tôi thực hiện hôn nhân. Làm sao người ta có thể gọi đó là hôn nhân khi tôi bị bắt , bị ép thực hiện các nghi lễ với khẩu súng gí vào đầu tôi?".
Tại bang Bihar hiện đang hoành hành nạn Pakadua Byah, còn gọi là "đám cưới súng hoa cải" mà trong đó, chú rể bị bắt đi và buộc phải kết hôn với một cô gái khi anh bị gí súng vào người để khống chế, ép buộc. Nguyên nhân của tình trạng này là truyền thống của hồi môn lâu đời tại đây. Theo tục lệ này, gia đình chú rể sẽ yêu cầu một khoản tiền trước khi đồng ý cho kết hôn. Gia đình cô dâu không được trợ giúp. Tại Bihar - một trong những bang nghèo nhất tại Ấn Độ, vấn đề này càng nặng nề hơn do chế độ đẳng cấp, tình trạng hận thù giữa các gia đình và áp lực kinh tế - xã hội.
Theo nhà báo Indrajit Singh, "đám cưới súng hoa cải" lần đầu gia tăng mạnh vào thập niên 1970, khi của hồi môn là một vấn đề nghiêm trọng. Thất nghiệp khi đó rất cao, nên một nam thanh niên có công ăn việc làm sẽ được người ta theo đuổi. Tình trạng lên đến đỉnh điểm vào thập niên 1980 và tiếp diễn sang thập niên 2000 trước khi giảm mạnh sau năm 2009. Tuy nhiên, nạn bắt cho những đám cưới như thế này đã quay trở lại.
Rajesh Kumar, 32 tuổi - một kỹ sư tại Ban Điên lực của bang, chia sẻ câu chuyện tương tự.
Kumar kể: "Họ theo dõi đường đi lối về của tôi trong hàng tuần lễ. Họ biết khi nào tôi đi làm, quán trà tôi sẽ ghé thăm và thậm chí giờ học của em gái tôi". Giờ đây Kumar sống ở một thành phố khác trong tâm trạng lo lắng thường trực. Anh chia sẻ tiếp: "Băng đảng đó cho gia đình tôi xem những bức ảnh về các thành viên có vũ khí của chúng đang ở bên ngoài trường đại học mà em gái tôi theo học. Thông điệp rất rõ ràng: Hợp tác hoặc lãnh hậu quả".
Sở Hồ sơ tội phạm của bang Bihar ghi nhận xu hướng chung trong 7.194 vụ ép hôn nhân được trình báo trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 11/2020, tiếp theo 10.925 vụ năm 2019 và 10.310 vụ năm 2018. Nhưng những con số này vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Subodh Kumar - sĩ quan cảnh sát cấp cao ở Bihar, cho biết: "Với mỗi vụ được trình báo, có ít nhất 3 trường hợp nữa không được trình báo. Hầu hết các thanh niên giữ yên lặng, sợ bị các băng đảng tội phạm trả thù hoặc dị nghị xã hội".
Kumar nhận thấy khi số lượng việc làm trong khu vực nhà nước gia tăng, tội phạm có thêm nhiều mục tiêu mới.
Nghịch lý thất nghiệp ở bang nghèo
Khủng hoảng thất nghiệp ở Bihar đã trở thành xúc tác chưa từng có tiền lệ cho kết hôn cưỡng ép. Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh thiếu niên ở bang này (độ tuổi 15 - 29) là 13,9% - cao hơn đáng kể so với mức thất nghiệp trung bình toàn quốc là 10%. Trong bối cảnh ấy, có được việc làm trong cơ quan nhà nước được xem là tấm vé vàng, đồng thời là mục tiêu săn đón hàng đầu của bọn tội phạm bắt .
Tiến sĩ kinh tế học Alok Singh tại Đại học Patna nói: "Các dự án tuyển dụng của Bang gần đây đã tạo ra những đảo việc làm giữa một biển người thất nghiệp. Khi một nam giới trẻ tuổi được tuyển vào cơ quan nhà nước, anh ta không chỉ đơn thuần có việc làm, mà còn đồng thời trở thành mục tiêu nhắm tới của các đối tượng khác".
Tình trạng khan hiếm việc làm cũng thay đổi phương thức thủ đoạn của các băng nhóm tội phạm. Santosh Singh - người mới đây thoát khỏi một vụ bắt , đã miêu tả lại những kỹ thuật theo dõi tinh vi của chúng. "Bọn chúng duy trì cơ sở dữ liệu về những người mới được nhà nước tuyển dụng, theo dõi các trung tâm sát hạch việc làm và thậm chí theo dõi cả mạng xã hội để tìm kiếm các hoạt động ăn mừng trúng tuyển".
Sợ hãi thực tế này, Santosh Singh quyết định chuẩn bị rời bỏ bang Bihar, bất kể công việc mới có được.
Bên trong băng đảng mafia về ép kết hôn
Bên trong một văn phòng tối tù mù của một tổ chức phi chính phủ tại thủ phủ Patna của bang Bihar, anh Ram Kumar Mishra mở ra một tài liệu. Anh giải thích: "Đây là bảng giá chi tiết của bọn chúng.... Kỹ sư: 800.000 đến 1 triệu rupee (tương đương $9.328 đến $11.660 USD). Bác sĩ: 1,2 đến 1,5 triệu rupee, nhân viên chính quyền: 500.000 - 700.000 rupee".
Các nhóm tội phạm này đã phát triển từ bắt thô sơ thành các doanh nghiệp tội phạm tinh vi. Một viên cảnh sát giấu tên tiết lộ: "Chúng duy trì các nhà an toàn trên khắp các khu vực, có luật sư. Thậm chí chúng cũng thuê các nhiếp ảnh gia địa phương để chụp ảnh lưu tư liệu về kết hôn, tạo cơ sở pháp lý.... Một số nhóm tội phạm còn cung cấp cả gói đầy đủ bao gồm dịch vụ bảo vệ, tài liệu pháp lý và "hướng dẫn điều chỉnh hành vi đối với những chú rể miễn cưỡng".
Manoj Sharma - một thành viên của băng đảng tội phạm này trở thành "tay trong" cho cảnh sát, đã cung cấp những thông tin đầy ớn lạnh: "Mỗi phi vụ của nhóm tội phạm kết hôn đều mất nhiều tuần xây dựng kế hoạch. Bọn tôi có người cài cắm trong các trung tâm sát hạch việc làm, các văn phòng chính quyền, thậm chí cả quán trà. Trước khi ra tay, bọn tôi đều đã vẽ xong lộ trình chi tiết của đối tượng".
Sự tiếp tay gián tiếp từ chế độ đẳng cấp
Tiến sĩ Nawal Kishor - Giáo sư chính trị học tại trường Rajdhani thuộc Đại học Delhi, cho biết: "Các gia đình thuộc đẳng cấp cao hiện nay lại sử dụng các băng đảng này để bắt chú rể mà không cần trả tiền hồi môn".
Nhà báo kỳ cựu Indrajit Singh chia sẻ: "Bây giờ bọn tội phạm không chỉ hứa hẹn việc kết hôn mà còn bảo đảm việc đó thành công. Chúng theo dõi chú rể sau khi làm đám cưới, bảo đảm anh ta không chạy trốn. Chúng cũng hòa giải cho các mâu thuẫn của cặp vợ chồng. Đây là thỏa thuận trọn gói".
Quá trình thương mại hóa này đã biến một tục lệ đã suy giảm thành một hoạt động tội phạm tinh vi. Sĩ quan cảnh sát Kumar cho rằng tất cả là do yếu tố kinh tế chứ không phải là câu chuyện giải trí.
Các băng đảng hôn nhân cũng thích ứng với thời hiện đại. Rakesh Kumar nói: "Chúng giờ đây sử dụng theo dõi số, theo dõi mạng xã hội, thậm chí lập các hãng bình phong về hướng dẫn việc làm... Gần đây, chúng tôi phát hiện một nhóm sử dụng cổng việc làm trên mạng để tìm con mồi tiềm năng".
Cựu cảnh sát Amitabh Das cho biết gốc rễ vấn đề không chỉ ở bọn tội phạm mà còn là những yếu tố xã hội sâu xa. "Bọn tội phạm lợi dụng thực trạng công việc nhà nước được xem là sự bảo đảm lớn nhất cho an sinh xã hội, tệ thách cưới quá cao khiến việc cưới xin vượt tầm khả năng của nhiều người, và sự nặng nề của đẳng cấp xã hội quy định vị thế của con người".
Ông Das cho biết thêm: Tội phạm hôn nhân đã trở thành tội phạm có tổ chức, có chỉ điểm ở khắp mọi nơi, xây dựng hồ sơ đầy đủ về các con mồi. Khi cảnh sát nhập cuộc thì đám cưới đã được cử hành trọng thể, trở thành việc đã rồi, việc nội bộ gia đình.
Phát hiện 'kho báu' khổng lồ ở quốc gia láng giềng Việt Nam, vạn người đổ xô đến xem thực hư, dân làng kiếm gần 3 tỷ đồng chưa đầy 1 tuần Phát hiện mới về tượng Phật cùng hàng loạt các cổ vật giá trị khác đã thu hút hàng nghìn người đổ xô về ngôi làng nhỏ ở khu vực Tam Giác Vàng của Đông Nam Á. Tại ngôi làng nhỏ dọc theo Sông Mekong thuộc tỉnh Bokeo của Lào, các biển báo được cắm để chỉ cho du khách đến nơi tìm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hé lộ bí mật về toà lâu đài Trung Cổ khiến cả thế giới tin rằng Hogwarts là có thật!

Khả năng tự 'cải lão hoàn đồng' kỳ lạ ở loài sinh vật biển

Thanh niên 23 tuổi lập kỷ lục là người hưởng lương hưu trẻ nhất thế giới

Vũ trụ đối mặt tương lai khó đoán vì năng lượng tối bất ngờ suy yếu

Phát hiện dấu vết 'tổ tiên bí ẩn' góp 20% ADN cho người hiện đại

Phát hiện 4 hành tinh trong hệ sao láng giềng của trái đất

Những sự thật kinh ngạc về loài rùa biển

Bí ẩn người đàn ông ở Vĩnh Long sơn màu xanh khắp mọi nơi trong nhà: Lý do thực sự là gì?

Khám phá những loài nhện có sải chân dài nhất thế giới

Top 10 loài cá đắt giá nhất trên thế giới, có loài hơn 34 tỷ đồng/con

Cần thủ câu được cá khủng nặng 50kg nhưng mình uốn chữ S bất thường, lão nông đi qua lập tức bảo: "Hãy thả đi ngay"

1.600 tấn vàng trong lòng hồ Baikal nhưng không ai dám vớt, đâu là sự thật về "cấm địa" của những kẻ truy tìm kho báu?
Có thể bạn quan tâm

Nàng dâu Việt theo chân bố mẹ chồng mang 10 tỷ đồng đặt chỗ ở viện dưỡng lão
Netizen
10:35:38 22/03/2025
Nàng WAG nóng bỏng nhất làng bóng đá vào phòng gym chỉ sau 8 ngày sinh con, thành quả sau 1 tháng gây ngỡ ngàng
Sao thể thao
10:33:26 22/03/2025
Điện Kremlin bình luận tuyên bố từ Kiev về vụ nổ ở Trạm 'Sudzha'
Thế giới
10:32:56 22/03/2025
Ngọc Kem đứng về phía Pháo, thêm 1 sao nữ góp nhạc "cà khịa" ViruSs cực mạnh!
Nhạc việt
10:21:11 22/03/2025
6 cách trị gàu tự nhiên
Sức khỏe
10:15:27 22/03/2025
Daesung công bố tour diễn mới, Việt Nam có mặt trong danh sách
Nhạc quốc tế
09:49:32 22/03/2025
Phim hoạt hình không lời 'Flow' đạt doanh thu cao sau khi giành Oscar
Hậu trường phim
09:30:20 22/03/2025
Săn hoàng hôn siêu thực trên núi Bà Đen từ hồ Dầu Tiếng
Du lịch
09:08:36 22/03/2025
Khánh Thi tiết lộ cuộc sống ở tuổi 43
Sao việt
08:39:05 22/03/2025