Tàu đổ bộ Ấn Độ phát hiện lưu huỳnh và chất khác gần cực nam mặt trăng
Tàu đổ bộ Chandrayan-3 của Ấn Độ đã xác nhận sự hiện diện của lưu huỳnh và phát hiện một số nguyên tố khác gần cực nam mặt trăng, theo Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) hôm nay 30.8.
Tàu đổ bộ Chandrayan-3 truyền về những hình ảnh đầu tiên của cực nam mặt trăng. Ảnh ISRO
Bên cạnh lưu huỳnh, thiết bị quang phổ cảm ứng laser trên tàu đổ bộ Chandrayan-3 còn phát hiện nhôm, sắt, canxi, crom, titan, mangan, oxy và silicon trên bề mặt vệ tinh tự nhiên của trái đất.
Theo ISRO, tàu đổ bộ đang tiếp tục tìm kiếm manh mối của nước dưới dạng băng được cho tồn tại dồi dào ở cực nam mặt trăng. Nước được xem là nguồn tài nguyên quý giá cho các sứ mệnh đưa con người quay lại mặt trăng trong tương lai.
Hôm 28.8, hướng di chuyển của tàu đổ bộ được tái lập trình sau khi Chandrayan-3 tiếp cận hõm chảo đường kính 4 m và hiện tàu đang di chuyển trên tuyến hành trình mới.
Tàu đổ bộ của Ấn Độ đang di chuyển với tốc độ chậm chạp, khoảng 10 cm/giây, nhằm giảm tối thiểu nguy cơ bị sốc và tránh cho con tàu bị hư hại trong lúc đi qua bề mặt gồ ghề của mặt trăng.
Xe tự hành Ấn Độ bắt đầu khám phá mặt trăng sau cú đáp thành công lịch sử
Tàu Chandrayan-3 đã đáp xuống cực nam mặt trăng vào ngày 23.8 và dự kiến có hơn 14 ngày để thực hiện các cuộc thí nghiệm cũng như tìm kiếm manh mối của nước. Cơ quan không gian Ấn Độ hy vọng tàu sẽ hoàn thành các mục tiêu trong khung thời gian khá hạn hẹp ở cực nam mặt trăng.
Trước khi tàu Chandrayan-3 đáp thành công, Nga đã thất bại trong việc đưa tàu thăm dò Luna-25 hạ cánh an toàn xuống cực nam nhưng ở địa điểm khác.
'Cơn sốt vàng' trên Mặt Trăng giữa các cường quốc
Nga đã phóng tàu thăm dò Mặt Trăng đầu tiên sau 47 năm vào ngày 11/8. Trong thời gian qua, bên cạnh Nga, các cường quốc khác như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang chạy đua để khám phá thêm về vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất này.
Cuộc đua đặt chân lên Mặt Trăng
Vụ phóng tàu Chandrayaan-3 từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan tại bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ ngày 14/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Nga cho biết sẽ khởi động các sứ mệnh Mặt Trăng khác và sau đó khám phá khả năng phối hợp phi hành đoàn chung Nga-Trung Quốc và thậm chí là một căn cứ trên Mặt Trăng.
Vào tháng 7, các chuyên gia vũ trụ của Trung Quốc cho biết nước này đang phát triển tên lửa đẩy và tàu vũ trụ có người lái mới trong nỗ lực thực hiện mục tiêu đến năm 2030 có thể đưa phi hành gia lên Mặt Trăng.
Dưới đây là video Nga phóng tàu thăm dò Mặt Trăng Luna-25 vào không gian từ sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông (nguồn: Guardian):
Ngày 5/8 vừa qua, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết nước này đã đưa thành công tàu thám hiểm Chandrayaan-3 lên quỹ đạo của Mặt Trăng.
Về phần Mỹ, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vào năm 2015 đã đề cập đến "cơn sốt vàng trên Mặt Trăng". Theo NASA, có hàng trăm tỷ USD tài nguyên chưa được khai thác đang tồn tại trên Mặt Trăng.
Vậy lý do nào khiến các cường quốc này đặc biệt để mắt đến Mặt Trăng?
Nước
Mặt Trăng nằm cách Trái Đất 384.400 km. Nó gây ra thủy triều trong các đại dương trên thế giới.
Theo NASA, nước lần đầu tiên phát hiện trên Mặt Trăng vào năm 2008 bởi tàu thám hiểm Chandrayaan-1 của Ấn Độ. Chandrayaan-1 đã phát hiện ra các phân tử hydroxyl trải rộng trên bề mặt Mặt Trăng và tập trung ở các cực. Nước vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người và cũng có thể là nguồn của hydro và oxy. Những thứ này đều có thể được sử dụng làm nhiên liệu tên lửa.
Helium-3
Helium-3 là một đồng vị của helium rất hiếm trên Trái Đất. Tuy nhiên, ước tính trên Mặt Trăng có khoảng 1 triệu tấn Helium-3. Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Helium-3 có thể cung cấp năng lượng hạt nhân trong lò phản ứng nhiệt hạch nhưng vì nó không có tính chất phóng xạ nên sẽ không tạo ra chất thải nguy hiểm.
Đất hiếm
Theo nghiên cứu của Boeing, các kim loại đất hiếm được sử dụng trong điện thoại thông minh, máy tính, xe điện và công nghệ tiên tiến, hiện có trên Mặt Trăng. Chúng bao gồm scandium, yttrium và 15 lanthanide.
Việc khai thác trên Mặt Trăng diễn ra thế nào?
Hình ảnh Trái Đất (trái) và Mặt Trăng do tàu vũ trụ không người lái Danuri chụp và được công bố ngày 3/1. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Cách thức để khai thác hiện vẫn chưa rõ ràng cụ thể. Nhưng để thực hiện được điều này, cần phải thiết lập một số loại cơ sở hạ tầng trên Mặt Trăng. Với tình trạng trên Mặt Trăng, robot sẽ phải làm hầu hết công việc nặng nhọc, mặc dù nước trên Mặt Trăng có thể giúp con người hiện diện lâu dài.
Trong khi đó, luật hiện có liên quan đến khai thác trên Mặt Trăng lại không rõ ràng và chưa chặt chẽ. Hiệp ước thượng tầng không gian (OST) năm 1966 của Liên hợp quốc nêu rõ rằng không quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với Mặt Trăng - hoặc các thiên thể khác - và việc khám phá không gian nên được thực hiện vì lợi ích của tất cả các quốc gia.
Nhưng các luật sư nói rằng không rõ liệu thực thể tư nhân có thể tuyên bố chủ quyền đối với một phần của Mặt Trăng hay không.
Thỏa thuận Mặt Trăng năm 1979 nêu bật rằng không phần nào trên Mặt Trăng có thể trở thành "tài sản của bất kỳ quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc phi chính phủ, tổ chức quốc gia, tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân". Thỏa thuận Mặt Trăng chưa được phê chuẩn bởi các cường quốc không gian.
Mỹ vào năm 2020 đã công bố Hiệp định Artemis, được đặt tên theo chương trình Mặt Trăng Artemis của NASA, nhằm dựa trên luật vũ trụ quốc tế hiện hành thiết lập "các vùng an toàn" trên Mặt Trăng. Nga và Trung Quốc đã không tham gia hiệp định này.
Sau màn đổ bộ lên Mặt Trăng, Ấn Độ triển khai sứ mệnh Mặt Trời Ấn Độ khởi động sứ mệnh nghiên cứu Mặt Trời với việc phóng một vệ tinh quan sát hiện đại vào đầu tuần tới, không lâu sau khi nước này hạ cánh thành công trạm đổ bộ xuống Mặt Trăng. Hình ảnh minh họa của Aditya-L1. Ảnh: The Quint IndianExpress tối 28/8 (giờ địa phương) dẫn thông báo của Tổ chức Nghiên cứu...