Tập luyện cho trẻ hay ọe khi ăn
Chỉ cho bé dùng thực phẩm xay mịn và hy vọng mọi chuyện sẽ tự ổn khi trẻ lớn là sai lầm phổ biến của nhiều phụ huynh. Thay vào đó, nên kiên trì giúp bé tập ăn thức ăn có độ thô tăng dần.
Ọe là phản xạ tự nhiên của con người, giúp tống ra ngoài thực phẩm mà cơ thể cảm thấy không an toàn khi nuốt. Phản xạ ọe thường được kích hoạt ở một vị trí nào đó trên lưỡi. Trẻ có phản xạ nhạy cảm thường dễ ọe hơn các trẻ khác khi gặp thức ăn thô, đôi khi có thể dẫn tới nôn.
Mọi chuyện thường ổn thỏa khi bé ăn thực phẩm xay mịn, nhưng khi dùng đồ xay thô, trẻ có thể ọe và đôi khi nôn vọt. Kết quả là cha mẹ thường phải nhượng bộ và quay lại dùng thực phẩm nghiền mịn, thứ mà bé chịu được. Những trẻ này sẽ chỉ ăn những thứ mịn màng và không có cơ hội học ăn đồ thô ráp. Các bé cũng mất đi cơ hội học nhai. Một số bé có thể chấp nhận thực phẩm lẫn một vài cục lổn nhổn khi chúng còn nằm trong miệng, nhưng sẽ bắt đầu ọe khi cố gắng nuốt các cục này. Kết quả là bé sẽ nhè cục ra và chỉ nuốt phần thức ăn mịn.
Phân biệt phản xạ ọe nhạy cảm và khó khăn khi nuốt, khi nhai
Cha mẹ thường nghĩ rằng trẻ ọe khi ăn là do gặp khó khăn khi nuốt. Tuy nhiên, hai điều này không giống nhau:
- Trẻ có phản xạ ọe quá nhạy cảm sẽ ọe khi thức ăn mới vẫn nằm trong miệng, trước khi tìm cách nuốt. Điều này có thể xảy ra khi đồ ăn đang ở phần trước, phần giữa hay phần sau của miệng. Bé có thể ọe hay nôn.
- Trẻ có vấn đề về nuốt gặp rắc rối sau khi đã nuốt thức ăn. Bé có thể ọe hay bị nghẹn.
Video đang HOT
Ngoài ra, khó khăn khi nhai cũng có thể gây ọe. Một số trẻ không có khả năng nghiền thức ăn đủ nhỏ để nuốt nhưng vẫn tìm cách nuốt các mẩu lớn, dẫn tới ọe hay nghẹn. Điều này thường xảy ra khi trẻ lần đầu học nhai. Trẻ chậm phát triển vận động thường cũng chậm biết nhai.
Ảnh minh họa: Ourhappydaysblog.com.
Tập luyện đúng cách
Quay lại chế độ ăn toàn thực phẩm mịn và hy vọng khi bé lớn hơn mọi chuyện sẽ tự ổn không phải bao giờ cũng hiệu quả. Trẻ quá nhạy cảm với phản xạ ọe cần được tập luyện đúng cách:
- Trải nghiệm cảm giác thô ráp của thức ăn trong miệng và họng có thể giúp giảm bớt độ nhạy cảm.
- Tránh các thức ăn mịn có lẫn cục lổn nhổn như sữa chua với các mẩu hoa quả vì đó là thứ khó khăn nhất với trẻ. Khi đang cảm nhận sự mịn màng của thức ăn, các cục lổn nhổn sẽ làm bé bất ngờ và có thể gây nôn ọe.
Một số biện pháp làm giảm phản xạ ọe và giúp bé chấp nhận thức ăn thô:
- Cho bé làm quen dần với thực phẩm thô, nhưng món ăn phải thô nhám đồng đều. Ví dụ bạn có thể xay cháo hay nghiền khoai tây thô hơn nhưng không được để cục lổn nhổn. Cũng có thể dùng thực phẩm mịn mà bé thường ăn và cho thêm vào đó một ít phôi lúa mì (Wheat Germ) hay vụn bánh quy đã được nghiền nhỏ. Cách này khiến đồ ăn kém mịn màng nhưng lại không tạo cục lổn nhổn, và do đó không gây bất ngờ cho bé. Ban đầu, hãy thử thêm một lượng rất nhỏ thức ăn thô, nếu thấy bé chấp nhận thì tăng dần liều lượng.
- Nếu được, hãy để bé tự xúc trong suốt bữa ăn. Trẻ có phản xạ ọe nhạy cảm thường ít gặp sự cố hơn nếu được tự xúc đồ ăn.
- Kể cả khi không chấp nhận các cục lổn nhổn hay thức ăn xay thô, bé có thể đã sẵn sàng để thử các loại thực phẩm cứng nhưng dễ tan trong miệng như bánh quy dành cho trẻ em. Trẻ có phản xạ ọe nhạy cảm thường ưa thực phẩm cứng tan nhanh trong miệng hơn thức ăn nghiền nhưng lổn nhổn.
- Đánh răng cũng góp phần làm giảm độ nhạy cảm của phản xạ ọe.
- Nếu bé thích cho đồ chơi vào miệng, hãy để bé ngậm các dụng cụ dành cho trẻ đang mọc răng, chọn loại an toàn và có độ sần sùi đa dạng.
- Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bé vẫn khó nuốt thức ăn thô nhám.
Bác sĩ nhi khoa Trần Thu Thủy (theo Aboutkidshealth)
Ngừa dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ
Các bà mẹ có thể ngăn chặn quá trình phát triển chứng dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ ăn dặm ở tuần thứ 17, bên cạnh việc uống sữa mẹ.
Cho trẻ ăn dặm - Ảnh: Shutterstock
Nghiên cứu ở 1.140 trẻ sơ sinh của các nhà khoa học thuộc Đại học Southampton (Anh) cho thấy trẻ ăn dặm cùng với bú sữa mẹ vào thời điểm 17 tuần tuổi giúp phát triển một hệ miễn dịch mạnh hơn, qua đó giúp chống chứng dị ứng thực phẩm. "Những phát hiện của chúng tôi cho thấy 17 tuần tuổi là một thời điểm rất quan trọng, vì bắt đầu dùng thức ăn đặc trước thời điểm này dường như khiến cơ thể trẻ dễ mắc các bệnh dị ứng, trong khi trẻ được cho ăn đặc sau thời điểm 17 tuần này sẽ thúc đẩy khả năng thích ứng của cơ thể", trưởng nhóm nghiên cứu Kate Grimshaw cho biết. Những đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ cũng nên bắt đầu ăn dặm khi được 17 tuần tuổi. Công trình này được công bố trên chuyên san Pediatrics.
Theo TNO
9 thực phẩm có thể làm chết con Mẹ hãy nhanh tay loại bỏ những món ăn là "độc tố" nguy hiểm này với trẻ ăn dặm. Việc ăn uống đổi với trẻ sơ sinh tập ăn dặm chưa bao giờ là đơn giản. Từ trước đến nay, các bà mẹ mới chỉ tập trung vào việc cho con ăn gì thì đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh, tăng cân nhanh mà...