Tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới cho 8.000 giáo viên
Sáng 28-10, Trường ĐH Sư phạm TP HCM khai mạc đợt tập huấn cho giáo viên cốt cán của 19 tỉnh/thành phía Nam thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Khai mạc khoá tập huấn cho giáo viên tại cụm Cần Thơ
Có gần 8.000 giáo viên (GV) cốt cán tham gia tập huấn. Trong đó, cụm Cần Thơ khai mạc sáng nay có 1.971 GV của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu long được lựa chọn tham gia.
PGS- TS Huynh Văn Sơn, Pho Hiêu trương Trương ĐH Sư phạm TP HCM, cho biết khoá tập huấn gồm 5 ngày online, 3 ngày trực tiếp và tiếp tục 7 ngày online.
Trong đợt bồi dưỡng trực tiếp này, các giáo viên cốt cán sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và thực hiện 19 chương trình môn học/hoạt động giáo dục, đồng thời xây dựng kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp tại trường và địa phương.
TS Vu Đinh Chuân, Vu trương Vu Giao duc Trung hoc, Bộ GD-ĐT, nhấn mạnh chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển từ chương trình giáo dục định hướng nội dung, sang chương trình giáo dục định hướng phát triển phẩn chất và năng lực của học sinh.
Tại TP HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, phó Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết sở đã làm việc với Trường ĐH Sư phạm TP HCM để lên kế hoạch tập huấn cho tất cả thầy cô giáo của TP. Cụ thể, để chuẩn bị cho năm đầu tiên thực hiện chương trình SGK mới cho học sinh lớp 1, sở đã chọn đội ngũ GV cốt cán khối lớp 1 tập huấn với những giảng viên chủ chốt của Trường ĐH Sư phạm TP HCM. Sau đó, đội ngũ cốt cán này sẽ triển khai tập huấn đại trà cho tất cả GV lớp 1 của TP. Dự kiến, đợt 1 sẽ có gần 5.000 GV được tập huấn từ tháng 3 đến tháng 4-2020.
Video đang HOT
Trước đó, hôm 24-10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã công bố 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới, gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cùng học để phát triển năng lực; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
H. Lân
Theo nguoilaodong
Triển khai chương trình giáo dục mới: Chủ động đi tắt, đón đầu
Nhờ thực hiện tốt chương trình giáo dục nhà trường, các cơ sở giáo dục đã huy động thêm nhiều nguồn lực phục vụ cho các hoạt động dạy học; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục. Đây cũng là bệ phóng để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nhiều trường học đã chủ động thực hiện chương trình mới.
Sức sống mới
Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Trong thời gian dài, việc xây dựng và quản lí chương trình giáo dục phổ thông chủ yếu theo định hướng tập trung hóa. Cả nước thực hiện theo một chương trình và một bộ sách giáo khoa, kế hoạch dạy học thống nhất như nhau.
Việc quản lí và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông còn rập khuôn máy móc, áp đặt từ Bộ đến cơ sở GD nên không phát huy được vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích cực sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên, cán bộ quản lí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục của các vùng miền khác nhau, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Chính vì vậy, việc giao quyền tự chủ trong thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên trong thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục đang được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt.
Công việc phát triển giáo dục nhà trường còn có ý nghĩa phản hồi, giúp các cơ quan nghiên cứu và phát triển chương trình giáo dục quốc gia, tham khảo, điều chỉnh nội dung và chuẩn chương trình. Giúp các tác giả sách giáo khoa rút kinh nghiệm về mức độ và cách thức thể hiện ngày càng phù hợp với thực tiễn hơn; khắc phục tình trạng một chiều trong quy trình thiết kế chương trình giáo dục lâu nay.
Trong những năm qua, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục đi trước một bước trong việc vận dụng linh hoạt chương trình giáo dục quốc gia vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Nhà trường chủ động phân bổ lại kế hoạch dạy học, thêm bớt một số nội dung giáo dục, tổ chức hoạt động và các hình thức sinh hoạt đa dạng và phong phú mang đậm bản sắc của nhà trường. Thực chất đó chính là thực hiện công việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường.
Không chỉ định hướng phát triển năng lực học sinh, các cơ sở giáo dục đã huy động thêm nhiều nguồn lực phục vụ cho các hoạt động dạy học; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục.
Định hướng phát triển năng lực học sinh. Ảnh minh họa/ Internet
HS là trung tâm mọi hoạt động GD
Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) là đơn vị áp dụng thành công chương trình nhà trường trong những năm học vừa qua. Thầy Hiệu trưởng Hà Xuân Nhâm chia sẻ: Chất lượng cao không phải là đầu ra, mà là không ngừng nâng cao chất lượng.
Với quan điểm như vậy, lãnh đạo nhà trường đánh giá việc xây dựng kế hoạch nhà trường là vấn đề then chốt, quan trọng nhất để triển khai các hoạt động giáo dục làm sao cho phù hợp.
Việc xây dựng phát triển chương trình nhà trường là động lực để nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng GD-ĐT, từ đó khẳng định vị thế trong xã hội, được cha mẹ học sinh và HS tin cậy.
Trong những năm qua, từ cán bộ quản lí đến đội ngũ giáo viên nhân viên có nhiều nỗ lực để đạt được kế hoạch giáo dục ngày càng hoàn thiện, đem đến những nội dung, hình thức hoạt động GD thích hợp, hiệu quả hơn đối với học trò.
Việc xây dựng chương trình giáo dục nhà trường bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, thành phố, Sở GD&ĐT, sau đó dựa vào nhu cầu thực tiễn của nhà trường.
Với Trường THPT Phan Huy Chú, HS sẽ được chia làm 2 ban theo đăng kí là KHTN và KHXH. Ở cả 2 ban này về cơ bản các bộ môn Toán, Văn, Tiếng Anh được cấu trúc gần tương đương nhau. HS có nhiều lựa chọn qua việc xây dựng kế hoạch GD ở từng bộ môn. Vì có 2 lựa chọn như vậy nên mỗi học trò có một thời khóa biểu khác nhau. Khi HS thực hiện những lựa chọn này sẽ phá vỡ cơ cấu của lớp vì 2 HS trong cùng 1 lớp có nguyện vọng, nhu cầu khác nhau. Cho nên mỗi học trò có một thời khóa biểu.
Để làm được việc này, nhà trường phải xác định rõ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất xem có đáp ứng được không. Tiếp đến là làm thế nào để xếp thời khóa biểu đúng như nguyện vọng, nhu cầu của HS. Đây là việc khó khăn nếu không rà soát trước nguồn nhân lực, cơ sở vật chất thì chắc chắn không thể đáp ứng được.
Khi được hoạt động, học nhóm, trải nghiệm, sẽ phát triển nhiều năng lực cho HS. Hơn nữa, khi lồng ghép các kĩ năng sống, bổ sung thêm một số bộ môn như văn hóa đọc sẽ giúp HS có thói quen và kĩ năng đọc sách hiệu quả.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Khi giáo viên là... một chiếc compa! Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên với cách vi von này, bởi vì từ trước đến nay người ta thường gọi người thầy là "nghệ sĩ bục giảng", "kỹ sư tâm hồn", là "người đưa đò"..., chứ chưa nghe ai ví giáo viên như một vật dụng học toán là chiếc compa cả. Giáo viên không phải người dạy mà là một nhà giáo...