Tăng hiệu quả dạy học Vật lý bằng ngoại khóa
Theo cô Nguyễn Hương Lan – Trường THPT Cao Bá Quát (Gia Lâm): Tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lý làm cho quá trình dạy học thêm phong phú, toàn diện hơn, khắc phục được những điểm yếu trong dạy học nội khoá.
Nếu tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá đặc biệt là hoạt động chế tạo các dụng cụ thí nghiệm kết hợp với báo cáo các sản phẩm mà học sinh đã chế tạo và các trò chơi Vật lý, sẽ bổ sung rất hữu hiệu cho dạy học nội khoá.
Các kiến thức mà học sinh thu nhận được trong quá trình hoạt động ngoại khoá thường sâu sắc và khó quên hơn.
Đồng thời, nó cũng giúp cho học sinh cảm thấy mạnh dạn hơn, tự tin hơn, rèn luyện được kĩ năng trình bày trước đám đông đặc biệt nó giúp cho các em bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, tạo ra một tiền đề tốt trong quá trình học tập, nghiên cứu sau này.
Muốn việc tổ chức hoạt động ngoại khoá có kết quả tốt, giáo viên phải xây dựng được qui trình tổ chức hoạt động ngoại khoá cụ thể, phù hợp với các đối tượng học sinh; đồng thời lôi cuốn được đông đảo mọi học sinh tham gia và thực sự phát huy hết tác dụng của công tác ngoại khoá.
Từ những điểm yếu trong dạy học nội khoá, những sai lầm của học sinh khi học phần “Chuyển động thẳng”, cô Nguyễn Hương Lan đề xuất phương án tổ chức hoạt động ngoại khoá về “Chuyển động thẳng” nhằm phát huy tính tích cực và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh .
Video đang HOT
Cô Nguyễn Hương Lan đã xây dựng được quy trình chung của hoạt động ngoại khoá về “Chuyển động thẳng” phù hợp với đối tượng học sinh lớp 10 THPT, kích thích hứng thú học tập và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh.
Đồng thời, xây dựng thành công một số thí nghiệm về “Chuyển động thẳng” từ những vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm nhằm phục vụ cho quá trình dạy học và có thể dùng làm thí nghiệm thực hành của học sinh trong giờ học nội kho
Theo DGTĐ
Dạy học nhưng lơ là dạy kỹ năng sống
Chương trình học nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, không trọng dạy kỹ năng sống cho học sinh... là những ý kiến của học sinh trong buổi đối thoại "Tiếng nói của học sinh phổ thông TPHCM" diễn ra ngày 21/3.
Khô khan và nhàm chán
Em Võ Lê Tiểu My (lớp 12, trường THPT Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TPHCM) đặt câu hỏi: "Tại sao môn giáo dục công dân (GDCD) lại bắt học sinh học cả kiến thức về triết, trong khi đó, việc dạy học môn GDCD rất mơ hồ khiến chúng em khó tiếp thu? Bản chất của GDCD là giáo dục đạo đức, lối sống, vậy tại sao chúng ta không đưa về giáo dục con người mà lại đưa ra những kiến thức lý thuyết nặng nề và quy về điểm số, khiến học sinh học thuộc bài nhiều hơn là hiểu?".
Đưa ra dẫn chứng, My nói: "Tại huyện em, có rất nhiều bạn chỉ mới lớp 10 đã phải nghỉ học lấy chồng, sinh con, rồi học sinh đánh nhau... Vậy tác dụng của môn GDCD đến đâu? Ở các trường quốc tế, người ta dạy kỹ năng sống rất nhiều còn trường em thì dạy cho biết, không đọng lại gì; môn nào cũng quy ra điểm số, đạt chỉ tiêu, nên đâm ra nhàm chán?".
Em Võ Lê Tiểu My đặt câu hỏi với Sở GD-ĐT TPHCM
Còn bạn Nguyễn Kim Loan (lớp 11A2, Trường THPT Phú Nhuận) cho rằng: "Nội dung môn tin học hiện nay khá chậm so với sự phát triển của khoa học công nghệ. Cụ thể, trong tin học 11 bọn em được học Passcal trong khi phần mềm phổ biến để lập trình hiện nay là C . Vậy em xin hỏi, việc dạy và học như vậy thì khi áp dụng thực tiễn nó sẽ như thế nào? Kính mong thầy cô xem lại chương trình dạy để phù hợp với thực tế hơn".
Trong khi đó, em Thái Anh cho rằng, môn Lịch sử hiện nay khá khô khan nhưng lại chưa đầy đủ, đặc biệt là một số sự kiện sau năm 1975.
Để thu hút môn Sử, em Lý Nhật Hoàng (học sinh trường TTGDTX quận 12) góp ý: "Tại sao chúng ta không lồng ghép kiến thức lịch sử Việt Nam trong môn Anh văn, chẳng hạn như dịch các bài lịch sử Việt Nam thay vì dịch các vấn đề của thế giới, nhất là theo quy chế mới về thi tốt nghiệp, môn lịch sử đang dần bị các bạn học sinh bỏ quên. Làm như thế vừa đảm bảo học tốt môn Anh văn vừa biết thêm Lịch sử".
Trả lời các vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Chương, PGĐ Sở GD- ĐT TPHCM nói: "Nếu chương trình học nặng nề, khô khan thì trường nên chủ động giảm tải sao cho hợp lý chứ không nhất thiết phải học hết các nội dung trong sách. Về môn tin học, chúng tôi tiếp thu và ủng hộ theo ý kiến của học sinh".
"Nếu là học sinh, tôi cũng chọn như vậy"
Việc thi tốt nghiệp phổ thông có sự thay đổi khi học sinh chỉ phải thi 4 môn, trong đó có 2 môn tự chọn cũng là điểm nóng được các em học sinh đưa ra trước Sở GD- ĐT TPHCM, đặc biệt khi việc thay đổi này chỉ còn cách ngày thi tốt nghiệp chưa đầy ba tháng.
Em Lưu Yến Bình (THPT Trường Chinh) nói: "Việc thi tốt nghiệp còn 4 môn so với trước đây 6 môn và nhiều quy chế mới trong tuyển sinh liệu có làm khó học sinh trong khi kỳ thi quan trọng gần đến?". Còn bạn Nguyễn Huỳnh Duy (THPT Nguyễn Văn Linh) cho rằng, khó tránh khỏi tình trạng học lệch trong thi cử. Theo Linh: "Việc quá nhiều bạn chọn môn thi tốt nghiệp trùng với môn thi đại học, nhất là các môn của thi khối A, A1 trong khi các khối C, D giảm đi có ảnh hưởng đến cấu trúc ngành nghề xã hội sau này".
"Nếu tôi là học sinh tôi cũng chọn như vậy. Tuy nhiên với những môn không chọn để thi thì các em cũng nên học nghiêm túc thay vì chỉ đối phó" . Ông Nguyễn Hoài Chương,PGĐ Sở GD- ĐT TPHCM
Trả lời về việc thay đổi quy chế thi, ông Nguyễn Tiến Đạt, PGĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng: "Việc thay đổi quy chế thi tốt nghiệp lẽ ra phải thực hiện ngay từ đầu năm học để học sinh, thầy cô kịp chuẩn bị. Do thời điểm thay đổi cận kề thi cử khiến nhiều học sinh bỡ ngỡ, giáo viên lúng túng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nên mong học sinh thầy cô cố gắng thích nghi".
Riêng về việc lo học lệch, ông Nguyễn Hoài Chương cho rằng, việc giảm môn thi tốt nghiệp chắc chắn sẽ thuận lợi hơn, giúp giảm bớt áp lực cho học sinh. Và chuyện học sinh chỉ tập trung chọn môn thi tốt nghiệp trùng môn thi đại học cũng là điều dễ hiểu. Ông nói: "Nếu tôi là học sinh tôi cũng chọn như vậy.
Tuy nhiên với những môn không chọn để thi thì các em cũng nên học nghiêm túc thay vì chỉ đối phó. Như môn Địa lý, Lịch sử có nhiều kiến thức thiết thực với đời sống, nếu không học những môn này thì ra đời sẽ gặp khó. Bản thân tôi chuyên ngành Toán nhưng ra đời vẫn sử dụng những kiến thức phụ này là chủ yếu".
Theo TTVN
Dạy học sinh bằng tác phẩm của chính học sinh Học sinh Trường tiểu học Phú Thọ (Q.11, TP.HCM) đã học hỏi được cách vẽ tranh, cắt dán hoa, xếp mô hình, bảo vệ môi trường... thông qua những buổi tham quan, "sờ nắn" các tác phẩm của các bạn hoặc anh chị ở các khóa trên. Học sinh Trường tiểu học Phú Thọ xem mô hình cột cờ trên đảo Trường Sa...