Học sinh được chọn môn thi tốt nghiệp

Theo dõi VGT trên

Ngoài hai môn bắt buộc là toán và văn, học sinh sẽ được chọn hai trong các môn thi vật lý, hóa học, sinh học, địa lý và lịch sử. Môn ngoại ngữ trở thành môn cộng điểm khuyến khích nếu học sinh đăng ký thi.

Đó là những điểm rất mới trong dự thảo một số điều chỉnh phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT trong những năm tới, được Bộ GD&ĐT công bố và đưa ra lấy ý kiến công luận chiều 2/1. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, nếu nhận được sự đồng tình của dư luận thì phương án này sẽ được áp dụng ngay trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2014.

Xếp loại tốt nghiệp = điểm thi điểm lớp 12

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT), cho biết theo dự thảo, thí sinh sẽ chỉ phải thi bốn môn. Hai môn bắt buộc là toán và ngữ văn. Hai môn còn lại, thí sinh được chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, địa lý và lịch sử. Cũng theo đó, điểm xếp loại tốt nghiệp sẽ tính bằng điểm trung bình các bài thi và điểm trung bình cả năm lớp 12 (theo cơ cấu 50 – 50).

Thi tốt nghiệp bốn môn có tạo điều kiện cho các em học lệch để thi tốt nghiệp và sau này là thi ĐH? Thứ trưởng Hiển cho rằng Bộ khuyến khích học sinh học lệch nhưng là học lệch chính đáng. “Bộ khuyến khích các em học chuyên sâu, hướng tới phân hóa học sinh, phát huy tối đa năng lực và sở thích của bản thân theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, điểm xếp loại tốt nghiệp sẽ tính cả quá trình học lớp 12, vì vậy các em không thể học lệch được” – ông Hiển nói.

Học sinh được chọn môn thi tốt nghiệp - Hình 1

Kiểm tra phiếu báo danh trước khi vào phòng thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Ảnh: HTD

Nếu áp dụng phương án mới này ngay trong năm 2014 có đột ngột quá không? Ông Hiển cho rằng không có thay đổi gì đột ngột. “Vì đề thi vẫn nằm trong chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Cách thức thi cơ bản vẫn như những năm trước. Chỉ khác môn ngoại ngữ, ngoài thi trắc nghiệm thì có thêm phần thi viết luận. Vì vậy học sinh và phụ huynh hoàn toàn yên tâm nếu có sự thay đổi này” – ông Hiển nhấn mạnh.

Theo ông Hiển, mục đích của việc đổi mới thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh. Đồng thời, phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học.

20% đối tượng được miễn thi tốt nghiệp

Video đang HOT

Theo dự thảo đề án của Bộ GD&ĐT, ngoài các đối tượng được miễn thi theo quy chế hiện hành (người khiếm thị, người học lớp 12 được tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia, dự thi Olympic quốc tế, khu vực), học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt sẽ được miễn thi.

Ông Mai Văn Trinh cho biết thí sinh miễn thi được xếp loại tốt nghiệp dựa theo điểm trung bình cả năm lớp 12. Tỉ lệ miễn thi cho mỗi cơ sở GD&ĐT tối đa là 20%. Tỉ lệ này có thể được xem xét và điều chỉnh trong các năm tới. Sở GD&ĐT căn cứ tỉ lệ miễn thi do Bộ GD&ĐT quy định để xây dựng phương án miễn thi của địa phương mình. Tuy nhiên, thí sinh được miễn thi vẫn được quyền đăng ký dự thi tốt nghiệp theo quy định.

Về vấn đề này, ông Hiển cho rằng nhóm học sinh miễn thi là những học sinh ưu tú, học lực xuất sắc của mỗi trường, vì vậy có thi cũng chắc chắn sẽ đỗ tốt nghiệp. “Những học sinh này không nhất thiết phải thi để giảm áp lực thi cử cho các em, giảm số phòng thi, giảm công tác coi thi, giảm số lượng đề thi…” – ông Hiển phân tích.

Trả lời về lo ngại việc miễn thi sẽ dẫn đến nguy cơ “chạy điểm”, Thứ trưởng cho rằng các trường không thể làm sai được vì phải thông qua hội đồng xét miễn thi của từng trường bao gồm cả giáo viên, phụ huynh và học sinh cùng tham gia giám sát. Bộ sẽ có quy định cụ thể để đảm bảo minh bạch, khách quan và công bằng cho các thí sinh. Trường nào để xảy ra khiếu kiện, trường đó phải chịu trách nhiệm trước Bộ.

sao ngoại ngữ không là môn bắt buộc?

Theo dự thảo đề án, có hai phương án với môn ngoại ngữ được đưa ra lấy ý kiến. Theo đó, thí sinh có thể thi hoặc không thi môn ngoại ngữ. Điểm mới của thi ngoại ngữ năm nay là sẽ không phải hoàn toàn thi trắc nghiệm mà gồm cả trắc nghiệm và viết luận. Môn này chỉ nhằm mục đích cộng điểm khuyến khích cho thí sinh vào điểm xét tốt nghiệp. Phương án 2 là ngoại ngữ vẫn là một trong ba môn bắt buộc như trước đây.

Theo ông Trinh, nếu ngoại ngữ là môn bắt buộc sẽ bắt phần lớn học sinh phải học ngoại ngữ. Tuy nhiên, số môn thi tăng lên và kéo dài phương pháp thi ngoại ngữ đã lạc hậu, do đó không tác động đến việc đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết Bộ nghiêng về phương án đầu tiên, nghĩa là không bắt buộc phải thi ngoại ngữ.

Trả lời câu hỏi của báo chí vì sao môn ngoại ngữ là môn công cụ, nhất là trong quá trình hội nhập với quốc tế lại không đưa vào môn thi bắt buộc. Ông Hiển cho rằng: “Bộ luôn khuyến khích các em học ngoại ngữ, tuy nhiên cách thức thi ngoại ngữ đã quá lạc hậu. Gọi là thi ngoại ngữ nhưng chẳng phải, vì thi ngoại ngữ theo hướng “gật, lắc” không phải là thi ngoại ngữ, kéo dài cũng không có thuận lợi gì nhiều. Bỏ thi ngoại ngữ sẽ giảm áp lực cho học sinh, đảm bảo đánh giá môn ngoại ngữ thực chất hơn, tạo điều kiện để Bộ và các trường có thời gian để triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu của Đề án ngoại ngữ 2020. Tiến tới đổi mới cách thức thi, đánh giá năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)”.

Thi ngoại ngữ để cộng điểm ưu tiên

Học sinh có thể đăng ký thi môn ngoại ngữ (đề ra theo chương trình bảy năm hiện hành) để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp. Theo dự kiến, bài thi ngoại ngữ đạt 9,0 điểm trở lên được cộng 2 điểm; đạt 7,0 điểm trở lên sẽ được cộng 1,5 điểm; đạt 5,0 điểm trở lên sẽ được cộng 1 điểm.

Theo TTVN

'Ngoại ngữ sẽ là môn thi tốt nghiệp bắt buộc'

'Bộ chưa 'bắt buộc' Ngoại ngữ bây giờ vì muốn có thời gian đổi mới cách dạy, học và thi môn này' - Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết.

- Bộ Giáo dục dự định thay đổi phương án thi tốt nghiệp như thế nào, thưa ông?

- Bộ đưa ra hai phương án thay đổi thi tốt nghiệp. Phương án một, thí sinh thi 4 môn, gồm 2 môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Hai môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý và Lịch sử. Học sinh có thể đăng ký thi môn Ngoại ngữ để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp.

Phương án hai, thí sinh thi 5 môn gồm 3 môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Lý, Hóa, Sinh, Địa và Sử. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh không theo học hết chương trình hiện hành và thí sinh hệ giáo dục từ xa được lựa chọn một môn thi thay thế trong số các môn: Lý, Hóa, Sinh, Địa, Sử sao cho không trùng 2 môn tự chọn.

Các môn Toán, Văn, Địa, Sử sẽ thi tự luận, Lý, Hóa, Sinh trắc nghiệm, Ngoại ngữ có cả hai phần thi trắc nghiệm và viết luận. Thời gian làm bài thi môn Toán va Ngữ văn là 150 phút, môn Địa, Sử và Ngoại ngữ là 90 phút, môn Lý, Hóa và Sinh là 60 phút.

Ngoại ngữ sẽ là môn thi tốt nghiệp bắt buộc - Hình 1

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định Ngoại ngữ sắp tới sẽ là môn thi tốt nghiệp bắt buộc. Hiện tại Bộ không muốn đưa vào nhóm các môn bắt buộc hay tự chọn vì cách thi không đánh giá được năng lực thí sinh. Ảnh: Hoàng Thùy.

- Bộ nghiêng về phương án nào?

- Sau khi thảo luận, Bộ nghiêng về phương án một, bởi phương án hai đã lạc hậu. Nếu có sự đồng tình của dư luận thì phương án này có thể áp dụng được ngay trong năm 2014 vì thời gian từ nay đến khi thi tốt nghiệp còn dài. Bộ sẽ tiếp nhận ý kiến đến tháng 3, sau đó quyết định và ban hành quy chế. Đề thi nằm trong chuẩn kiến thức kỹ năng đã được học nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến thí sinh.

Phương án tốt nghiệp 4 môn có ưu điểm là giảm áp lực cho học sinh, đảm bảo đánh giá môn Ngoại ngữ thực chất hơn, tạo điều kiện để Bộ và các trường triển khai giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy theo đề án Ngoại ngữ 2020.

Còn phương án hai bắt buộc tất cả học sinh phải học Ngoại ngữ, số môn tăng lên và sẽ kéo dài phương pháp thi Ngoại ngữ đã lạc hậu.

- Ngoại ngữ được coi là môn rất quan trọng để nhân lực Việt Nam thành nhân lực toàn cầu, tại sao không được lựa chọn là môn thi bắt buộc hay lựa chọn mà lại là môn cộng điểm?

- Ngoại ngữ đúng là môn công cụ, là năng lực cần phải có trong thời kỳ hội nhập. Ngoại ngữ sắp tới sẽ là môn bắt buộc với học sinh đến lớp 12, đồng thời hướng tới học để biết, để giao tiếp chứ không phải để thi. Hiện nay, Ngoại ngữ thi trắc nghiệm, nôm na là thí sinh chỉ cần gật với lắc nên không kiểm tra được năng lực.

Bộ không để Ngoại ngữ là môn thi chính hay môn tự chọn vì muốn dành thời gian thực hiện đổi mới cách dạy, học và thi Ngoại ngữ theo đề án 2020 nhanh chóng đến thực chất. Nếu vẫn thi Ngoại ngữ theo cách hiện tại thì vừa không giải quyết được gì mà cả Bộ và trường đều mất thời gian. Kể cả nhà trường hiện nay dừng dạy Ngoại ngữ cũng được, cho giáo viên đi học, tập huấn theo đúng chuẩn năng lực rồi về dạy lại còn có chất lượng hơn.

- Nhiều ý kiến cho rằng, học rất nhiều môn nhưng khi thi lại bỏ qua những môn rất quan trọng như Giáo dục công dân, chỉ thi 4 môn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng học sinh học lệch?

- Tình trạng học lệch hiện vẫn có. Nhưng nếu học lệch chính đáng thì tốt đấy chứ. Học sinh học đảm bảo được mặt bằng kiến thức, sau đó dành thời gian cho lĩnh vực chuyên môn. Đây cũng là điều mà chương trình mới đang hướng tới. Tất cả các môn học đều được tham gia xét tốt nghiệp, còn thi thì chọn 2 môn sở trường kết hợp 2 môn bắt buộc. Điều này sẽ khuyến khích các em định hướng nghề nghiệp luôn.

- Nhiều người e ngại việc miễn thi cho 20% học sinh có học lực, hạnh kiểm tốt sẽ xuất hiện tiêu cực, Bộ có phương án kiểm tra, giám sát như thế nào?

- Tập thể nào cũng có một nhóm tiên tiến. Bộ quy định các trường lấy ra 20% học sinh để tuyển thẳng là xuất phát từ kinh nghiệm của những năm trước, kết quả thi tốt nghiệp có khoảng 20% tỷ lệ khá, giỏi. Những em này nếu thi thì chắc chắn đỗ nên để giảm áp lực cho các em, khâu thi cử cũng giảm được 20% phòng thi, đề thi, giám thị..., Bộ quyết định miễn thi.

Việc lựa chọn học sinh đủ tiêu chuẩn miễn thi sẽ có sự giám sát của học sinh, hội đồng giáo dục, phụ huynh... để đảm bảo những em được miễn là chính xác. Bộ cũng sẽ có thanh tra và các trường phải tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

Theo VnExpress

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người nhái phát hiện được vị trí ô tô dưới sông Đồng Nai, nạn nhân là nữNgười nhái phát hiện được vị trí ô tô dưới sông Đồng Nai, nạn nhân là nữ
22:15:16 14/12/2024
NÓNG: Đã tìm ra Quán quân Rap Việt mùa 4, không phải MANBO!NÓNG: Đã tìm ra Quán quân Rap Việt mùa 4, không phải MANBO!
23:38:56 14/12/2024
Căng nhất "Chị đẹp đạp gió": Kiều Anh nói thẳng chuyện xích mích, cách Tóc Tiên phản ứng gây bãoCăng nhất "Chị đẹp đạp gió": Kiều Anh nói thẳng chuyện xích mích, cách Tóc Tiên phản ứng gây bão
23:09:08 14/12/2024
Phạm Băng Băng tình tứ bên vị tỷ phú U90 mỗi năm hẹn hò 172 cô gáiPhạm Băng Băng tình tứ bên vị tỷ phú U90 mỗi năm hẹn hò 172 cô gái
22:37:39 14/12/2024
Concert 2 Anh Trai Chông Gai: Không nổi nhất không phải BB Trần, đánh rơi 1 thứ y chang tại concert TPHCM!Concert 2 Anh Trai Chông Gai: Không nổi nhất không phải BB Trần, đánh rơi 1 thứ y chang tại concert TPHCM!
22:23:58 14/12/2024
Cặp đôi When the Phone Rings bị tóm gọn khoảnh khắc hẹn hò, nhà trai còn có hành động đánh dấu chủ quyềnCặp đôi When the Phone Rings bị tóm gọn khoảnh khắc hẹn hò, nhà trai còn có hành động đánh dấu chủ quyền
23:24:42 14/12/2024
Kỳ Duyên: "Trấn Thành rất khó tính, tôi may mắn được đóng phim Tết"Kỳ Duyên: "Trấn Thành rất khó tính, tôi may mắn được đóng phim Tết"
22:19:43 14/12/2024
Lương chồng 30 triệu/tháng nhưng 7 năm nay không đưa cho vợ đồng nào, còn thách thức một câu khiến tôi "đứng hình"Lương chồng 30 triệu/tháng nhưng 7 năm nay không đưa cho vợ đồng nào, còn thách thức một câu khiến tôi "đứng hình"
21:57:47 14/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"

Uncat

07:46:34 15/12/2024
Trong bài phát biểu phât sóng toàn quốc, ông cam kết sẽ phục vụ đất nước đến giây phút cuối cùng , bất chấp những thách thức chính trị đang bủa vây nhiệm kỳ của mình.
Chiến thuật lạ từ lời mời Chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump

Chiến thuật lạ từ lời mời Chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump

Thế giới

07:44:43 15/12/2024
Lời mời dành cho Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho thấy ông Trump tin rằng sức mạnh cá tính của ông có thể là yếu tố quyết định trong việc tạo ra những đột phá ngoại giao.
Ngắm gấu trúc 'idol' ở trung tâm bảo tồn lớn nhất thế giới

Ngắm gấu trúc 'idol' ở trung tâm bảo tồn lớn nhất thế giới

Du lịch

07:35:32 15/12/2024
Nhiều du khách Việt đến vùng đất Tứ Xuyên, phía Tây Trung Quốc, choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên kỳ thú, cảm nhận cái rét tê người ở Cửu Trại Câu hay ngắm gấu trúc tại trung tâm bảo tồn lớn nhất thế giới.
Sao Việt 15/12: Mỹ Linh khoe ảnh trẻ đẹp, Hoa hậu Kỳ Duyên rạng rỡ bên bố mẹ

Sao Việt 15/12: Mỹ Linh khoe ảnh trẻ đẹp, Hoa hậu Kỳ Duyên rạng rỡ bên bố mẹ

Sao việt

07:15:30 15/12/2024
Mỹ Linh chia sẻ lại bức ảnh khiến khán giả khen ngợi nhan sắc, Hoa hậu Kỳ Duyên hạnh phúc nắm chặt tay bố mẹ trong buổi tiệc.
Quảng Ngãi: Nghề muối Sa Huỳnh được Công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề muối Sa Huỳnh được Công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Góc tâm tình

07:09:06 15/12/2024
Sáng 14/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 3983/QĐ-BVHTTDL công nhận Nghề thủ công truyền thống
Mỹ nam 1 năm đóng 5 phim rác, diễn dở đến mức khán giả đòi trả lại tiền

Mỹ nam 1 năm đóng 5 phim rác, diễn dở đến mức khán giả đòi trả lại tiền

Hậu trường phim

07:06:41 15/12/2024
Nam diễn viên từng là ngôi sao được yêu thích, danh tiếng cao nhưng vì cuộc sống mưu sinh, anh dần đóng phim vô tội vạ.
When the Phone Rings tập 6: Tiểu kiều thê bị đẩy xuống vực, tổng tài bất lực gào khóc

When the Phone Rings tập 6: Tiểu kiều thê bị đẩy xuống vực, tổng tài bất lực gào khóc

Phim châu á

07:03:16 15/12/2024
Sau thời gian ở ẩn để mặc hai vợ chồng Hong Hee Joo (Chae Soo Bin thủ vai) và Baek Sa Eon (Yoo Yeon Seok thủ vai) tự đấu trí lẫn nhau thì tập 6 chuyển hướng sang bước ngoặt mới.
Nam ca sĩ được cả showbiz mong chờ kết hôn cuối cùng cũng sắp cưới?

Nam ca sĩ được cả showbiz mong chờ kết hôn cuối cùng cũng sắp cưới?

Sao châu á

07:00:12 15/12/2024
CL khuyên đàn anh nên cố gắng ra ngoài nhiều hơn thì mới có thể tìm được đối tượng hẹn hò và hoàn thành kế hoạch kết hôn trước 40 tuổi.
Chàng trai Hà Nội chi 60 triệu đồng mua Labubu để trang trí cây thông Noel, CĐM xem xong liền trầm trồ: Khi người giàu chơi Giáng sinh!

Chàng trai Hà Nội chi 60 triệu đồng mua Labubu để trang trí cây thông Noel, CĐM xem xong liền trầm trồ: Khi người giàu chơi Giáng sinh!

Netizen

06:57:34 15/12/2024
Mới đây, thông tin bạn trẻ Tùng Lâm (25 tuổi, Hà Nội) chi gần 60 triệu đồng đồ chơi nghệ thuật để trang trí cây thông đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng
Trổ tài làm cơm bò viên nướng mật ong cho bữa cơm cuối tuần thêm ấm cúng

Trổ tài làm cơm bò viên nướng mật ong cho bữa cơm cuối tuần thêm ấm cúng

Ẩm thực

06:22:34 15/12/2024
Cơm bò viên nướng mật ong không chỉ ngon miệng mà còn đầy đủ dinh dưỡng, là món ăn hoàn hảo để làm phong phú thêm bữa cơm gia đình.
9 cách để làm trắng răng bị ố vàng

9 cách để làm trắng răng bị ố vàng

Làm đẹp

05:32:54 15/12/2024
Đánh răng đúng cách bao gồm chà xát bề mặt bên ngoài lên xuống, sử dụng chuyển động tròn để làm sạch bên trong răng hàm và lau nhẹ bề mặt lưỡi để giảm sự phát triển của vi khuẩn.