Thứ trưởng GD: ‘Nên thi tốt nghiệp 4 môn’
Mặc dù Bộ GD – ĐT đưa ra hai phương án thi tốt nghiệp THPT, nhưng Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lại bày tỏ quan điểm nghiêng về cách tổ chức thi 4 môn.
Trong buổi họp báo công bố dự thảo về thay đổi thi và đánh giá tốt nghiệp THPT chiều 2/1, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề này.
Phương án 4 môn thi tốt nghiệp THPT nhiều ưu điểm
- Trong hai phương án thi tốt nghiệp THPT được đưa ra trong dự thảo, Bộ GD – ĐT nghiêng về phương án nào?
- Chúng tôi nghiêng về phương án thi tốt nghiệp 4 môn. Trong đó, 2 môn bắt buộc là Văn, Toán; còn lại do thí sinh tự chọn (Vật lý, Hóa, Sinh, Địa, Lịch sử).
Ngoài ra, Ngoại ngữ chỉ là môn thi khuyến khích các em dự thi để được cộng điểm. Cụ thể, bài thi đạt 9 điểm trở lên sẽ được cộng 2 điểm; 7 điểm trở lên cộng 1,5 điểm; 5 điểm trở lên cộng 1 điểm.
Phương án này có ưu điểm là giảm áp lực cho học sinh, đảm bảo đánh giá môn Ngoại ngữ thực chất hơn, tạo điều kiện để Bộ và các trường có thời gian triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu của đề án ngoại ngữ 2020.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại buổi họp báo chiều 2/1.
- Hiện nay, giáo dục đang hướng tới đào tạo công dân toàn cầu. Để làm được điều đó, các trường phải chú trọng học ngoại ngữ. Tại sao Bộ GD – ĐT lại cho rằng môn thi này chỉ nên dùng để cộng điểm khuyến khích?
Video đang HOT
- Ngoại ngữ là công cụ rất cần thiết trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, Bộ GD – ĐT nhận thấy rằng việc kiểm tra như hiện nay không đánh giá thực chất trình độ ngoại ngữ của các em nên không cần thiết phải duy trì. Chúng tôi không coi nhẹ môn học này mà thậm chí còn khuyến khích các em học tốt vẫn có thể thi để được cộng điểm.
Sau khi áp dụng để án ngoại ngữ năm 2020, Bộ GD – ĐT sẽ thay đổi cách kiểm tra để đánh giá đầy đủ các kỹ năng của học sinh (nghe, nói, đọc, viết), thay vì chỉ chú trọng học ngữ pháp như hiện nay.
Học lệch chính đáng là điều tốt
- Bộ GD – ĐT có lo ngại nếu chỉ thi 4 môn, các em sẽ học lệch?
- Trong quy chế hiện hành, học sinh phải đạt được mức độ học lực yếu, hạnh kiểm khá vẫn được thi tốt nghiệp, nhưng thực tế cho thấy các em vẫn học lệch theo khối thi đại học.
Theo quan điểm của tôi, học lệch một cách chính đáng là điều tốt. Các em chỉ cần đảm bảo kiến thức cơ bản, còn theo ngành nghề nào thì cần chú trọng vào các môn học tương ứng. Chương trình mới của Bộ GD – ĐT sau khi tiến hành đổi mới cũng hướng tới điều đó. Nhưng các học sinh cần chú ý, điểm xếp loại tốt nghiệp THPT vẫn bao gồm tổng điểm cả năm lớp 12.
Theo quan điểm của Bộ GD – ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ nên thi 4 môn – Ảnh: Hoàng Hà.
- Cách đánh giá tốt nghiệp có sử dụng kết quả phổ thông này có đảm bảo tính khách quan, công bằng?
- Chúng tôi cho rằng việc kiểm tra đánh giá là trách nhiệm của cả giáo viên, học sinh và phụ huynh. Thay đổi này sẽ tăng cường khả năng giám sát của đồng giáo dục và xã hội. Nếu có bất cứ phản ánh tiêu cực nào, những ai làm sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm.
- Bộ GD – ĐT dựa vào đâu để đưa ra con số 20% học sinh sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT?
- Theo kinh nghiệm, hàng năm con số học sinh đủ tiêu chuẩn miễn thi tốt nghiệp THPT còn nhiều hơn 20%. Vì vậy, dự thảo này yêu cầu các trường phải làm chặt chẽ hơn khi rút xuống chỉ còn 20%. Các đối tượng thuộc diện này cũng đều là những học sinh giỏi, nếu thi cũng đỗ. Vì vậy, việc miễn thi cho các em sẽ giảm nhẹ căng thẳng và khâu tổ chức cũng đỡ tốn kém hơn.
- Bộ GD – ĐT dự định thời điểm nào sẽ áp dụng thay đổi này?
- Sau khi công bố rộng rãi để xin ý kiến của dư luận, nếu đồng tình có thể áp dụng ngay trong 2014. Tôi nghĩ rằng điều đó cũng không có gì đột ngột đối với học sinh. Thực chất, mức độ yêu cầu của đề thi vẫn không có gì thay đổi.
Theo TNO
Dự kiến thay đổi lớn: Thi tốt nghiệp còn 4 môn
Theo dự thảo Bộ GD-ĐT đưa ra, năm nay thí sinh sẽ thi 4 môn: 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn còn lại do mỗi thí sinh tự chọn trong số 5 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử.
3 thay đổi lớn
Dự thảo được đưa ra trên nội dung quan trọng từ Nghị quyết của Hội nghị TƯ 8, trong đó yêu cầu ngành GD&ĐT "Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh" và "Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học".
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Văn Chung)
Theo dự thảo này ngoài diện học sinh được miễn thi theo quy chế thi hiện hành, có thể các học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt cũng sẽ được miễn thi. Nhưng không phải tất cả những em có học bạ "đẹp" đều được miễn thi mà Bộ GD&ĐT xác định tỷ lệ miễn thi chung cho các địa phương.
Ngoài diện học sinh được miễn thi theo Quy chế thi hiện hành, Bộ GD-ĐT dự kiến miễn thi tốt nghiệp cho các học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt. Bộ GDĐT xác định tỷ lệ miễn thi chung cho các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là các Sở GDĐT). Năm 2014, tỷ lệ miễn thi chung tối đa là 20%; trong các năm sau, có thể xem xét điều chỉnh tỷ lệ này.
Học sinh được miễn thi vẫn có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp. Nếu ý tưởng này được triển khai, Bộ GD&ĐT sẽ có các quy định cụ thể nhiệm vụ của cơ sở giáo dục và các cấp quản lý nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan, công bằng cho kỳ thi.
Theo dự thảo này thí sinh sẽ thi 4 môn: 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn còn lại do mỗi thí sinh tự chọn trong số 5 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử. Học sinh có thể đăng ký thi môn Ngoại ngữ để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN); có thể là: bài thi môn Ngoại ngữ đạt 9,0 điểm trở lên được cộng 2,0 điểm; đạt 7,0 điểm trở lên được cộng 1,5 điểm; đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 1,0 điểm.
Thay đổi tích cực
Ủng hộ chủ trương đổi mới của Bộ GD-ĐT, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: "Nếu trước đây học sinh phải thi 3 môn bắt buộc thì nay giảm xuống 2. 3 môn còn lại học sinh không được chọn mà Bộ chọn thay. Nay các em cũng đã được tự chọn. Số môn thi giảm dẫn tới số ngày thi giảm. Đó là những dấu hiệu đáng mừng".
PGS Cương đề xuất môn Ngoại ngữ nên là môn tự chọn. Để khuyến khích thí sinh thi môn này vẫn sẽ có cơ chế cộng thêm điểm cho những em điểm cao. "Nếu học sinh đã thi 4 môn nhưng đăng ký thi Ngọa ngữ để cộng thêm điểm thì vẫn cần có 3 ngày thi. Nếu thành môn tự chọn sẽ đảm bảo thi 4 môn, 2 ngày".
Điều khiến PGS Cương băn khoăn là việc các trường được xác định thỉ lệ miễn thi tốt nghiệp. "Bộ cần nghiên cứu cụ thể để tránh tình trạng những em học chưa tốt chạy vào chỉ tiêu 20% này".
Còn GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng nên bổ sung môn thi Ngoại ngữ vào các môn bắt buộc. Nếu năm nay nhiều thí sinh chưa chuẩn bị kịp thì có thể áp dụng như mọi năm là các em được thi môn khác thay môn Ngoại ngữ. Các môn khác, theo GS Thuyết cũng cần được thi nhưng tổ chức rải rác trong năm học và có thể để cho các trường THPT tự tổ chức thi.nhưng
TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT DL Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho rằng: Để giảm áp lực cũng như giảm tiêu cực, nên giao cho các trường THPT xét công nhận tốt nghiệp. Sau đó nhà nước tổ chức một kỳ thi để lấy đó làm cơ sở phân loại tốt nghiệp, đồng thời các trường ĐH có cơ sở tuyển sinh.
Theo TNO
4 món bánh nóng được yêu thích nhất ở Đà Nẵng Trong tiết trời se lạnh, người Đà Nẵng rất chuộng những đĩa bánh khoái, bánh xèo, bánh cuốn, bánh căn... nóng hổi, thơm lựng và vô cùng bắt mắt. Bánh cuốn Dù không phải loại bánh gốc miền Trung nhưng bánh cuốn lại là món ăn được nhiều người Đà Nẵng ưa thích vào buổi sáng. Khác với nhiều món khác, bánh cuốn...