Tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
Thông tin từ Sở Y tế ngày 27/2, đơn vị vừa nhận được báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về một trường hợp bệnh nhân ngụ tại tỉnh nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, hiện đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ.
Hiện tại bệnh nhân vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đây là trường hợp nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại tỉnh Cà Mau, vì thế Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh này.
Giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ bằng cách hạn chế tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc đã mắc bệnh, hoặc với động vật có thể bị nhiễm bệnh. (ảnh: Internet)
Cụ thể, theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh nhân tên C.V.B, làm nghề lao động tự do, địa chỉ tại xã Định Bình, TP Cà Mau. Vào ngày 19/2 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau rát vùng quy đầu dương vật và xuất hiện vài mụn mủ nên đi khám, điều trị tại một phòng khám đa khoa tư nhân, được cho thuốc uống 3 ngày nhưng tình trạng không giảm. Sau đó xuất hiện những mụn mủ, bóng mủ đa kích thước, số lượng nhiều, rải rác ở mặt, cổ, cánh tay, bàn tay, bàn chân, cẳng chân, bìu. Bệnh nhân được hướng dẫn đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, tại đây bác sĩ khoa Da liễu thăm khám, hướng dẫn bệnh nhân lên Bệnh viện Da liễu Cần Thơ. Sau khi đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ thì được chẩn đoán nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ.
Về dịch tễ, gia đình bệnh nhân B có 5 người, cha mẹ đi nước ngoài mới về khoảng 3 ngày và 2 người em hiện đang sinh sống ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh.
Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp các đơn vị có liên quan triển khai truy vết và giám sát người tiếp xúc gần; khử khuẩn và xử lý môi trường ổ dịch khu vực nhà ở của người bệnh tại xã Định Bình, TP Cà Mau và gia đình ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh; hướng dẫn cách xử lý đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của người bệnh. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và cộng đồng chung quanh trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP HCM và sẽ có hướng xử lý tiếp theo.
Trong tình hình bệnh đậu mùa khỉ đang diễn biến phức tạp trong nước, người dân cần trang bị kiến thức để chủ động phòng, tránh. (ảnh minh họa: Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân, tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau).
Với trường hợp nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện tại tỉnh, Giám đốc Sở Y tế đã đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường công tác phối hợp truyền thông phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ tại cộng đồng bằng nhiều hình thức.
Video đang HOT
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên địa bàn; thường xuyên, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình bệnh, trong trường hợp cần thiết, khẩn trương tham mưu Sở Y tế triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
Tiến hành tổ chức tập huấn về công tác giám sát, xử lý ổ dịch bệnh đậu mùa khỉ cho các Trung tâm y tế huyện, thành phố, Trạm y tế xã, phường, thị trấn. Phối hợp chặt chẽ với hệ điều trị trong công tác phòng, chống dịch bệnh, điều tra dịch tễ và tiếp nhận vận chuyển mẫu xét nghiệm kịp thời. Đảm bảo hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch.
Các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân tổ chức tốt việc khám, phát hiện, tư vấn, điều trị, thông báo cho hệ dự phòng kịp thời phối hợp thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị bệnh đậu mùa khỉ, tổ chức công tác khám bệnh, chữa bệnh, hội chẩn, chuyển tuyến đúng theo quy định Bộ Y tế; hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng nặng.
Về cách phòng lây nhiễm, ông Nguyễn Quan Phú, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, khuyến cáo người dân các biện pháp: Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc khăn giấy dùng một lần, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ tình dục. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Hà Nội tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp mắc, nghi ngờ mắc bệnh Đậu mùa khỉ
Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc, nghi ngờ mắc bệnh Đậu mùa khỉ để kịp thời điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch phát tán, lan rộng mầm bệnh ra cộng đồng.
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 507/SYT-NVY về việc tăng cường giám sát phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ tháng 9/2023 đến nay cả nước đã ghi nhận 135 trường hợp mắc đậu mùa khỉ trong đó đã có 6 trường hợp tử vong. Bệnh ghi nhận chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tăng cường giám sát phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ
Để chủ động phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ xâm nhập và lây lan trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội theo dõi sát diễn biến tình hình bệnh Đậu mùa khỉ trên thế giới và tại Việt Nam để kịp thời tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp tình hình thực tiễn; phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát tại cảng hàng không để phát hiện những trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh Đậu mùa khỉ.
Các bệnh viện chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực trong công tác khám, tổ chức tốt phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc bệnh Đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: soyte.hanoi.gov.vn
CDC Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở điều trị ARV, Methadone trên địa bàn thành phố tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc, nghi ngờ mắc bệnh để kịp thời điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch phát tán, lan rộng mầm bệnh ra cộng đồng; phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán xác định đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Chủ động tổ chức tập huấn lại, tập huấn cập nhật về hướng dẫn giám sát, kỹ năng lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cho Trung tâm Y tế và các đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Cùng với đó, cung cấp thông tin truyền thông cho các báo, đài, các đơn vị liên quan chính xác, đầy đủ, kịp thời, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh Đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống theo khuyến cáo của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn tuyến trên. Rà soát đảm bảo đầy đủ cơ số vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng chống dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong trường hợp cần thiết.
Các Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác giám sát tại cộng đồng, các cơ sở khám chữa bệnh, phòng da liễu, các cơ sở điều trị ARV, Methadone phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, thông báo ngay cho CDC Hà Nội để phối hợp điều tra xử lý khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Phối hợp với CDC Hà Nội, tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về bệnh Đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cho cán bộ chuyên trách dịch tễ, đội cơ động phòng chống dịch.
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Ảnh minh họa từ INT
Thực hiện công tác truyền thông cho người dân về bệnh Đậu mùa khỉ
Thực hiện công tác truyền thông cho người dân về bệnh Đậu mùa khỉ để người dân hiểu được tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống; phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời không gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân. Rà soát đảm bảo đầy đủ cơ số vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo sẵn sàng triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong mọi tình huống dịch.
Các bệnh viện, khoa truyền nhiễm, phòng khám chuyên khoa da liễu, các cơ sở điều trị ARV, Methadone chủ động khám sàng lọc, khai thác kỹ tiền sử, yếu tố dịch tễ phát hiện các trường hợp nghi mắc bệnh Đậu mùa khỉ phải liên hệ ngay với Trung tâm Y tế trên địa bàn và CDC Hà Nội để phối hợp điều tra dịch tễ, thu thập bệnh phẩm và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực trong công tác khám, tổ chức tốt phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân tại các cơ sở khám, chữa bệnh, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh; thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế, không để phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cho bản thân và cộng đồng, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Hạn chế tiếp xúc gần với những người đã nghi ngờ hoặc đã xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ, hoặc với động vật có thể bị nhiễm bệnh.
Làm sạch và khử trùng môi trường có thể đã bị nhiễm virus từ người có khả năng lây nhiễm thường xuyên.
Nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đồng thời, cách ly với những người khác cho đến khi được chẩn đoán chính xác.
Người bị bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của nhân viên y tế trong chăm sóc điều trị cho bản thân, giảm thiểu các biến chứng cũng như thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng lây nhiễm. Đồng thời cần phối hợp truyền thông cho những người tiếp xúc gần với mình (đặc biệt là đã có quan hệ tình dục) để phát hiện sớm triệu chứng bệnh và ngăn chặn sự lây lan.
Hãy sử dụng bao cao su như một biện pháp phòng ngừa trong khi quan hệ tình dục trong 12 tuần sau khi bạn đã bình phục.
Bệnh nhân đậu mùa khỉ của Bình Dương có thể được ra viện vào ngày mai Nguồn tin của Báo Sức khỏe & Đời sống tại lớp tập huấn về bệnh đậu mùa khỉ ở Bình Dương được tổ chức chiều 9/10 cho biết, bệnh nhân N.K.L, được phát hiện mắc bệnh đậu mùa khỉ hôm 23/9/2023, có thể được ra viện vào ngày mai. Theo đó, bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên trong năm 2023 tên N.K.L...