Tăng cường phổ biến, hỗ trợ người dân khai báo y tế điện tử
Từ ngày 10-3, cả nước triển khai công tác khai báo y tế tự nguyện toàn dân qua cổng khai báo điện tử của ngành chức năng.
Nhiều bạn đọc cho rằng, đây là biện pháp cần thiết góp phần phòng, chống dịch Covid-19, tuy nhiên hiện nay việc khai báo điện tử đang gặp khó khăn, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi.
Người dân khai báo sức khỏe qua ứng dụng NCOVI.Ảnh: MINH KHUÊ
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã yêu cầu từ ngày 10-3, toàn dân khai báo y tế tự nguyện để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Trước đó, hệ thống khai báo y tế điện tử thuộc Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kích hoạt, sẵn sàng cho việc khai báo của người dân được nhanh chóng, thuận tiện, tránh tập trung đông người. Các thông tin khai báo cũng rất ngắn gọn, bao gồm: tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh thư/hộ chiếu, số thẻ bảo hiểm y tế, tình trạng sức khỏe (bệnh mãn tính; có hay không biểu hiện: ho, sốt, khó thở), tình trạng tiếp xúc với người có nghi mắc/mắc Covid-19; việc đi/về nhập cảnh từ vùng có dịch… Căn cứ thông tin khai báo, cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe từng người dân, kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết, nhất là những trường hợp có yếu tố nguy cơ (liên quan ca bệnh Covid-19, tiếp xúc gần, tiếp xúc với người tiếp xúc gần ca bệnh, đi về từ vùng có dịch…). Dù không bắt buộc nhưng nhiều người dân đã khai báo ngay sau khi hệ thống bắt đầu hoạt động.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo bạn đọc phản ánh, việc khai báo gặp nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi. Nằm cách trung tâm Thủ đô không xa, chỉ khoảng hơn 30 km, nhưng nhiều người dân xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín (Hà Nội) chưa biết đến việc khai báo y tế toàn dân. Anh Trịnh Đình Giang, thôn Liễu Viên (xã Nghiêm Xuyên) cho biết: “Tôi mới chỉ nghe trên ti-vi chứ chưa thấy xã triển khai. Nếu có thì cũng rất khó thực hiện vì nhiều người không có trình độ công nghệ thông tin”. Theo Chủ tịch UBND xã Nghiêm Xuyên Hoàng Xuân Hữu, hiện cả xã có hơn 6.700 người. Từ khi xuất hiện dịch Covid-19, chính quyền xã phối hợp cơ quan chuyên môn, các tổ chức, đoàn thể chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh. Công tác tuyên truyền được thực hiện ba lần/ngày trên hệ thống loa truyền thanh, cập nhật những thông tin về diễn biến dịch bệnh, phát tờ rơi hướng dẫn cách phòng tránh lây nhiễm, lập đường dây nóng. Người từ vùng dịch về đều được kiểm tra, khai báo y tế và cách ly ngay. Hiện xã Nghiêm Xuyên có ba trường hợp đang được theo dõi, cách ly tại nhà, trong đó hai trường hợp về từ Nhật Bản, một trường hợp là nhân viên Bệnh viện Hồng Ngọc, nơi bệnh nhân thứ 17 đến khám. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã Hoàng Xuân Hữu cũng cho biết: Hiện nay, chưa nắm được thông tin về khai báo y tế toàn dân. Xã mới thực hiện khai báo y tế đối với những người trở về từ vùng dịch. Nếu có chỉ đạo từ cấp trên thì việc khai báo y tế điện tử cũng rất khó thực hiện do người dân thiếu phương tiện, thiếu kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh, máy tính có kết nối in-tơ-nét.
Không chỉ xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín (Hà Nội) mà phần lớn người dân các địa phương thuộc khu vực nông thôn, miền núi chưa nắm bắt được chủ trương khai báo y tế toàn dân. Ông Nguyễn Văn Vĩ, thôn Bùi Xá, xã Tân Lễ (Hưng Hà, Thái Bình) cho biết, ông là trưởng thôn nhưng cũng chưa được phổ biến về công tác này. Bên cạnh đó, do không sử dụng điện thoại có kết nối mạng cho nên ông không thể khai báo y tế trực tuyến được. Bên cạnh đó, kỹ năng sử dụng điện thoại có kết nối mạng 3G, 4G, wifi còn ít người biết, cho nên rất cần sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía cơ quan chuyên môn.
Ngay tại nội thành Hà Nội vẫn có nhiều người gặp trở ngại khi khai báo thông tin y tế điện tử. Chị Nguyễn Thu Hiền, 46 tuổi, ở khu tập thể Quỳnh Mai, phường Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) sau một hồi loay hoay với chiếc điện thoại di động vẫn không khai báo thành công. “Tôi đã làm theo hướng dẫn là tải ứng dụng NCOVI về điện thoại nhưng làm nhiều lần vẫn không hoàn thành”. Anh Trần Văn Đức ở phố Hồng Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) phàn nàn, đã mấy lần truy cập trang web https://tokhaiyte.vn/ hoặc https://suckhoetoandan.vn/ nhưng cũng không đăng nhập được.
Để công tác khai báo y tế toàn dân được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, bên cạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, ngành chức năng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đồng thời phổ biến, hướng dẫn cách thức khai báo trên các phương tiện truyền thông, cử cán bộ cơ sở đến từng thôn, bản hỗ trợ người dân khai báo y tế.
ANH THƯ
TP.HCM gửi hướng dẫn khai báo y tế qua Zalo
Nút Khai báo y tế trên Zalo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM giúp công dân Việt Nam và khách quốc tế dễ dàng cập nhật thông tin cho nhà chức trách.
Số ca nhiễm Covid-19 được phát hiện trên địa bàn TP.HCM đã tăng gấp đôi trong 1 tuần qua với 8 ca nhiễm. Đối phó với tình hình lây lan virus, chính quyền thành phố đã yêu cầu ngưng hoạt động tất cả các rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massage, karaoke, vũ trường, sân khấu... kể từ 18h ngày 15/3-31/3.
Đồng thời, TP.HCM đã mở tài khoản Zalo cung cấp thông tin chính thống về Covid-19 và hỗ trợ người dân phòng chống dịch bệnh.
Zalo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã gửi tin nhắn hướng dẫn khai báo y tế. Việc khai báo y tế giúp người dân tiếp cận với các biện pháp chăm sóc y tế nếu thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, đồng thời giúp khoanh vùng dịch Covid-19 nhanh chóng.
Người đến từ vùng dịch hoặc từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể khai báo y tế ngay trên Zalo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM bằng cách bấm "nCoV", chọn "Khai báo y tế". Ứng dụng điện thoại sẽ dẫn đến Hệ thống quản lý tờ khai y tế của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) để người dùng thực hiện khai báo.
Zalo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM có tích hợp chức năng tra cứu cơ sở cách ly tập trung tại các quận, huyện. Dữ liệu này giúp những người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 biết, liên hệ và nhận trợ giúp y tế, đồng thời cách ly sớm ca bệnh, tránh lây lan virus ra cộng đồng.
Để tra cứu địa chỉ cách ly tập trung trên Zalo, người dùng soạn tin theo cú pháp: CSCL [Tên quận/huyện]. Kết quả tra cứu sẽ hiển thị như dưới đây.
Việc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM mở tài khoản Zalo và thông tin về dịch bệnh Covid-19 nhằm cung cấp dữ liệu chính xác đến với từng người dân thành phố. Qua đó, phối hợp cùng với ngành y tế kiểm soát các ca bệnh và kịp thời cách ly người nhiễm virus, bảo vệ cộng đồng.
Theo Zing
Ứng dụng khai báo y tế điện tử NCOVI lọt top tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam Ứng dụng khai báo sức khỏe tự nguyện NCOVI đã lọt vào top 10 ứng dụng được tìm kiếm nhiều nhất trên cả 2 kho ứng dụng iOS và Android. Sau 1 tuần triển khai, ứng dụng NCOVI được đông đảo người sử dụng đón nhận. Hiện, NCOVI đang đứng đầu danh sách ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất trên...